Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khách sạn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN INDOCHINA II (Trang 53 - 56)

SẠN INDOCHINA

3.2.5: Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khách sạn

* Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn:

- Định kỳ tổ chức hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng cho nhân viên.

- Khách sạn cần xây dựng chương trình đào tạo và phát triển:

+ Xác định nhu cầu đào tạo: căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược phát triển của khách sạn trong thời gian tới cũng như sau này để xác định số lượng, chất lượng cần đào tạo

+ Mục tiêu đào tạo: nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong ngắn hạn hay dài hạn nhằm phục vụ cho sự phát triển của khách sạn.

+ Lựa chọn đối tượng cần đào tạo: mỗi giai đoạn, thời kỳ kinh doanh khách sạn có các mục tiêu và chiến lược phát triển khác nhau, cần xác định rõ ai là người cần được đào tạo, bộ phận nào cần được đào tạo để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của khách sạn trong giai đoạn đó.

+ Lựa chọn phương pháp đào tạo: tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, các yếu tố sẵn có tại khách sạn mà lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo.

+ Dự tính các chi phí cho đào tạo.

Trước khi thực hiện chương trình đào tạo cần tính toán, dự tính các chi phí cho quá trình đào tạo từ đó có các quỹ phục vụ cho các công tác đào tạo nhân lực của khách sạn.

+ Lựa chọn và đào tạo người hướng dẫn.

Cần lựa chọn người có tình độ chuyên môn giỏi, có khả truyền đạt để hướng dẫn và chỉ bảo cho những người khác.

Với những người có trình độ chuyên môn nhưng thiếu kinh nghiêmk giảng dạy cần cho họ tham gia lớp nâng cao nghiệp vụ sư phạm để có thể trở thành người hướng dẫn thường xuyên làm công tác đào tạo cho nhân viên khách sạn.

+ Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.

Các chương trình đào tạo là cần thiết nhưng không phải chương trình đào tạo nào cũng mang lại hiệu quả. Sau mỗi chương trình đào tạo cần có hoạt động đánh giá kết quả của chương trình đào tạo để có thể rút kinh nghiệm, phát hiện các ưu điểm và nhược điểm của nó để khắc phục nâng cao hiệu quả cho các lần đào tạo tiếp theo.

Với các nguồn lực hiện tại của khách sạn Indochina II nên thực hiện phương pháp đào tạo trong công việc.

- Kèm cặp và chỉ bảo trực tiếp tại nơi làm việc. - Chỉ dẫn công việc.

- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: hoạt động này chủ yếu áp dụng cho các vị trí quản lý, trưởng bộ phận nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm

làm việc tại các lĩnh vực khác nhau trong khách sạn qua đó giúp họ có khả năng thực hiện được nhưng công việc cao hơn trong tương lai.

* Ưu điểm của phương pháp này:

- Mang lại sự chuyển biến gần như tức thời trong kiến thức và kỹ năng thực hành, mất ít thời gian đào tạo.

- Nhân viên mới vừa học việc vừa cùng làm việc với các đồng nghiệp trong tương lai của họ.

- Có ý nghĩa thiết thực trong công việc.

* Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm:

- Nhân viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người hướng dẫn họ.

- Người hướng dẫn thiếu kinh nghiệm giảng dạy. - Quy trình đào tạo chưa chặt chẽ.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo khách sạn cần kết hợp với các phương pháp đào tạo ngoài công việc để có được hiệu quả đào tạo tốt nhất:

- Tổ chức chương trình đào tạo liên kết với các khách sạn khác để tiết kiệm chi phí đào tạo, có cơ hội học tập từ các khách sạn có quy mô lớn hơn.

- Tham gia các lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp để có thể tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, nhanh chóng nắm bắt các quy trình công nghệ mới trên thế giới.

* Phát triển nguồn nhân lực của khách sạn:

- Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia các cuộc thi tay nghề nhằm tạo sự thành thạểntong thực hiện công việc cho nhân viên, phát huy năng lực nhân viên qua đó khách sạn bổ sung các thông tin về nhân viên phục vụ cho các quyết định nhân sự sau này.

- Tạo cơ hội thăng tiến, nâng cao trách nhiệm trong công việc cho nhân viên, để nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện các công việc cần trình độ chuyên môn, kiến thức sâu rộng hơn hay kiêm nhiệm thêm các công việc khác trong khả năng của họ.

- Có các chính sách khuyến khích nhân viên có tinh thần sáng tạo, phát huy năng lực bản thân đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn.

- Cử nhân viên đi học tại các trường lớp, liên kết đào tạo cùng các doanh nghiệp khác để vùa có thể thu được kiến thức có hệ thống vừa có thể học hỏi kinh nghiệm, những cái mới của các khách sạn khác.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN INDOCHINA II (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w