Kĩ năng viết bài.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài lựa CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy CHUYÊN đề QUAN hệ QUỐC tế GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 1939 (Trang 29 - 30)

Bài thi là sản phẩm của sự kết hợp giữa những kiến thức thầy cô giáo truyền đạt trên lớp với tư duy, cách trình bày của học sinh. Không có khuôn mẫu sẵn cho từng bài làm, tuy nhiên, một bài làm tốt ngoài việc xác định đúng trọng tâm của đề cần phải đảm bảo một số điểm sau:

-Thứ nhất, ngôn ngữ sử dụng trong bài làm phải trong sáng, không cầu kì, không dùng những thuật ngữ không phổ biến, tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bài làm phải thủ tiêu hết những ngôn ngữ mang tính hình ảnh. Ngôn ngữ có hính ảnh sẽ làm cho bài biết thêm “mượt”, tạo cảm hứng cho người đọc song ngôn ngữ hình ảnh ở đây không mờ ảo, nghệ thuật, bay bổng như trong văn chương mà nó phải gợi lên được sự liên hệ, làm sáng tỏ được bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ, nói về sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và khả năng đoàn kết chiến đấu của cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có thể dùng hình ảnh “con đĩa hai vòi” từ đó cho thấy hai phong trào cách mạng có kẻ thù chung.

-Thứ hai, một bài làm của học sinh giỏi quốc gia muốn được đánh giá cao thì không chỉ dừng lại ở việc trình bày đầy đủ, chính xác các kiến thức mà còn phải biết lập luận sắc sảo, phân tích logic, dễ thuyết phục làm sáng tỏ mọi vấn đề trong bài viết. Kiến thức là phần chung, mang tính phổ biến nên đa số các học sinh đều nắm vững nhưng lập luận logic, phân tích sâu sắc lại phụ thuộc vào tư duy của học sinh và không phải học sinh nào cũng có khả năng ấy. Trong quá trình kết hợp kiến thức cơ bản và lập luận vào bài làm cần lưu Italia hai điểm: một là, tránh tình trạng sa vào những kiến thức chi tiết, vụn vặt, viết nhiều, viết hết những kiến thức mình nhớ, điều này sẽ làm mờ nhạt những luận điểm lớn trong bài và sẽ tạo nên sự mất cân đối giữa các phần vì sẽ có phần nhớ ít, sẽ có phần nhớ nhiều. Thông thường, một bài thi học sinh giỏi quốc gia thường yêu cầu học sinh vận dụng khả năng tổng hợp, chọn lọc kiến thức chứ không yêu cầu học sinh tái hiện lại những sự kiện chi tiết; hai là, tránh trường hợp sa vào lập luận mà thiếu kiến thức cơ bản, điểu này sẽ làm cho bài làm giống như một bài lí thuyết suông, không có dẫn chứng để chứng minh nên không thuyết phục được người đọc.

-Thứ ba, trong quá trình làm bài cần mở rộng để liên hệ, đối chiếu các sự kiện. Ví dụ khi trình bày sách lược của Quốc tế cộng sản trước sự thay đổi trong quan hệ quốc tế giai đoạn 1933-1939, học sinh cần liên hệ tới cách mạng Việt Nam-những thay đổi về sách lược đấu tranh cho phù hợp với tình tình mới giai đoạn 1936-1939.

-Thứ tư, trình bày bài làm phải rõ ràng để người chấm dễ thấy được bố cục và những luận điểm lớn. Thông thường 3 phần mở bài, thân bài, kết bài được tách biệt nhau rõ ràng; trong phần thân bài cứ mỗi luận điểm được triển khai thành một đoạn văn, đoạn văn này thường viết theo lối diễn dịch. Học sinh cũng cần chú Italia chữ viết phải rõ ràng, đúng chính tả, câu văn phải đúng ng ữ pháp tránh những câu văn quá dài, lan man, không rõ Italia hay việc chấm câu tùy tiện. Khi trích dẫn phải chính xác và sử dụng dấu “”, nếu không nhớ chính xác thì phải diễn đạt đúng Italia chính của đoạn trích dẫn ấy.

KẾT LUẬN

Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc bồi dưỡng cho học sinh chuyên đề “quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)”. Do nhiều yếu tố nên việc xây dựng chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, vì vậy rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài lựa CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy CHUYÊN đề QUAN hệ QUỐC tế GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919 1939 (Trang 29 - 30)