HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ.
2.1.3. Nội dung hợp đồng mua bán quốc tế.
Bố cục của bản hợp đồng thường được trình bày như sau: a.Tên hoặc số hiệu của hợp đồng.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán lạc nhân.
b. Ngày tháng năm
Địa điểm ký hợp đồng ( có trường hợp ghi mục này ở cuối hợp đồng)
c. Mởđầu.
+ Cơ sở ký kết hợp đồng (có thể căn cứ hiệp định, điều ước, ...)
+ Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký hợp đồng ( tên đày đủ và tên giao dịch) + Tên và chức vụ người đại diện.
+ Ngân hàng và tài khoản ( mục này có trường hợp không nên ghi, nếu khả năng về tài chính kém thì sẽ bất lợi vì làm giảm độ tin cậy của phía đối tác).
+ Những định nghĩa dùng trong hợp đồng.
d. Các điều khoản và điều kiện.(nội dung).
+ Điều khoản chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản không thể thiếu được, nếu thiếu có thể dẫn đến những tranh chấp khó giải quyết trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Các điều khoản tăng thêm sự ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng: Đây là những điều khoản các bên tham gia hợp đồng có thể đưa vào có thể không đưa vào hợp đồng cũng không ảnh hưởng tới hiệu lực hợp đồng. Những điều khoản này tuy không bắt buộc nhưng cũng không được trái với luật, và có thể vân dụng theo luật hoặc theo các hợp đồng đã ký trước nếu trước đó các bên đối tác đã có quan hệ giao dịch hợp đồng với nhau.
e. Chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký hoặc dấu nếu có.( dấu cơ quan xác nhận tư cách người ký)
Trường hợp hợp đồng fax thì cơ quan phải đóng dấu treo và ký ở góc thì hợp đồng mới có giá trị làm thủ tục Hải quan.
Về nội dung hợp đồng, hiện nay có hai quan điểm.
+ Càng kỹ càng tốt.
+ Càng ngắn càng tốt _ quan điểm này những người có ý làm các hợp đồng giả hoặc định gian lận thương mại thường hay làm.