PHẦN 3:XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG TƯƠNG LA

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai (Trang 36 - 39)

LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG TƯƠNG LAI

3.1. Xu hướng phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế

Tăng tỷ lệ thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tao hoặc ở trình độ cao ngày càng tăng, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nguồn nhân lực. Thể hiện rõ nhất là lao động được thu hút vào các khu chế xuất, các khu công nghiệp và các nghành công nghiệp mũi nhọn, lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp( năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo tối thiểu đạt 20%, trong đó cao đẳng, đại học trở lên là 3%, THCN 6% và CNKT 11%.

Vấn đề nguồn nhân lực cung ứng cho các nghành công nghiệp đòi hỏi lao động kỹ thuật cao, đặc biệt là các nghành công nghiệp tri thức hay còn gọi là nghành công nghiệp sáng tạo, gồm mỹ thuật, thiết kế, và truyền thông. Những nghành công nghiệp này được xếp vào hàng những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở các quốc gia phát triển và đang chiếm hơn 7% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, dự kiến sẽ tăng với tỷ lệ trung bình 10%/năm

Xu hướng vận động chung của NNL nước ta trong quá trình CNH- HĐH ở phạm vi cả nước cũng như ở khu vực thành thị, nông thôn là giảm dần quy mô lao đông không có kỹ năng(lao động phổ thông). Đồng thời lao động có kỹ năng tăng lên trong các ngành, khu vực kinh tế. Thực tế, trên phạm vi cả nước, lao động không có CMKT đã giảm xuống từ 87,7% năm 1996 xuống 77,5 % năm 2004, ở khu vực thành thị, nông thôn cũng có biểu hiện tương tự.

Đối với cơ cấu lao động cả nước theo cấp trình độ chuyên môn: theo kinh nghiệm của các nước phát triển( Hàn Quốc, Malaixia..) cơ cấu trên cần được khắc phục theo hướng tiến tới là 1: 4: 10. Để khắc phục sự bất hợp lý này, Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện các giải pháp tích cực tăng tốc đào tạo công nhân kỹ thuật, điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu của

Thị trường lao động “cao cấp” VN đang có sự gia tăng nhanh chóng lao động có trình độ CM- KT cao, các loại giám đốc, chuyên gia trên mọi lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, nhân sự…

Trong quý 3-2006 nhu cầu lao động đăng ký tại Vietnam work.com là 6.163 người, số ứng viên đăng ký tuyển dụng tăng 110%. Tất cả các ngành nghề có nhu cầu cao thì cũng tăng vọt, nhiều nhất là hành chính - thư ký- kế toán - tài chính…

Theo dự đoán của các nhà phân tích kinh tế nước ngoài, số lượng các ứng viên người nước ngoài tham gia vào thị trường lao động Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới và có thể có sự rối loạn cho sản xuất kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ trong nước vì “mất” nhân lực chất lượng cao ở những vị trí trọng yếu. Tham gia vào WTO tạo ra khả năng di chuyển dễ dàng hơn của lao động VN trên thị trường lao động quốc tế, do đó có tác động thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động, nhất là sang các nước thành viên WTO như: Mỹ, Canada, các nước Châu âu..

3.2. Giari pháp cho những tồn động

3.2.1 Doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn về nhân lực.

Nó được thể hiện trong việc phát triển nghề nghiệp cho người lao động, có chiến lược đào tạo về kỹ năng, cần phải chủ động tạo nhân lực cao cấp từ nguồn nhân lực của mình. Ban đầu việc thiếu đào tạo bài bản, ít kinh nghiệm cọ xát là không tránh khỏi nhưng doanh nghiệp phải biết lọc ra những cá nhân có tố chất phù hợp với hoạt động và chính sách DN mình. Sau đó, tiến hành đưa nguồn nhân lực tiềm năng này đi tham gia nhiều khoá học đào tạo ngắn hạn. Các nhân lực cao cấp sẽ phải được đào tạo toàn diện theo các môn học cơ bản, cần có trong bất cứ chương trình MBA cấp tiến nào như: khả năng lãnh đạo, quản trị NNL, marketing, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ..Từ đó, mặt bằng chung về trình độ nhân lực cao cấp của các DN sẽ được cải thiển từng bước và quan trọng là không gây ngắt đoạn quá trình kinh doanh của DN. Khi không tuyển dụng được người giỏi, DN nên sử dụng tư vấn để cứu lấy

mình. Sử dụng “tư vấn là lấy túi khôn” của thiên hạ thành nguồn lực nhằm phát triển công ty mình. Có thể tìm kiếm nhân lực nước ngoài để nâng cấp đội ngũ nhân viên và sử dụng họ, đón tri thức thế giới, trong đó chất xám Việt kiều là nguồn vô cùng quan trọng.

3.2.2. Về chính sách lương bổng

DN cố gắng làm sao có chính sách lương bổng hợp lý và cạnh tranh(ít nhất là vi trí chủ chốt). Cuối cùng môi trường làm việc người lao động cảm thấy được tôn trọng, được tham gia vào quá trình ra quyết định của DN và có cơ hội phát triển toàn diện.

Do nhấn mạnh đến mấu chốt quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, chất lượng cao là sự hiệp lực từ nhà đào tạo- người sử dụng lao động- người lao động. Cả “ba nhà” này đều phải hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực cao cấp, đạt chuẩn “Pro”-( chuyên nghiệp), đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá của thị trường lao động. Theo đó nhà đào tạo phải cung ứng cho xã hội sản phẩm nhân lực đạt chuẩn và được doanh nghiệp. DN cũng phải chủ động đặt hàng nhà đào tạo, tạo điều kiện hỗ trợ người lao động thực hành, nâng cao kỹ năng tay nghề. Người lao động phải thay đổi tư duy vươn tới chuẩn “Pro” bằng cách năng cao kỹ năng, kiến thức, nghề nghiệp, tác phong làm việc để cùng hội nhập với DN. Ngoài ra để thu hút nhân tài, ngoài việc “trải thảm đỏ”để mời gọi nhân viên giỏi, người biết làm việc, các DN nên có chiến thuật giữ chân nhân viên của mình.

C- KẾT LUẬN

Đại hội IX tập trung vào vấn đề tăng trưởng chất lượng nguồn nhân lực, mà đặc biệt coi trọng phát triển nhanh NNLCLC- tức là đề cập trực tiếp đến bộ phận tinh tuý nhất của nguồn lực con người- để tạo ra sức mạnh đột phá, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong những thập niên tới. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao” được sử dụng trong văn kiện Đảng, nó thể hiện một bước phát triển mới trong nhận thức của toàn Đảng và toàn dân ta, đồng thời cũng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong thời đại KH- CN và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mỗi quốc gia đều cần có NNLCLC để có đủ khả năng áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ và tận dụng được các nguồn nhân lực vật chất khác trong xã hội.

Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào thực trạng nguồn nhân lực, trọng tâm là NNLCLC - nhìn tổng thể bức tranh chung về lao NNLCLC vừa thiếu số lượng và yếu về chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn phát triển, là rào cản, là thách thức lớn đối với nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, đào tạo NNLCLC để tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực là yếu tố nội sinh và động lực to lớn để phát triển đất nước. Từ thực tế, để đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về nhân lực trong tiến trình hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của LLLĐ trên thị trường lao động khu vực và quốc tế, Nhà nước cần đề ra một chiến lược quốc gia mang tính cấp bách, lâu dài về đào tạo và phát triển NNL nói chung, trong đó phải chú trọng đến đào tạo NNLCLC hướng tới xây dựng trong thời kì phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w