GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN

Một phần của tài liệu GIAO án HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp 6 (Trang 38 - 51)

II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/ Nội dung:

GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN

I.YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử , truyền thống vẻ vang của đoàn -Tự hào và tin yêu đoàn, yêu mến các anh chị đoàn viên

-Học tập, rèn luyện theo các gương sáng đoàn viên. II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/Nội dung:

-Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc. -Các gương sáng đoàn viên trong học tập, lao động, biết vượt khó vươn lên

-Các gương sáng đoàn viên trong trường và ở địa phương -Các gương đoàn viên qua các bài thơ, bài hát…..

2/Hình thức hoạt động:

-Thi kể chuyện gương sáng đoàn viên giữa các tổ bằng các hình thức đa dạng phong phú như đọc thơ, hát, kể những chuyện đọc trong sách, báo hay những chuyện có thật trong thực tiễn mà em biết. III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1/Về phương tiện hoạt động: GVCN:

-Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu về các gương sáng đoàn viên trong đấu tranh cách mạng và các gương sáng đoàn viên trong học tập, sản xuất, trong các phong trào tình nguyện hiện nay cả trong và ngoài nhà trường, xã hội… trong sách báo, thơ ca, tranh ảnh…

-Xây dựng các câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu và kể chuyện gương sáng đoàn viên.

-Đề nghị cán sự văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong quá trình hoạt động ( các bài hát ca ngợi đoàn và gương sáng đoàn viên)

GVCN:

-Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu cho hoạt động

-Phân công cho HS chuẩn bị các công việc cần thiết : phiếu để bốc thăm, hộp phiếu, phần thưởng, trang trí…

-Cử người dẫn chương trình hoạt động -Cử ban giám khảo chấm điểm

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

TG NGƯỜI THỰC HIỆN NỘI DUNG

Tập thể

Người điều khiển

Người điều khiển Học sinh

BGK

Người điều khiển Giáo viên chủ nhiệm Người điều khiển

1/Hoạt động 1: Mở đầu

-Hát tập thể

Tiến lên đoàn viên

Nhạc và lời: Phạm Tuyên

Đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng bừng Đây thời niên thiếu hát ca vang lừng Khăn quàng đỏ tươi em đeo em mến yêu Quyết tâm luyện rèn cho mình càng tiến thêm. Khi còn niên thiếu luôn luôn gắng nghe lời Mai này khôn lớn tiến lên dựng đời

Hoà bình tự do tay ta xây đắp nên

Khắp nơi vang lừng tiếng kèn gọi tiến lên ĐK: Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày Xứng cháu Bác Hồ dựng xây nước sau này Tiến lên đoàn viên theo Đảng tiền phong Bước theo lá cờ nhuộm màu đấu tranh

-Người dẫn chương trình nêu lí do, nội dung, hình thức hoạt động

-Giới thiệu ban giám khảo

2/Hoạt động 2: Cuộc thi

-Người dẫn chương trình mời các tổ lên bốc thăm, tổ có tín hiệu trước sẽ cử đại diện lên bốc thăm trước

-Học sinh lên bốc thăm sẽ nói to mình bốc được phiếu số mấy, người dẫn chương trình đọc câu hỏi, học sinh giải đáp -Ban giám khảo chấm điểm

-Học sinh nào không ứng đáp được hoặc ứng đáp sai sẽ không có điểm . Câu trả lời đó sẽ chuyển đổi tổ khác

V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Người dẫn chương trình:

-Công bố kết quả cuộc thi, biểu dương và phát thưởng -Nhận xét tinh thần thái độ tham gia cuộc thi của các tổ -Tuyên bố kết thúc hoạt động.

Ngày 21 tháng 3 năm 2008

Hoạt động tư:

Chuẩn bị tham gia hội trại 26 – 3

Giúp học sinh:

-Hiểu được nội dung ý nghĩa của hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức

-Ung hộ hoạt động hội trại, có ý thức và tinh thần trách nhiệm sẵn sàng tham gia -Tích cực thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị hội trại

II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/Nội dung:

-Các nội dung, nhiệm vụ lớp được giao để tham gia hội trại như: hình thức dựng trại, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao…

-Kế hoạch cguẩn bị của lớp 2/Hình thức hoạt động:

-Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Về phương tiện hoạt động: GVCN:

-Có trong tay bản nội dung, kế hoạch tổ chức hội trại 26 – 3 của nhà trường, trong đó có các nội dung, nhiệm vụ nhà trường yêu cầu lớp phải thực hiện

-Chuẩn bị các câu hỏi để lớp thảo luận +Bạn hiểu ý nghĩa của hội trại 26 – 3 là gì? +Theo bạn, nên đặt tên gì cho trại của bạn? 2/Về cách thức tổ chức hoạt động:

GVCN:

-Thông báo cho cả lớp về mục đích yêu cầu tham gia hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức , kế hoạch tổ chức hoạt động” chuẩn bị tham gia hội trại” của lớp.

-Giao cho lớp trưởng và chi đội trưởng điều khiển lớp thảo luận kế hoạch chuẩn bị và phân công thực hiện.

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

TG NGƯỜI THỰC HIỆN NỘI DUNG

Tập thể

Người điều khiển Học sinh

1/Hoạt động 1: Mở đầu -Hát tập thể

Cùng nhau ta đi lên Nhạc và lời : Phong Nhã

Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai, quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà. Tiến quyết tiến hướng quốc kì thắm tươi, anh em ta yêu tổ quốc suốt đời. Cùng yêu nhân dân yêu chuộng lao động tăng gia, thi đua học hành ngày một tiến xa.

Ngày mai anh em ta khôn lớn trở nên bao thanh niên quyết chí giữ vững dân chủ hoà bình. Ngày nay anh em ta gắng sức học hành tập rèn quyết trở nên thanh niên anh dũng sau này. Bước dấn bước gió tung bay tóc xanh, ta noi gương đời tranh đấu Bác Hồ. Phục vụ nhân dân xây dựng xã hội tương lai, nêu cao quốc kì rực trong nắng tươi.

-Thảo luận, xây dựng kế hoạch chuẩn bị

+Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận +Học sinh phát biểu ý kiến

+Thư ký lớp ghi biên bản thảo luận

Người điều khiển

Người điều khiển

luận đã được biểu quyết chính là nội dung của bản kế hoạch tham gia hội trại 26 – 3 của lớp đã được lớp nhất trí xây dựng.

2/Hoạt động 2: Phân công thực hiện

-Trên cơ sở nội dung chuẩn bị liều trại và nội dung tham gia hoạt động trại, người điều khiển phân công các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân học sinh để chuẩn bị tập luyện. -Người điều khiển qui định rõ thời gian thực hiện cho các đối tượng được phân công.

4.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:

-Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.

Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm 1.HS tự đánh giá : Tốt : Khá : TBình : Yếu : 2.Tổ HS tự đánh giá , xếp loại : Tốt : Khá : TBình : Yếu : 3.GVCN đánh giá ,xếp loại : Tốt : Khá : TBình : Yếu :

Chủ điểm tháng 4:

Hoà bình và hữu nghị I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

-Hiểu hòa bình và hữu nghị là một vấn đề cấp thiết cho nhân loại hiện nay để nhằm phát triển một xã hội bền vững.

-Tôn trọng lịch sự khi giao tiếp, thể hiện cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày để có được bầu không khí hòa bình và thân thiện. Trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc mình cũng như của nhân loại.

-Rèn luyện các kĩ năng ứng xử và giao tiếp có văn hóa trong đời sống hàng ngày. II.GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM:

1.Tuần thứ nhất:

-Sưu tập tư liệu về đất nước và con người của các dân tộc Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực (nét đẹp văn hóa, trang phục, phong tục tập quán, thành tựu kinh tế) và những tư liệu về thiếu nhi nước bạn.

-Thực hiện chủ đề hoạt động “ Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta“ 2.Tuần thứ hai:

-Chuẩn bị cho “Hội vui học tập” nhằm thiết thực phục vụ cho ôn tập thi cuối năm (cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị, phối hợp cùng giáo viên một vài môn học)

-Thực hiện chủ đề hoạt động “Cuộc gặp gỡ hữu nghị” 3.Tuần thứ ba:

-Sưu tầm những nét đẹp về quê hương đất nước. -Tổ chức “Hội vui học tập”

4.Tuần thứ tư:

-Sinh hoạt theo chủ đề “Vẻ đẹp của quê hương đất nước” -Đánh giá kết quả hoạt động cho chủ điểm.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN:1

Hoạt động: THIẾU NHI CÁC NƯỚC LÀ BẠN CỦA CHÚNG TA. I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:

-Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi giải trí của một thiếu nhi một số nước, đặc biệt là trong khu vực.

-Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

-Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và của địa phương. II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

1.Nội dung:

-Ý nghĩa của chủ đề là “Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta”

-Vài nét về cuộc sống học tập, vui chơi, sinh hoạt của thiếu nhi một số nước trong khu vực. 2.Hình thức hoạt động:

-Thi tìm hiểu về cuộc sông thiếu nhi các nước. -Văn nghệ xen kẽ.

III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1.Về phương tiện hoạt động:

-Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về thiếu nhi một số nước trong khu vực như : Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

-Một số câu chuyện, điệu múa , bài hát của các nước bạn mà HS biết. 2.Về tổ chức:

GVCN:

-Định hướng cho HS về yêu cầu và nội dung của hoạt động để các em chuẩn bị

-Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh , bài hát, câu chuyện về thiếu nhi các nước qua sách báo, ….

-Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Học sinh:

-Từng tổ đôn đốc các thành viên tích cực sưu tâm

-Thống nhất chương trình hoạt động, cử người điều khiển chương trình, cử ban giám khảo -Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ

-Chuẩn bị trang trí lớp

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1/Hoạt động1: Mở đầu

-Hát tập thể:

Thiếu nhi thế giới liên hoan Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước

Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn Biên giới sâu khôn ngăn mối dây thân tình Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan của đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình Vàng đen trắng nước da không chia tấm lòng Cơn chiến chinh khôn ngăn chúng ta trao tình Cùm hoặc gông khôn ngăn đoàn ta ước mong một ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thái bình. ĐK: Vui liên hoan thiếu nhi thế giới

Ta ca hát vang lên niềm vui

Ca vang lên ca lên tay nắm tay qua biển núi Trong tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời Vang khúc ca yêu đời.

-Người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động, mời ban giám khảo lên làm việc 2/Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả sưu tầm

-Mời lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình. Cách trình bày phụ thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi tổ

Yêu cầu : trình bày to, rõ ràng, nêu được nội dung mà tổ đã xây dựng qua kết quả sưu tầm. -Các HS trong lớp nêu ý kiến, nhận xét về kết quả sưu tầm của các tổ

-Ban giám khảo hỏi thêm, đánh giá và cho điểm -Công bố điểm cho toàn lớp (BGK)

3/Hoạt động 3 :Vui văn nghệ

-Cán sự văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước. -Các HS lên trình diến các tiến mục văn nghệ

V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG :

-Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi trình bày của từng tổ và phát thưởng

-GVCN phát biểu ý kiến, động viên HS về những kết quả hoạt động mà các em đã đạt được. -Người điều khiển đánh giá chung về những thu hoạch của buổi hoạt động.

Hoạt động tuần thứ hai : Cuộc gặp gỡ hữu nghị I.YÊU CẦU GIÁO DỤC :

-HS có những hiểu bết về truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như của một vài nước khác (di sản văn hoá,...)

-HS có tình cảm chân thành, có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể

-HS biết học tập và có hành vi đẹp thể hiện những nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc. II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :

1/Nội dung :

-Những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình và của các dân tộc khác thông qua tranh ảnh sách báo.

-Những hiểu biết về mặt xã hội như : tên nước, quốc kì, thủu đô của các nước bạn. 2/Hình thức hoạt động :

-Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về nước bạn

-Tổ chức trình diễn trang phục của một vài nước bạn trong khu vực -Trò chơi hỏi đáp về di sản văn hoá

-Vui múa hát.

III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1/Về phương tiện hoạt động :

-Tiếp tục sử dụng những kết quả sưu tầm được ở hoạt động tuần trước

-Chuẩn bị thông tin số liệu chủ yếu về một số nước nhất định (đã chọn trước) -Chuẩn bị những bộ trang phục các nước đã chọn

-Gợi ý một số câu hỏi cho trò chơi hỏi đáp (di sản văn hoá)

-Chuẩn bị một vài bài hát ,bài thơ hay điệu múa có liên quan đến nội dung của hoạt động. 2/Về tổ chức :

GVCN :

-Phát động HS tham gia sưu tầm tư liệu một số nước trong khu vực -Chuẩn bị lời giới thiệu về từng nước bạn

Học sinh :

-Từng tổ phân công sưu tầm tư liệu -Cán bộ đôn đốc kiểm tra sự chuẩn bị

-HS luyện tập các bài hát múa để tham gia -Cử người điều khiển chương trình

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1/Hoạt động 1 : Mở đầu

-Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu chương trình hoạt động và mời GVCN làm cố vấn cho hoạt động

2/Hoạt động 2 : Giới thiệu kết quả sưu tầm

-Người điều khiển nêu yêu cầu và qui định thời gian trình bày của từng tổ là 2 phút. Yêu cầu khi trình bày phải nói to, rõ ràng, phải hướng về các bạn phía dưới mà giới thiệu để ai cũng được nghe và cũng được dịp để rèn luyện khi nói trước đông người

-Đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm của tổ mình

-Sau khi các tổ đã trình bày xong, người điều khiển mờid GVCN đánh giá ngắn gọn về kết quả đạt được của các tổ.

3/Hoạt động 3 : Trình diễn trang phục các nước

-Người điều khiển mời từng cặp học sinh trong trang phục các nước lên trình diễn trước lớp. Mỗi nước sẽ có một lời giới thiệu do một người đọc khi cặp học sinh mặc trang phục nước đó đi một vòng quanh lớp.

Cả lớp cùng vỗ tay cổ vũkhi từng cặp học sinh đi một vòng trước mọi người

-Khi hết lượt cặp học sinh mặc trang phục Việt Nam bước ra mời những cặp học sinh mặc trang phục của các nước bạn cùng nhau nhảy múatheo nhịp bài hát « Trái đất này là của chúng mình » -Cả lớp vỗ tay động viên và cùng hát theo.

4/Hoạt động 4 : Trò chơi hỏi đáp -Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4-5 em

-Mỗi đội cử ra một đội trưởng, khi bắt đầu có lệnh bắt đầu chơi, đội trưởng mỗi đội cùng lên bốc thăm xem đội nào là đội đặt câu hỏi, còn đội còn lại thì trả lời

-Đội trả lời chỉ được phép trao đổi trong một phút, sau đó cử đại diện trình bày. Nếu chậm coi như mất quyền đặt câu hỏi cho đội bạn và bị phạt tiếp tục phải giữ vai trò trả lời

-Trò chơi tiếp tục, trong quá trình chơi có thể xen kẽ những bài hát, bài thơ nhằm thay đổi không khí hoạt động

-Kết thúc trò chơi người điều khiển nhận xét và nêu kết quả cho từng đội 5/Hoạt động 5 : Hát tập thể

Anh trăng hoà bình

Một phần của tài liệu GIAO án HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ lên lớp 6 (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w