1 Sự cần thiết phải tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu,

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở việt nam và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 91)

động lực của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

2.1.1.Tác động của tình hình trên thế giới

Thứ nhất, kể từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, chủ nghĩa xã hội đã từ một nước trở thành một hệ thống trên thế giới sau năm 1945. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đã để lại dấu ấn thực sự tích cực cho quá trình phát triển của văn minh tiến bộ nhân loại. Liên Xô đã cùng với phe đồng minh cứu loài người thát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã khai phá con đường đi mới của nhân loại hướng tới chủ nghĩa cộng sản - đó là một xã hội tươi đẹp không còn chế độ người bóc lột người, một xã hội mà ở đó con người được giải phóng toàn diện để vươn tới cái tất yếu của tự do. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế do Liên Xô làm trụ cột, trên thực tế đã trở thành một dòng thác cách mạng tiến công vào các thế lực phản động, đế quốc chủ nghĩa và đối lập với phe tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát triển của thế giới theo chiều hướng tích cực.

Tuynhiên, đến khoảng đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở đi, chủ nghĩa

xã hội hiện thực bắt đầu bộc lộ rõ những mặt tiêu cực của nó:

+ Vận dụng một cách sai lệch hoặc giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin đã dẫn đến hình thành mô hình cứng nhắc, không đúng đắn về chủ nghĩa xã hội.

+ Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đã không áp dụng được một cách có hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng như trình độ quản lý kinh tế - xã hội tiên tiến trên thế giới. Do đó, nền kinh tế phát triển không cao và bền vững, đời sống nhân dân không được cải thiện tương ứng với những gì đầu tư.

+ Trong quá trình khủng hoảng, các Đảng Cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu đã đề ra đường lối cải tổ sai lầm dẫn đến mất luôn thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.

+ Cùng với đó là sự thoái hóa biến chất về tư tưởng đạo đức, sự phản bội của một số cán bộ, có cán bộ chủ chốt trong Đảng Cộng sản ở những nước đó.

+ Cuối cùng là sự tác động lâu dài và thâm hiểm của các thế lực thù địch cả ở bên trong và bên ngoài các nước đó.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ.

Đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, rất cần sự giúp đỡ, hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến hơn. Nhưng sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu gây ảnh hưởng không tốt đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Tuy vậy, xét về mặt khoa học, cần chú ý là ở chỗ: Đó chỉ là sự sụp đổ của mô hình không tốt, không đúng về chủ nghĩa xã hội đã tồn tại khá lâu trong phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Trong trường hợp này là điều tác động đối với con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang đi. Bởi, sự tác động này buộc Việt Nam, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải mở rộng hơn quan hệ đối ngoại với tư duy mới cho phù hợp; phải có tư duy phù hợp hơn trong nhìn nhận các nguồn lực xây dựng chủ nghĩa xã hội; có sự đổi mới hệ thống chính trị từng bước cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn trên cơ sở khẳng định hai nguyên tắc cơ bản bất di bất dịch: Khẳng định mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để thực hiện được điều đó chúng ta không có cách nào khác là phải vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, Tình hình thế giới hiện nay đang trong giai đoạn biến động và ẩn chứa vô vàn những yếu tố khó lường.

+ Thế giới đang bị cuốn hút sâu và rộng vào vòng xoáy toàn cầu hóa. Thế phát triển của mỗi nước trong giai đoạn hiện nay là mở cửa, hội nhập, chủ yếu là kinh tế. Nhưng thực sự đó không chỉ là vấn đề kinh tế mà đáng chú ý và lo ngại nhất là vấn đề văn hóa theo nghĩa rộng. Nếu quá trình hội nhập mà ta “hòa tan” làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, quốc gia của mình thì đồng nghĩa ta sẽ mất luôn dân tộc dù kinh tế có phát triển.

+ Thế giới vẫn đang có những tiến bộ đáng kinh ngạc của khoa học và công nghệ, nhất là đối với công nghệ thông tin. Nhưng cùng với những trạng thái đó thì chúng ta thấy rằng, thế giới đang và sẽ trở nên bất an hơn bao giờ hết: Thế giới vẫn tiếp tục có những cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo, khu vực; Ranh giới giữa chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, giữa chủ quyền và nhân quyền, giữa sự can thiệp cần thiết của các tổ chức quốc (Kể cả Liên hợp quốc) với việc vi phạm quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia trở nên mong manh khó phân biệt hơn bao giờ hết; Thế giới càng trở nên bất an hơn bởi chủ nghĩa khủng bố và nguy cơ tiềm tàng vũ khí hạt nhân. Điều đó rất đúng với thực tế Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc. Việc Trung Quốc cố tình ngang nhiên đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa Việt Nam rồi tuyên bố với thế giới chủ quyền trên biển bằng “Đường lưỡi bò” là một minh chứng rõ nét nhất cho sự phức tạp, cho ranh giới mong manh, cho sự bất an về chính trị, an ninh khu vực.

+ Thế giới bị tàn phá bởi chính con người trong nỗ lực tìm kiếm mọi cách tăng trưởng kinh tế mà không giải quyết các vấn đề khác, trong đó có vần đề môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Việt Nam nằm trong 5 nước trên thế giới tính theo kiểu gì cũng bị ảnh hưởng lớn nhất của nước biển dâng và chịu ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu.

Tóm lại, tình hình thế giới đặt ra những thách thức lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn thành công thì không có cách nào khác phải có tư duy cực kì năng động, luôn vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nắm bắt các nguồn lực trí tuệ tiên tiến trên thế giới; biết kế thừa, phát triển từ những yếu có thể kế thừa và phát triển được của các học thuyết, trào lưu chính trị - xã hội trên thế giới như chính bản thân Hồ Chí Minh đã làm để giữ vững mục tiêu cơ bản phát triển xã hội.

2.1.2 Đối với nước ta

Trước tác động của tình hình thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn trên con đường phát triển. Những thời cơ, thách thức, nguy cơ đó cũng đang tác động rất mạnh đến việc vận dụng sáng tạo và

phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay.

- Về thời cơ:

Một là: Sau ba mươi năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành

tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế tăng trưởng khá, từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường điịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Những thành tựu to lớn đó chứng tỏ đướng lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Hai là, đất nước ta đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong một xu

thế toàn cầu hóa mà một vấn đề quan trọng là Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Vừa qua, Việt Nam cũng được bầu vào thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2 năm 2008 – 2009); năm 2010, Việt Nam là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Chắc chắn rằng, với việc tham gia ngày càng nhiều và tích cực vào các tổ chức quốc tế thì Việt Nam có nhiều cơ hội để bứt lên, thu hẹp dần khoảng cách tụt hậu về phát triển kinh tế với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Ba là: đất nước ta đang tiếp tục ổn định về nhiều mặt, trong đó có sự ổn

định về chính trị. Đây là một trong những điều kiên tiên quyết, rất quý báu, tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài để đất nước đi nhanh hơn, vứng chắc hơn, bởi vì không ít nước trong khu vực và trên thế giới không dễ gì có điều kiện này.

Bốn là: hơn bao giờ hết, con người Việt Nam đang khát khao cống hiến

nhằm đưa đất nước tiến nhanh và bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu. Việt Nam đã thấu chịu thử thách qua nỗi nhục bị nước ngoài đô hộ, nay nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu đang chích vào tâm trí con người Việt Nam, cứa vào lòng tự trọng của con người Việt Nam, làm cho con người Việt Nam bị tổn

thương. Chưa bao giờ ý chí vươn lên thoát khỏi tình trạng kém phát triển lại mạnh như bây giờ trong con người Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là: tình hình quốc tế bên cạnh những khó khăn nhưng nhìn tổng

quát, ở hiện tại và tương lai gần, có những thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. Đó là sự phát triển nhanh hơn rất nhiều của khoa học và công nghệ so với tất cả các thời kỳ cách mạng khoa học trước đây, mà Việt Nam là nước đi sau có lợi thế rút ngắn các bước phát triển.

- Về thách thức, nguy cơ

Tháng 1 năm 1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng ta đã chỉ ra bốn thách thức và đồng thời cũng là bốn nguy cơ lớn trong quá trình phát triển của những năm sau đó ở nước ta:

Một là, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực

và trên thế giới .

Hai là, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Ba là, nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu.

Bốn là, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Trong bốn nguy cơ trên thì có một nguy cơ thuộc về bên ngoài và ba nguy cơ thuộc về bên trong. Trong đó, có một nguy cơ bên ngoài có thể đưa lại là nguy cơ về “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.Các thế lực này từ trước tới nay luôn tìm mọi cách để chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nay họ lại càng có cơ hội lợi dụng những khó khăn, những yếu kém mà Đảng Cộng sản Việt Nam phạm phải để đưa ra những biên pháp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thâm hiểm để lái đất nước ta sang con đường khác với con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Có ba nguy cơ thuộc về bên trong, tức là do yếu tố chủ quan. Đó là điều mà đã được Đảng ta tự “cảnh giới” trên cơ sở vận dụng quan điểm của V.I. Lênin và của Hồ Chí Minh để đưa vào Cương lĩnh chính trị của mình năm 1991: “Phải phòng và chống được những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu,và sự suy thoái, biến chất của cán bộ, đảng viên”.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài thì yếu tố bên trong có tính quyết định. Nếu phía bên trong tức là Đảng ta mà mạnh thì phía bên ngoài, sự chống phá của các thể lực thù địch không thế nào làm cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta không tiến triển. Ngược lại, nếu yếu tố bên trong mà yếu kém thì yếu tố bên ngoài chẳng hạn: “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở bên ngoài gây ra lại xâm nhập vào hệ thống chính trị nước ta và rất rễ biến thành nguy cơ “tự diễn biến hòa bình”.

Việc chỉ ra bốn nguy cơ như vậy là rất chính xác. Đến các Đại hội sau này Đảng ta đều nhận định sự đúng đắn của Hội nghị này.

Thật ra, giữa thách thức và nguy cơ có những nét khác nhau. Có thể hiểu rằng, thách thức là những điều mà chúng ta chấp nhận vượt qua để tồn tại và phát triển. Còn nguy cơ là những gì cản trở, phá hoại sự phát triển của đất nước, nó đe dọa đến vận mệnh của đất nước ta. Đồng thời, giữa thời cơ, thách thức và nguy cơ luôn có sự đan xen, tác động thậm chí chuyển hóa lẫn nhau. Có khi trong thời cơ có cả thách thức, nguy cơ và ngược lại. Ví dụ như việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO giúp cho chúng ta có thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhưng đó cũng là một thách thức lớn buộc chúng ta phải vượt qua, đồng thời nó cũng xuất hiện nguy cơ đổ vỡ, rủi ro nếu chúng ta không có đường lối đúng, quyết sách đúng, không có sự quyết tâm, bản lĩnh, không có sự đồng thuận, không có phương thức và hành động phù hợp…

Rõ ràng, tất cả những thời cơ, thách thức trên đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải có sự sáng tạo và phát triển vượt bậc trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vì hoàn cảnh Việt Nam và quốc tế bây giờ tuy đã khác rất xa so với thời kì Hồ Chí Minh sống. Nhưng trước đó, bản thân những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học C.Mác, Ph.Ăngghen hay V.I.Lênin đều lưu ý với những người đương thời và hậu thế rằng, phải tùy thuộc và điều kiện thực tế, tùy vào tình hình rất cụ thể để định ra đường lối, quan điểm cho phù hợp và có thể tránh được căn bệnh chủ quan, duy ý chí, không tưởng. Bản thân Hồ Chí Minh cũng là người rất kỵ giáo điều. Hồ Chí Minh là con người đổi mới, luôn

luôn cách tân, luôn luôn sáng tạo trong mọi công việc. Bởi vậy, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người cho rằng: “Đây là một cuộc chiến chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Điều ấy cũng hoàn toàn phù hợp với những nội dung cơ bản của Cương lĩnh năm 1991 sau đó được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng bổ sung, hoàn chỉnh để dân tộc ta chủ động, tự tin bước vào thế kỷ XXI: Những quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh ứng và thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ luôn luôn gợi cho chúng ta tư duy vận dụng sao cho phù hợp với giai đoạn hiện nay, không có một khuôn mẫu nào cả. Những quan điểm đó có giá trị như các nguyên tắc có tính chất phương pháp luận trong việc định hướng xác định các bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở việt nam và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 50 - 91)