Mức đô sâu bênh hai và khả năng chống chiu của các tồ hop

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một só tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu năm 2014 tại phường xuân hòa, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

• • • o o • • 1

ngô rau lai

Khả năng chống chịu của các giống ngô được thể hiện ở khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn hán, giá rét...), chống đổ gãy và chống chịu với sâu bệnh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, cây ngô thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại.

Trong công tác chọn tạo giống, đặc tính chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường rất được quan tâm, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên rất thích họp cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, mưa bão và hạn hán xuất hiện nhiều trong năm ở các vùng khác nhau, do vậy chọn tạo các giống chống chịu tốt là cần thiết.

Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoại đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô ở các vùng nhiệt đới như ở nước ta. Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây tò khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu, bệnh hại trên đồng mộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu

29

quả kỉnh tế vừa giảm được sự phá hoại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo được an toàn môi sinh và sức khoẻ con người.

Việc theo dõi, đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh hại theo thời gian, qua các thời kỳ sinh trưởng của ngô gắn với các điều kiện ngoại cảnh. Đây chính là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi sâu bệnh hại trên các giống ngô thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch và thấy xuất hiện các loài sâu bệnh hại như: Sâu đục thân, sâu đục bắp, hại lá. Kết quả theo dõi được thể hiện ừong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

" \ C h ỉ tiêu Mức độ nhiêm sâu hại (%) Khả năng chông đô

Tổ hợp lai Đục thân Đục

bắp

Cắn lá Đô cây Gãy thân

RI 19,2 0 41,2 Tôt Tôt

R2 12,5 0 23,2 Khá Khá

R3 14,8 0 26.7 Khá Khá

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại dao động tò khoảng 12,5 - 45,8 %. Trong đó giống nhiễm bệnh nặng nhất là R6, và giống nhiễm ít sâu bệnh hại nhất là R2. Các giống có tỉ lệ nhiễm sâu bệnh cao hơn 2 giống đối chứng là Rl, R4, R5, còn giống R3 thấp hơn giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một só tổ hợp ngô rau lai trồng vụ thu năm 2014 tại phường xuân hòa, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w