Bài 7 khắc phục sự cố troubleshooting.

Một phần của tài liệu Ebook các bài thí nghiệm thông tin quang (dùng cho chuyên ngành điện tử viễn thông) phần 2 (Trang 92 - 97)

Mục đích: Cung cấp khả năng khoanh vùng, xác định các hỏng hóc trong hệ

thống thông tin quang bằng cách sử dụng các ph−ơng pháp xử lý sự cố một cách logic và hệ thống.

Kiến thức cơ bản:

Bạn cần xử lý sự cố các mạch theo một ph−ơng thức logic và hệ thống nhằm hạn chế các thao tác kém hiệu quả, nhanh chóng xác định và loại bỏ phần tử gây sự cố.

Sự chủ động và khả năng suy xét một cách logic và hệ thống, kết hợp với các hiểu biết về mạch và các thao tác thuần thục là các nhân tố quan trọng của sự thành công trong xử lý sự cố.

Việc cô lập nhanh một hỏng hóc mạch bắt đầu với một cơ sở vững chắc về kỹ năng xử lý sự cố cơ bản. Tám b−ớc cơ bản trong qui trình khắc phục sự cố mạch là:

1. Phân tích các triệu chứng, dấu hiệu (Analyze the Symptoms) 2. Khẳng định sự cố (Confirm the fault)

3. Kiểm tra bằng mắt, quan sát (Visually inspect the circuit)

4. Tiến hành các phép đo chức năng ( Do Performance measurements) 5. Tìm đoạn mạch có sự cố (Identify the faulty circuit section)

6. Tìm linh kiện bị hỏng (Identify the faulty component) 7. Sửa chữa hỏng hóc (Repair the fault)

8. Kiểm tra việc sửa chữa và hoạt động của mạch (Verify the repair and circuit operation)

Quy trình khắc phục sự cố cũng có thể chỉ ra trên l−u đồ gọi là Trình tự khắc phục sự cố. Mục đích của l−u đồ này là đ−a ra quy trình định h−ớng cho các kỹ thuật viên.

Khi bạn tiến hành các phép đo chức năng và phân tích kết quả, các b−ớc xử lý hoặc l−u đồ trên sẽ chỉ cho bạn tuần tự các phép đo logic mà nó sẽ dẫn bạn tiếp cận hỏng hóc.

Quá trình khắc phục sự cố đ−ợc bắt đầu từ khi phát hiện một dấu hiệu hỏng hóc (Symptom).

Trong các thiết bị điện tử th−ơng phẩm, các dấu hiệu của một sự cố mạch th−ờng gây chú ý đến các cảm nhận của bạn: thính giác (nhiễu tĩnh điện trong

đài), thị giác (nhiễu màn hình TV), khứu giác (mùi của linh kiện bị cháy). Bằng việc phân tích các dấu hiệu, đôi khi bạn cũng đã có thể nhận biết đ−ợc các phần mạch đặc tr−ng hoặc các linh kiện gây ra sự cố.

Khẳng định rằng mạch thực sự có một sự cố bằng cách tiến hành các quan sát và đo đạc.

Trong hầu hết các mạch, phép kiểm tra mạch chức năng mà nó th−ờng gồm việc đo một hoặc hai tham số cơ bản (điện áp, dòng điện, điện trở) tại đầu vào và đầu ra sẽ xác định có hỏng hóc hay không. Đặc tính kỹ thuật cho biết các giá trị chuẩn cùng dung sai đối với các tham số mạch.

Sau khi khẳng định rằng mạch thực sự có sự cố, hãy tiến hành các quan sát, kiểm tra bằng mắt. Nếu kiểm tra bằng mắt không cho thấy một hỏng hóc rõ ràng thì việc khắc phục sự cố tiến hành bằng các ph−ơng pháp logic và hệ thống.

Các đo đạc chức năng (đo tính năng) th−ờng gồm đo các tín hiệu vào/ra và các tham số linh kiện.

Các giá trị kiểm tra đ−ợc so sánh với các giá trị chuẩn lấy từ bảng Đặc tính kỹ thuật. Mỗi mạch đ−ợc cung cấp với một bảng Đặc tính kỹ thuật của nó và bạn

Bắt đầu Các dấu hiệu Kiểm tra chức năng OK? Mạch hoạt động bình th−ờng Kiểm tra bằng mắt

Đo kiểm chức năng

Tìm thấy linh kiện hỏng Sửa chữa Có Có Không Không L−u đồ tổng thể quy trình khắc phục sự cố

Sau khi xem xét lại các giá trị đo đ−ợc đối chiếu với các Đặc tính kỹ thuật của chúng, bạn khoanh vùng linh kiện bị hỏng bằng việc xác định đoạn mạch chứa sự cố và tiến hành giả định về khả năng hỏng hóc.

Khẳng định hoặc bác bỏ một giả định về linh kiện bị hỏng bằng việc đo sự liền mạch (continuity) và trở kháng, dòng theo tính toán, hoặc bằng các phép đo linh kiện khác.

Khi giả định về hỏng hóc đ−ợc khẳng định, hãy sửa chữa nó. Trong các quy trình khắc phục sự cố tiến hành trên bảng mạch thí nghiệm, sửa

chữa hỏng hóc đợc mô phỏng bằng việc tắt chuyển mạch sự cố (do

Ng−ời h−ớng dẫn tiến hành) .

Lặp lại các kiểm tra chức năng để kiểm định lại việc sửa chữa. Nếu các kiểm tra chức năng là tốt thì việc khắc phục sự cố của bạn đã thành công và mạch hoạt động bình th−ờng.

Hy trả lời các câu hỏi sau:

1. Để khắc phục sự cố một mạch, bắt đầu bằng việc: a. Tiến hành ít nhất 4 phép đo.

b. Phân tích các dấu hiệu của sự cố và khẳng định rằng hỏng hóc hiện tồn tại trong mạch.

2. Nếu có sự cố trong mạch, các phép đo kiểm chức năng nhằm mục đích: a. Nhận biết linh kiện hoặc đoạn mạch bị hỏng.

b. Giúp cô lập (khoanh vùng) đoạn mạch chứa hỏng hóc. 3. Hai nhân tố của sự thành công khắc phục sự cố là gì?

a. Hiểu biết của bạn về mạch và các thủ tục logic. b. Sự may mắn và khả năng phán đoán về sự cố

Bài tập 1. Các cơ sở khắc phục sự cố, bao hàm phần giới thiệu và quy trình. Quy

trình trong bài tập 1 có 3 phần:

- Thủ tục A: Kiểm tra chức năng mạch.

- Thủ tục B: H−ớng dẫn quy trình khắc phục sự cố.

- Thủ tục C: Thực hành khắc phục sự cố.

Thủ tục A và Thủ tục B h−ớng dẫn thông qua các phép đo kiểm thử tính năng và một quy trình khắc phục sự cố.

Thủ tục C bạn sẽ xử lý sự cố một mạch chứa hỏng hóc; kết quả phản hồi đ−ợc cho bằng lựa chọn sự cố của bạn.

Bài tập 2. Khắc phục sự cố các mạch sợi quang đ−ợc thiết lập khác nhau. Có

11 quy trình khắc phục sự cố độc lập nhau, đ−ợc ký hiệu từ A đến K. Mỗi quy trình trong Bài tập 2 có một hỏng hóc liên quan với một trong các khối của bảng mạch FIBER OPTIC COMMUNICATIONS .

Sau khi nhận biết (xác định) hỏng hóc, bạn sẽ chọn hỏng hóc trong một bảng gồm 4 khả năng. Sẽ không có phản hồi nào đ−ợc đ−a ra đối với các thao tác kỹ thuật, các phép đo hoặc chọn lựa hỏng hóc của bạn.

Các thiết bị và dụng cụ cần dùng cho bài thí nghiệm:

- Tấm đế FACET

- Bảng mạch FIBER OPTIC COMMUNICATIONS

- Nguồn 15Vdc (Nếu cần)

- Đồng hồ vạn năng

- Oscilloscope hai tia

Một phần của tài liệu Ebook các bài thí nghiệm thông tin quang (dùng cho chuyên ngành điện tử viễn thông) phần 2 (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)