Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Việc chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản không chỉ được

thực hiện qua việc đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm mà còn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu của thị trường thế giới. Cụ thể:

Ngay từ những năm 80, với nhãn hiệu quốc tế “Seaprodex”, thuỷ sản Việt Nam đã nhận được những giải thưởng quốc tế đầu tiên về chất lượng. Đồng thời đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu các qui định về an toàn vệ sinh trong sản phẩm thuỷ sản và qui trình quản lý theo HACCP ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90. Triển khai thực hiện các qui định về bảo vệ động vật quí hiếm và tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường (thay thế tác nhân lạnh CFC bằng tác nhân khác, hướng dẫn doanh nghiệp xử lý chất thải theo ISO 14000).

Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị theo công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới, hàng giá trị gia tăng, áp dụng HACCP đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và thị hiếu của khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chế biến và tiêu thụ nội địa cũng đã từng bước quan tâm đến đổi mới công nghệ đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng. Nhiều sản phẩm tiêu thụ trong nước tương đương về chất lượng và mẫu mã với hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ quan tâm đến sản xuất và tiêu thụ nội địa còn hạn chế.

Triển khai thực hiện các chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất thuỷ sản, tạo thêm nhiều việc làm, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển xuất khẩu thuỷ sản, tạo thế và lực cho Việt Nam trên thị trường quốc tế.

thuộc các thành phần kinh tế, các hộ gia đình nông, ngư dân và các hợp tác xã. Các chuyên gia của Chính phủ chỉ hướng dẫn kỹ thuật thông qua Chương trình khuyến ngư, đào tạo nghề và hướng dẫn quản lý cho lao động trong ngành. Nhà nước không có trợ cấp cho sản xuất kinh doanh thủy sản.

Từ những bài học thu được từ tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trưởng thành hơn, chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị theo công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới, hàng giá trị gia tăng, áp dụng HACCP, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn mực quốc tế và thị hiếu của khách hàng. Đó cũng chính là tạo điều kiện để hàng thuỷ sản Việt Nam vươn ra rộng hơn, sâu hơn trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM (Trang 26 - 27)