tương ứng với hơn 7% tỷ lệ sở hữu cổ phần, được chính thức công bố . Khoản đầu tư trên trị giá 15 triệu USD, ứng với hơn 7% cổ phần trong tổng vốn điều lệ 1.019 tỷ đồng của Prime hiện nay, được thực hiện thông qua quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), quỹ đang quản lý khoảng 800 triệu USD. VinaCapital đã hoàn tất thương vụ này trong quá trình Prime chuẩn bị việc đại chúng hóa và niêm yết cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong quý 3/2010.
10. HSBC – BVH
Lĩnh vực : Tài chính
Ngày 19/1/2010, Công ty Bảo hiểm HSBC (khu vực Châu Á-Thái Bình Dương) đã hoàn tất việc tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Tập đoàn Bảo Việt, từ mức 10,32% (tương đương với 59.125.161 cổ phiếu) hiện nay lên 18% thông qua việc mua 53.682.474 cổ phần mới với trị giá 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 101,8 triệu Đôla Mỹ)
Như vậy, sau khi bán cổ phần cho HSBC vốn của Tập đoàn Bảo Việt đã tăng từ trên 5.730 tỷ đồng lên 6.267 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thống kê giá trị và khối lượng các vụ M&A giai đoạn 2009-2010
Năm 2011:
Năm 2011 tăng trưởng GDP là 5,89%. Không những thế, tỷ lệ lạm phát là 18,12%. Mức lạm phát cao như vậy khiến cho việc tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn. Khủng hoảng kinh tế tài chính dẫn đến thiếu vốn đầu tư và lãi suất lên cao tạo
ra có nhiều tài sản giá rẻ. Đây là cơ hội cho các tập đoàn nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược thực hiện thâm nhập thị trường Việt Nam qua M&A.Vì vậy năm 2011 vẫn tiếp tục là một năm đầy sôi động của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam có hơn 400 thương vụ mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thành công, với tổng giá trị các thương vụ M&A lên tới 4,7 tỷ USD. Tăng lên đáng kể với con số 345 thương vụ M&A với giá trị 1,7 tỷ USD của năm 2010.Thị trường M&A năm 2011 có những đặc điểm nổi bật như
sau :
Hoạt động M&A dưới hình thức Inbound hay việc các tập đoàn nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam qua hình thức M&A vẫn là phổ biến còn Outbound hay đầu tư nước ngoài hầu như là không có. Ba thương vụ lớn nhất đều nằm trong hình thức inbound bao gồm Công ty C.P. Pokphand Trung Quốc tham gia vào thị trường Việt Nam bằng việc mua 70.8% Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn viễn thông VinpelCom của Nga tăng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh Gtel-Mobile lên 49% và Vietinbank bán 10% cho IFC. Khác với các năm trước có một số tập đoàn Việt Nam như Petrol Việt Nam, Vinamilk, Viettel, BIDV, Hoàng Anh Gia Lai, v.v. phát triển đầu tư qua các thị trường nước ngoài thông qua hình thức M&A. Tuy nhiên năm 2011 chưa phát hiện được giao dịch nào. Ngoại trừ có Vietinbank công bố thương vụ dự kiến đầu tư 30% vào Ngân hàng Phát Triển Lào và theo kế hoạch thương vụ dự kiến sẽ thực hiện vào cuối năm 2011.
Bảng 2.1: M&A theo loại hình thương vụ đến 9/2011
Tỷ USD Triệu USD %
Domestic 10334,7 501,7 18,7% Inbound 44858,5 2177,6 81,3% Outbound - - 0% 55193,1 2679,3 100,0% ( Nguồn: StoxPlus)
Các thương vụ đến từ Trung Quốc và Mỹ nhưng dòng tiền M&A chủ yếu đến từ Nhật Bản. Trong tổng số 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có các tập đoàn thực hiện đầu tư và M&A vào các doanh nghiệp Việt Nam thì lớn nhất là từ Trung Quốc. Tuy nhiên với
chỉ 1 thương vụ liên quan đến hai công ty nước ngoài. Trong khi đó, các định chế tài chính quốc tế có trụ sở tại Mỹ (như IFC) đứng thứ hai. Tuy nhiên xét về dòng tiền trực tiếp cho Việt Nam thì các tập đoàn từ Nhật Bản có đóng góp nhiều nhất, giá trị M&A các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện ở Việt Nam lên tới 536 triệu USD.
Sự quan tâm của các tập đoàn Nhật Bản vào các ngành khác nhau của Việt Nam hiện đang rất lớn so với các nhóm nhà đầu tư khác. Một số ngành mà các đối tác Nhật Bản có sự quan tâm cao độ bao gồm: Ngân hàng, Bảo hiểm; Xây dựng và Vật liệu, bao gồm xi măng và cấu kiện; Logistics và Dược phẩm.
Bảng 2.2 . M&A phân loại theo nguồn gốc bên Mua đến 9/2011
Quốc gia Tỷ VND Triệu USD %
Trung Quốc 12,545.4 609.0 22.7% Mỹ 11,799.7 572.8 21.4% Nhật Bản 4,869.1 236.4 8.8% Nga 4,037.6 196.0 7.3% Ấn Độ 2,554.4 124.0 4.6% Singapore 2,487.5 120.8 4.5% Đức 2,430.8 118.0 4.4% Hàn Quốc 1,516.2 73.6 2.7% Anh 1,444.1 70.1 2.6% Đài Loan 813.3 39.5 1.5% Philippine 515.0 25.0 0.9% Việt Nam 10,180.2 494.2 18.4% 55,193.1 2,679.3 100.0% (Nguồn: StoxPlus)
Trong năm 2011, 3 lĩnh vực thu hút nhiều các thương vụ M&A, bao gồm : Ngành hàng tiêu dùng, tài chính và bất động sản.Bên cạnh ngành hàng tiêu dùng có giá trị lớn nhất trên 1 tỷ USD, các thương vụ liên quan đến IFC /Vietinbank, IFC/An Binh Bank; LienVietBank/VPSC; PVI/Tanlax và các thương vụ công ty chứng khoán gồm : SBI/FPTS, NikkoCordial/PSI, Xuan Thanh Group/Vincom Securities, MaritimeBank/Standard Securities , KIS/EPS Securities , CitiGroup/Horizon Securities, v.v. đã tạo nên sự sôi động nhất trong ngành tài chính của Việt Nam.
Các nhà đầu tư đã thực hiện nhiều giao dịch giá trị lớn trong các ngành chủ chốt của Việt Nam và được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng cao bao gồm: Thực phẩm và Đồ uống, Thức ăn Chăn nuôi, Du lịch và Giải trí và Hàng tiêu dùng.
Bảng 2.3: M&A phân theo ngành của bên Bán
Ngành Tỷ VND Triệu USD %
Hàng tiêu dùng 21,312.0 1,034.6 38.6% Tài chính 9,339.6 453.4 16.9% Bất động sản 5,169.6 251.0 9.4% Giải trí 4,787.4 232.4 8.7% Du lịch 2,898.5 140.7 5.3% Công nghệ 2,296.9 111.5 4.2% Khai khoáng 2,060.0 100.0 3.7% Truyền thông 1,516.2 73.6 2.7% Y tế 1,318.4 64.0 2.4% Vật liệu hóa chất 1,133.0 55.0 2.1% Đường 1,071.2 52.0 1.9% Công nghiệp 817.4 39.7 1.5% Dược 737.5 35.8 1.3% Nhà hàng 515.0 25.0 0.9% Giấy 220.4 10.7 0.4% 55,193.1 2,679.3 100.0% (Nguồn: StoxPlus)
Đặc biệt, năm 2011 M&A Bất động sản lên ngôi. Có đến 22 giao dịch trong tổng số 73 giao dịch thuộc lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị các thương vụ khoảng 250 triệu USD. Chỉ tính riêng tại TP. HCM, theo Savills Việt Nam, từ đầu năm 2011 đã có 22 vụ chuyển nhượng được thực hiện trong đó chủ yếu là đối tác trong nước bán cho các nhà đầu tư nước ngoài, gồm:
CapitaLand thông qua các công ty con mua dự án tại Quận 2, HCM của Khang
Dien SaiGon SJC (49 triệu USD), tại Bình Chánh, HCM của Quoc Cuong SaiGon JSC (7.3 triệu USD); dự án Somerset Central TD, Hải Phòng của Thuy Duong Investment JSC.
Japan Asia Vietnam, quỹ đầu tư của Nhật mua lại Centre Point, dự án khu
thương mại vừa đi vào hoạt động có tổng mức đầu tư khoảng 40 triệu USD.
bất động sản của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được ghi nhận từ đầu năm 2011, trong đó nổi bật là các thương vụ: FPT bán dự án 89 Láng Hạ (20 triệu USD), Vinasun Corp bán dự án Vinasun Tower (14.5 triệu USD), Hoa Sen Group lên kế hoạch bán hàng loạt các dự án bất động sản và cả liên doanh cảng Quốc tế Hoa Sen- Gemadept, v.v.
Một số thương vụ M&A nổi bật trong năm 2011 :
1. IFC mua 10% cổ phần Vietinbank, Mizuho mua 15% cổ phầnVietcombank Vietcombank
Lĩnh vực: Tài chính
IFC mua 10% cổ phần Vietinbank là thương vụ tiêu biểu đánh dấu hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam và cũng là thương vụ phát hành cổ phần có giá trị lớn nhất trong năm.
Đầu năm, Vietinbank đã phát hành riêng lẻ 10% cổ phần cho Công ty tài chính quốc tế - IFC với tổng giá trị là 182 triệu USD. Ngân hàng này cũng dự định bán 15% cổ phần cho Bank of Nova Scotia nhưng chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Sau đó, đến lượt Vietcombank đạt được thỏa thuận bán 15% cổ phần cho Mizuho Bank của Nhật Bản.
Một thương vụ đáng chú ý khác là Commonwealth Bank of Australia đã mua thêm 25 triệu cổ phần của Ngân hàng Quốc tế (VIB) với giá lên tới 45.000 đồng/cp; qua đó tăng tỷ lệ nắm giữ từ 15% lên 20%.