Hoàng thành nằm bên trong kinh thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử cấm thành. Người ta gọi chung Hoàng thành và Tử cấm thành là Đại Nội.
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là khu vực cực kỳ trọng yếu, được phân bổ chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ (tính từ trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”.Trong các miếu thờ là “tả chiêu hữu mục”.
Khu vực Tử Cấm Thành nằm cùng một trục Bắc – Nam với Hoàng Thành va Kinh Thành, gồm một vong tường thành bao quanh khu vực các cung điện. Phía trước Tử Cấm Thành là Kỳ Đài, gọi là Kỳ Đài vì đây vừa là nơi để treo Đại Cờ và là Đài để quan sát. Tử Cấm thành có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu
hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói hoàng lưu ly; đông là của Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia Tường và Tây An; bắc là cửa Tường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân), dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng. Đại cung môn có 5 lối vào, lối chính giữa lớn nhất dành cho nhà Vua đi, 2 lôi nhỏ 2 bên dành cho các quan và 2 lối ngoài cùng dành cho voi ngựa. Cửa này không cho phép nữ nhân được đi qua mà chỉ dành cho nam nhân. Phía trên có 9 lầu, lầu ở giưa có ngói màu vàng dành cho Vua.
Đi qua cửa Đại Môn cúng ta sẽ đi qua một sân rộng rồi đến điện Cần Chánh, là nơi Vua làm việc và thiết triều. Cách bố trí, sắp đặt trong điện Cần Chánh cũng tương tự điện Thái Hòa, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh. Đặc biệt nơi đây không để nhiều hiện vật quý vì để nhiều vật quý sẽ chi phối quần thần, ở đây mọi sự tập trung được hướng vào Nhà Vua, Nhà Vua mặc Long Bào có hình Rồng Vàng khi gặp khó trầm sẽ toả ánh hào quang, các quan đứng chầu bên ngoài nhìn vào chỉ thấy Đức Vua uy nghiêm, Vua chính là Thiên tử. Điện Cần Chánh được làm hoàn toàn bằng gỗ Lim được sơn son thiếp vàng. Đặc biệt sơn son thiếp vàng được các nghệ nhân Việt Nam xưa làm rất công phu, được thực hiện trên mười lần sơn và được dán lên lớp vàng 24cara nên giữ được độ sang rất lâu.
Tiếp theo chung ta sẽ tới nhà Tả Vu và nhà Hữu Vu là nơi dành cho các quan ngồi chờ và sửa sang trang phục trước khi thiết triều. Chái bắc Tả Từ Vu là viện Cơ Mật, chái nam là phòng Nội Các, nơi đây tập trung phiến tấu của các Bộ, nha trình vua ngự lãm.
Ở phía bắc là khu vực dành cho gia đình Nhà Vua sinh sống. đây là nơi riêng tư chỉ có các Cung Nữ và Thái Giám được vào.
Trong nhà tả vu chúng ta sẽ được chime ngưỡng một số cổ vật và các bức ảnh của các triều Vua.
Tiếp theo chúng ta sẽ vào khu vực Thái miếu. Nơi đây thờ các vị Vua được phong miếu hiệu và được có tên trên các Đỉnh Đồng trước sân Thờ. Ở chính giữa Điện Thờ là nơi thờ Vua Gia Long, là vị vua đầu tiên của Nhà Nguyến. Tiếp theo là nơi thờ tự của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Dức, Kiến Phúc, Đồng Khánh và Vua Khải Định. Đây là các vị Vua được làm vua cho đến lúc qua đời nên được phong miếu hiệu và được có tên trên Đỉnh Đồng. Các vị vua khác không được làm Vua cho đến lúc qua đời gọi là Phế Đế không được phong miếu hiệu và không được thờ trong
này. Tuy nhiên có ba vị Vua là vua Hàm Nghi, vua Thành Thái, vua Duy Tân, là các ông vua yêu nước nên không được làm vua cho đến khi qua đời nên không được phong miếu hiệu, không được thờ trong này và không có tên ứng với Đỉnh Đồng. Nhưng vào năm 1954 ba vị Vua yêu nước được đưa vào nơi đây thờ nhưng áng thờ chỉ sơn màu đỏ mà không cho sơn son thiếp vàng. Đến năm 1994 được sự đồng ý của cơ quant rung ương và tỉnh nhà thì trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế đã cho làm lại và sơn son thiếp vàng ba bộ án thờ của ba vị Vua yêu nước.
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chín Đỉnh đồng, là kiệt tác nghệ thuật do Vua Minh Mạng cho làm. Bao gồm: Cao Đỉnh lớn nhất ở giữa, rồi đến Nhâ Đỉnh, Chương Đỉnh, An Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh. Các Đỉnh ứng với miếu hiệu của các Vua.
- Cao Đỉnh : Vua Gia Long - Nhân Đỉnh: Vua Minh Mạng - Chương Đỉnh: Vua Thiệu trị - An Đỉnh: Vua Tự Đức - Nghị Đỉnh: Vua Kiến Phúc - Thuần Đỉnh: Vua Đồng Khánh - Tuyên Đỉnh: Vua Khải Định
Cửu Đỉnh là một công trình nghệ thuật bằng đồng và có giá trị rất cao. Tất cả đều được đúc ở Huế vào năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837, Cửu Đỉnh tượng trưng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi mãi vững bền. Cửu Đỉnh được đặt trước Hiển Lâm Các. Kích thước và hình dạng các đỉnh không giống nhau. Cao Đỉnh cao 2.5m, nặng 2550kg, là đỉnh cao và nặng nhất.Huyền Đỉnh cao 2.31m, nặng 1950kg, là đỉnh thấp và nhẹ nhất. Trên mỗi Đỉnh đều có chạm trổ 18 cảnh vật được chạm nổi. Tất cả các cảnh vật tượng trưng cho đất nước Việt Nam đều được miêu tả trên các đỉnh, từ con Sâu Dừa nhỏ bé đến con Voi to lớn, từ mặt Trăng đến mặt Trời, từ con cá dưới nước đến con chim trên trời, từ cây Lúa dưới đồng đến cây gỗ Lim quý giá trên rừng, từ cây hành rất bình thường đến cây Trầm Hương quý giá…Như vậy thông qua các cảnh vật được khắc trên Cửu Đỉnh mà ta thấy đất nước Việt Nam vô cùng giàu có phong phú phong phú. Tất cả con sông ngọn núi dặc trưng của Việt Nam đều được thể hiện trên Cửu Đỉnh. Đặc biệt ở Đỉnh cuối cùng Tuyên Đỉnh có con sông miền Nam, có ngọn núi của miền Trung, có con sông của miền Bắc. Điều này thể hiện tư tưởng của dân tộc ta, đó là sự khẳng định chủ
quyền toàn vẹn từ bắc vào nam. Cửu Đỉnh thể hiện rõ tư tưởng của dân tộc. Muốn cho đất nước này trường tồn mãi mãi, muốn đất nước này một dải thống nhất nên Cửu Đỉnh được đặt trước trời, trước đất, giữa thanh thiên bạch nhật và giữa trời đất cha ông, con người.