Xu hướng đa dạng thành phần loài cá qua từng giai đoạn

Một phần của tài liệu khảo sát đa dạng cá theo hiện trạng sử dụng đất và các dạng thủy vực chính tại tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 49)

Kết quả nghiên cứu phân chia xu hướng theo 3 giai đoạn tương ứng với các mốc thời gian chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất mà đa số hộ dân cung cấp. Do không đồng bộ thời gian chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giữa các hộ dân được phỏng vấn, bên cạnh đó, đa số hộ dân cho biết thời gian làm lúa mùa (lúa 1 vụ) vào khoảng trước năm 1975 cho đến năm 1981, sau đó chuyển sang làm lúa thuần nông 2 vụ vào khoảng 1982 – 1994, 1995 đến nay là làm lúa 3 vụ. Tuy nhiên, các giai đoạn được đánh giá có tính chính xác tương đối.

Hình 4.7 cho thấy giai đoạn 2 có số lượng loài cá nhiều nhất với 56 loài, kế đến là giai đoạn 1 với 54 loài, giai đoạn 3 với 52 loài.

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện xu hướng đa dạng thành phần loài cá qua từng giai đoạn. Bảng 4.9: So sánh số lượng loài cá phỏng vấn theo giai đoạn.

Xu hướng số mẫu khảo sát Trung bình số loài cá Giai đoạn 1 n=60 30,2333a±7,09587 Giai đoạn 2 n=60 31,7167b±7,29776 Giai đoạn 3 n=60 28,8333c±6,89182

Các chữ cái khác nhau thể hiện mức khác nhau có ý nghĩa thống kê p = 0,05.

Kết quả thống kê (T – Test) cho thấy sự khác biệt trung bình số lượng loài cá được phỏng vấn giữa các ô theo xu hướng khác nhau là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Trong số 59 loài cá phỏng vấn đã được trình bày ở phụ lục 1 thì trong giai đoạn 1 có tất cả 54 loài, có 5 loài không có mặt trong giai đoạn này là: cá tai tượng (Osphronemus goramy), cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus), cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus), cá mè hoa (Puntius orphoides), cá mè trắng (Hypophthalmichthys) vì vào thời điểm này chưa có sự di nhập của các loài cá như cá lau kiếng và cá rô phi vằn cũng như người dân chưa tham gia nuôi trồng thủy sản với các loài cá kinh tế cao như cá tai tượng, cá mè hoa, cá mè trắng.

Giai đoạn 2 có tất cả 56 loài, có 3 loài không có mặt trong giai đoạn này là: cá tai tượng (Osphronemus goramy), cá leo (Wallago attu), cá nóc (Tetraodon fluviatilis). Cho thấy, cá tai tượng vẫn chưa được chú ý trong vấn đề nuôi trồng, bên cạnh đó là sự mất đi của 2 loài cá leo và cá nóc có thể do độ sâu thủy vực và chất lượng nước thay đổi theo kiểu sử dụng đất.

Giai đoạn 3 chỉ có 52 loài, có số lượng loài cá thấp nhất trong các giai đoạn, có 7 loài cá không có mặt trong giai đoạn này là: cá thát lát (Notopterus notopterus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá chạch lấu (Mastacembelus armatus), cá lóc bông (Channa micropeltes), cá rô biển (Pristolepis fasciata), cá nóc (Tetraodon fluviatilis), cá lia thia (Betta taeniata) có thể do trồng lúa 3 vụ, người nông dân sử dụng nhiều nông dược, một số loài cá nhạy cảm với hóa chất và không thích ứng với sự thay đổi chất lượng nước, dòng chảy…

Từ kết quả trên cho thấy, thành phần các loài cá trên địa bàn Vĩnh Long có xu hướng giảm theo thời gian.

Một phần của tài liệu khảo sát đa dạng cá theo hiện trạng sử dụng đất và các dạng thủy vực chính tại tỉnh vĩnh long (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)