Hình 3.1: Kiểu chuồng lạnh Hình 3.2: Giàn lạnh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột rau húng quế lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 27 - 62)

(Nguồn: www.google.com.vn)

HỆ TIÊU HÓA CỦA GÀ

THỰC QUẢN DIỀU GAN RUỘT NON LỖ HUYỆT TÚI MẬT MANH TRÀNG DẠ DÀY CƠ DẠ DÀY TUYẾN RUỘT GIÀ TUYẾN TỤY TÁ TRÀNG

2.5 NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA GÀ THỊT 2.5.1 Chất dinh dƣỡng

Các chất dinh dƣỡng chủ yếu đối với động vật: năng lƣợng, protein, khoáng và vitamin.

Đối với gà, tốc độ tăng trƣởng nhanh ở tuần đầu, vì vậy trong giai đoạn này cần chú ý đến khẩu phần của gia cầm và chất lƣợng của thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).

Ở giai đoạn đầu phải cung cấp đầy đủ lƣợng protein cần thiết để cho gà phát triển. Giai đoạn sau thì nhu cầu năng lƣợng cao hơn. Chúng ta cần chú ý thay đổi khẩu phần hợp lý để vừa cho gà phát triển bình thƣờng vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi.

Trong chăn nuôi gà đƣợc chia làm 3 giai đoạn: từ 0-2 hoặc 3 tuần tuổi, 4- 5 tuần tuổi và thức ăn vỗ béo 6-7 tuần tuổi. Các loại thức ăn này đều có mức năng lƣợng và protein cao và khác nhau nhằm giúp gà phát triển thân thịt tốt nhất (Bùi Xuân Mến, 2007).

Bảng 2.4: Nhu cầu cơ bản của gà thịt theo giai đoạn, tuần tuổi

Chất dinh dƣỡng Đơn vị Giai đoạn, tuần tuổi

0-2 3-5 sau 5

Năng lƣợng trao đổi Kcal/kg 3050 3150 3150

Protein % 24 21 19 Lysine % 1,25 1,15 1,00 Methionie % 0,48 0,47 0,42 Lipid % 3,5-4 4-5 4-5 Xơ % 3,5 5 5 Canxi % 1,00 0,95 0,9 Phospho hữu dụng % 0,47 0,45 0,43 Vitamin A IU/kg 8800 8800 8000 Vitamin D3 IU/kg 3000 3000 2200 Mangan mg/kg 100 100 100 Kẽm mg/kg 75 75 75 Sắt mg/kg 100 100 100 (Bùi Xuân Mến, 2007)

2.5.2 Nhu cầu và vai trò của năng lƣợng

Mọi hoạt động của cơ thể đều phải dùng năng lƣợng để biến thành nhiệt năng, cuối cùng nhiệt năng sẽ biến thành công năng tác động lên các cơ quan cần hoạt động của cơ thể.

Nguồn năng lƣợng trong thức ăn không đƣợc đồng hóa hoàn toàn, thƣờng thì chỉ 70-90% giá trị năng lƣợng toàn phần, phần còn lại bị mất đi cùng với phân, nƣớc tiểu và thải nhiệt.

Tinh bột là chất chủ yếu sản sinh ra năng lƣợng cho mọi hoạt động của cơ thể nhƣ chạy nhảy, ăn uống… trong khẩu phần tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất, khi glucid thừa thì chúng đƣợc chuyển hóa thành mỡ dự trữ, đến lúc cần thì đƣợc cơ thể lấy ra sử dụng. Glucid tham gia tạo tế bào và mô cơ thể. Bột đƣờng có nhiều trong ngô, thóc, khoai….(Lê Hồng Mận, 1999).

Nguồn cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho gà là glucid (chất bột đƣờng) và lipid (chất béo) trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996). Năng lƣợng dƣ thừa sẽ đƣợc gia cầm tích lũy dƣới dạng mỡ. Năng lƣợng trong khẩu phần không đƣợc thấp hơn 1500 kcal/kg thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).

Nhu cầu năng lƣợng của gà trong 5 tuần đầu khoảng 2900 kcal/kg thức ăn (Lƣơng Đức Phẩm, 1981).

Yêu cầu năng lƣợng cho gà con tƣơng đối cao, nhất là nuôi gà thịt 3000- 3300kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có protein và vitamin thích hợp. Năng lƣợng thấp gà chậm lớn, gầy còm (Lê Hồng Mận, 2001).

Tùy theo giống gà, dòng gà, tuổi gà, nhiệt độ môi trƣờng… mà định mức nhu cầu năng lƣợng khác nhau. Gà con, gà thịt cần mức năng lƣợng cao (Võ Bá Thọ, 1996).

Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dƣỡng trong thức ăn khẩu phần của gà thịt theo giai đoạn tuần tuổi

Thành phần dinh dƣỡng (%)

Giai đoạn, tuần tuổi Khởi động 0-2 Tăng trƣởng 3-5 Kết thúc sau 6 ME, kcal/kg 2950-3050 3100-3150 3100-3150 CP thô 23-24 21-22 18-19 Béo thô 3,5-4 4-5 4-5

Xơ thô không quá 4 4 4

Can xi 1,0-1,1 1,0-1,1 1,0-1,1

Phospho hấp thu 0,45-0,47 0,42-0,45 0,4-0,43

Lysin 1,1-1,25 1,0-1,15 0,95-1,0

Methionin 0,46-0,48 0,45-0,47 0,4-0,42

Tryptophan (tạo màu) 0,22-0,24 0,2-0,21 0,17-0,19

Coccidiosat 0,05 0,05 0,05

Xantophin 18 18 18

( Lê Hồng Mận, 2003)

2.5.3 Nhu cầu và vai trò của protein

Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm 1/5 trọng lƣợng cơ thể sống của gia cầm và 1/7 khối lƣợng trứng. Protein tham gia cấu tạo tế bào và những hoạt động sống của cơ thể nhƣ: thần kinh, tuần hoàn hô hấp, tiết sữa sinh sản và tạo kháng thể chống lại bệnh (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Ninh, 2003)

Protein là hợp chất hữu cơ quan trọng không có chất dinh dƣỡng nào có thể thay thế vai trò của protein trong tế bào sống vì phân tử protid ngoài cacbon, hydro, oxy, nito, lƣu huỳnh và phospho… mà các phân tử đƣờng bột không có.

Sự thiếu hụt protein hoặc axit amin thiết yếu nào đó đều làm giảm tốc độ tăng trƣởng của gà. Sự tổng hợp protein yêu cầu các axit amin cần thiết làm thành protein phải có mặt cùng một lúc, nếu thiếu một axit amin thì sẽ không có sự tổng hợp protein (Bùi Xuân Mến, 2007).

Sản phẩm thịt đều cấu tạo từ protid. Không đủ protein trong thức ăn, năng suất chăn nuôi sẽ giảm. Protid tham gia các men sinh học, các hormone làm chức năng xúc tác, điều hòa quá trình đồng hóa các chất dinh dƣỡng của thức ăn cho cơ thể. Protein còn cung cấp năng lƣợng cho cơ thể.

Nhu cầu protein trong cơ thể là sự cân đối axit amin không thay thế. Đối với gà con, gà dò, nhu cầu protein duy trì cơ thể và phát triển sinh trƣởng của các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt sử dụng protein cho nhu cầu phát triển đến 64% (Lê Hồng Mận, 2001).

Protein thƣờng đƣợc cung cấp dƣới dạng các axit amin có trong thức ăn. Giữa các axit amin và protein thô trong thức ăn có mối quan hệ với nhau. Nếu axit amin đƣợc cân đối tốt giữa chúng với mức năng lƣợng trong thức ăn thì nhu cầu protein thô trong thức ăn sẽ thấp và việc sử dụng protein thô của gia cầm sẽ tốt hơn.

Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài ảnh hƣởng của các axit amin, còn giới hạn bởi sự cung cấp năng lƣợng. khẩu phần thiếu năng lƣợng sẽ làm giảm khà năng tổng hợp protein và từ đó giảm giá trị sinh học của protein. Muốn tổng hợp protein với năng suất cao thì cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ các axit amin mà còn có năng lƣợng. Nếu dƣ các axit amin thì giảm tính thèm ăn, dƣ năng lƣợng thì sẽ tích lũy nhiều mỡ, nếu gà đẻ thì giảm tỉ lệ đẻ, nếu gà thịt thì giảm chất lƣợng quầy thịt (Dƣơng Thanh Liêm, 1985).

Nhu cầu protein đối với gà thịt từ 0-28 ngày tuổi là 21-22% CP, từ 28-70 ngày tuổi là 17-18% CP, từ 70 ngày đến xuất bán là 16-17% CP (Bùi Đức Lũng, 2003). Tỉ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0-3 tuần tuổi là 21-22% CP, gà từ 4-7 tuần tuổi là 19% CP, từ 8 tuần tuổi đến giết thịtlà 17% CP (Trịnh Công Xuân, 2002). Theo Lã Thị Thu Minh (2000) cho rằng nhu cầu protein thô trong khẩu phần của gà con là 18-20% CP và của gà lớn 16-17% CP.

Axit amin là những đơn vị đƣợc trùng hợp lại thành protid, bao gồm 2 nhóm axit amin thay thế và axit amin không thay thế.

Nhóm axit amin không thay thế hay còn gọi là axit amin thiết yếu, là nhóm axit amin cơ thể không tổng hợp đƣợc, phải cung cấp từ thức ăn để tạo valin, threonin, lysin, methionin, tryptophan, còn glycin cần cho thức ăn gà giò nhƣng không quan trọng trong thức ăn gà trƣởng thành.

Việc cung cấp cho gà không chỉ đủ lƣợng protein thô mà còn phải cân đối các axit amin thiết yếu. Việc cân đối các axit amin trong khẩu phần không chỉ là cho gà phát triển bình thƣờng mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng thức

ăn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng không chỉ thiếu hụt mà dƣ thừa các axit amin cũng có hại, rõ nhất là đối với gà con. Định mức protein thô và các axit amin đối với gà tùy thuộc vào dòng, giống, tính năng sản xuất, giai đoạn phát triển và sinh sản của gà. Định mức đó cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ mức năng lƣợng, khẩu phần, nhiệt độ môi trƣờng nuôi, sự liên quan chặt chẽ của sự trao đổi các axit amin với sự trao đổi năng lƣợng, lipid, chất khoáng và vitamin (Võ Bá Thọ, 1996).

Trong thực tế sản xuất protein là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu động vật nuôi đƣợc cho ăn quá mức protein. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi luôn phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dƣỡng khác.

2.5.4 Nhu cầu và vai trò của vitamin và khoáng

Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử trọng tƣơng đối nhỏ, có trong cơ thể với số lƣợng rất ít, nhƣng không thể thiếu đƣợc, bởi vì nó có vai trò rất quan trọng là tham gia cấu trúc nhiều enzyme trong hệ thống xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động bình thƣờng nhƣ sinh trƣởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể… Mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn tới rối loạn trao đổi chất, gây hại cho cơ thể gia cầm. Tùy theo sự thiếu hụt nhiều hay ít mà dẫn đến bị bệnh nặng hay nhẹ. Vitamin đƣợc chia làm 2 nhóm nhóm tan trong dầu (A, D, E, K) và nhóm tan trong nƣớc (B, C) (Lê Hồng Mận, 2003).

Vitamin có vai trò quan trọng trong khẩu phần của gà thịt, nó tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, kích thích sự tạo thành các hormone…

Nếu thiếu một số loại vitamin thì gà sẽ mắc một số bệnh nhƣ: thiếu vitamin D thì bị còi xƣơng, thiếu vitamin E thì gà sinh sản kém, thoái hóa bắp thịt, não, mỡ, thiếu vitamin B thì gà bị phù thủng…(Lƣu Hữu Mãnh et al., 1999).

Chất khoáng giữ cho lực thẩm thấu ở các mô và cơ thể luôn cân đối và ổn định. Chúng còn giữ vai trò quan trọng trong trao đổi nƣớc và chất dinh dƣỡng. Chất khoáng tạo môi trƣờng thích hợp cho hoạt động tim mạch, thần kinh và cơ bắp. Trong khẩu phần thức ăn hằng ngày nếu thiếu hoặc thừa chất khoáng sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trƣởng, khả năng sinh sản và sức chống bệnh của gia cầm (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Ninh, 2003).

Chất khoáng chiếm 3% khối lƣợng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố khoáng. Hiện nay ngƣời ta đã phát hiện ra đƣợc 14 nguyên tố khoáng cần thiết cho gia cầm cũng nhƣ chức năng của mỗi nguyên tố.

Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ xƣơng và cấu tạo tế bào dƣới dạng muối của chúng. Trong các định thể chất khoáng ở trạng thái hòa tan và ion, đảm bảo cân bằng nội môi. Ngoài ra chất khoáng còn là thành phần của vitamin và enzyme, những nguyên tố xúc tác sinh học trong cơ thể (Bùi Đức Long và Lê Hồng Mận, 1999).

Chất khoáng gồm 2 nhóm là nhóm đa lƣợng (Na, K, Clo, Ca, P, S, Mg…) và nhóm vi lƣợng (Fe, Cu, Co, Mn, I, Zn….).

2.5.5 Nhu cầu nƣớc uống

Nƣớc rất quan trọng chiếm 60-70 % khối lƣợng cơ thể gà. Gà sẽ bị chết nếu thiếu 2/10 lƣợng nƣớc, ở nhiệt độ 220C gà cần gấp 1,5-2 lần lƣợng thức ăn, nhƣng ở 350C thì gấp 4,7-5 lần (Lê Hồng Mận, 1999).

Nƣớc không cung cấp năng lƣợng nhƣng chúng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong qua trình sống. Theo Rubner khi con vật mất toàn bộ mỡ và 2/3 protein trong cơ thể thì vẫn sống đƣợc. Nhƣng mất 1/10 lƣợng nƣớc trong cơ thể thì con vật sẽ chết (Dƣơng Quang Liêm, 2002).Gà có thể sống đƣợc 12 ngày trong điều kiện thiếu thức ăn nhƣng gà sẽ chết khi thiếu nƣớc 3-4 ngày.

Nƣớc làm dung môi hòa tan, vận chuyển các chất dinh dƣỡng cho cơ thể hấp thu và thải căn bã ra ngoài. Các phản ứng sinh hóa của cơ thể điều đƣợc tiến hành trong môi trƣờng nƣớc, giúp ổn định thân nhiệt, giảm sự thối rữa thức ăn trong các bộ phân tiêu hóa, tăng tính đàn hồi và giảm sự cọ sát giữa các bộ phận (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004).

Gà công nghiệp chỉ ăn thức ăn dạng viên hoặc dạng bột vì vậy không thể thiếu nƣớc uống nếu thiếu nƣớc gà sẽ không ăn hết khẩu phần, gà chậm lớn (Võ Bá Lộc, 1996).

Cho gà uống nƣớc tự do, tuy nhiên cần chú ý vệ sinh nƣớc uống, nồng độ hòa tan không vƣợt quá 15g/lít, nƣớc tốt chứa 2,5g/lít. NaCl không vƣợt quá 10g/lít, muối sulfat không vƣợt quá 1g/lít, muối natri tối đa 50-100ppm. Không cho gia cầm uống nƣớc có chứa các tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, truyền nhiễm và các loại chất độc hại (Vũ Duy Giảng, 1997).

Yêu cầu về nƣớc uống phải sạch sẽ và đầy đủ. Tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc uống cho gà có thể áp dụng tiêu chuẩn nƣớc uống của ngƣời và phải thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp nƣớc. Nƣớc uống và thức ăn tiêu thụ sẽ nói lên tình trạng sức khỏe của đàn gà (Nguyễn Chí Bảo, 1987).

2.6 KỸ THUẬT NUÔI GÀ THỊT 2.6.1 Kiểu chuồng nuôi gà con

Quây gà có thể làm bằng kim loại hoặc tre cao 46 cm, có đƣờng kính 4m, những ngày đầu có thể có thể đặt quây úm rộng 3m, những ngày sau có thể lên 4m sao cho đủ nhốt 300-500 con gà. Chụp úm có thể làm bằng đèn điện, bếp hồng ngoại. Máng ăn, sử dụng khay tập ăn 70*70cm cho 100 con gà trong tuần đầu, sau chuyển sang máng ăn dài 4cm/con hay máng trụ tròn 40-50 con/máng. Máng uống tự chảy loại 4 lít/50 con (Bùi Xuân Mến, 2007).

2.6.2 Chọn gà con

Có nguồn gốc rõ ràng, bố mẹ không bị một số bệnh truyền nhiễm, khỏe mạnh. Loại những gà khuyết tật, hở rốn, vẹo mỏ, lông ƣớt bết, cánh sãi.

Nên chọn gà con 1 ngày tuổi, lông bông, xốp mịn, khô, những con lông ƣớt, bẩn hoặc bết lại là những con yếu.Chân bóng mập, bóng mƣợt, đứng vững, gà yếu thì chân khô, khoèo, cong đứng không vững.

Gà khỏe mạnh thì rốn khô, kín, bụng thon, hậu môn khô sạch, gà yếu thì hở rốn, bụng to, hậu môn dính phân.

Dáng gà khỏe mạnh là nhanh nhẹn, thích hoạt động, gà yếu thì dáng chậm chạp, không hoạt dộng, mệt mỏi (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Ninh, 2003).

2.6.3 Những yêu cầu và điều kiện nuôi gà

Nhiệt độ: Gà con rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu thay đổi nhiệt độ đột

ngột sẽ làm cho gà con giảm sức đề kháng, dễ chết. Tuy nhiên vào mùa nóng nhiệt độ môi trƣờng thƣờng thay đổi, nên ta phải chú ý quan sát các phản ứng của gà đối với nguồn nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ úm cho thích hợp.

Bảng 2.6: Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn gà úm

Tuần tuổi Nhiệt độ chuồng, 0

C Nhiệt độ úm, 0 C 1 26-28 33-35 2 23-25 30-32 3 20-23 27-29 4 19-21 24-26 5 18-20 21-23 6 18-20 20 (Bùi Xuân Mến, 2007)

Ẩm độ: Nhiệt độ và ẩm độ thƣờng liên quan với nhau và ảnh hƣởng đến

sức khỏe của gà. Nếu nhiệt độ cao và ẩm độ cao làm giảm sự bốc hơi và tỏa nhiệt gây cho gà khó thở, đồng thời tạo cho mầm bệnh phát triển. Nƣớc ta thƣờng có độ ẩm không khí cao (trên 75%) vì vậy nên dùng biện pháp giảm ẩm độ bằng hệ thống thông gió và giữ khô lớp độn chuồng là cách tốt nhất. Ẩm độ thích hợp trong chuồng khoảng 60-70% (Bùi Xuân Mến, 2007).

Ánh sáng: Có ý nghĩa quan trọng đối với gà con. Giai đoạn 2 tuần đầu

duy trì chiếu sáng tối đa 24/24 để gà sinh trƣởng nhanh, với cƣờng độ chiếu sáng 20-30 lux hoặc tính theo công thức của bóng đèn chiếu sáng 3-4W/m2 (Bùi Xuân Mến, 2007). Sau tuần thứ 4 trở đi chiếu sáng 18 giờ trên ngày và giữ nguyên công suất 3-4W/m2

.

Mật độ: Giai đoạn úm phụ thuộc vào phƣơng thức nuôi, kiểu chuồng,

tiểu khí hậu, hệ thống điều hòa của chuồng nuôi và tuổi của gà mà bố trí mật độ cho thích hợp. Mật độ nuôi ở tuần thứ nhất có thể là 25 con/m2, các tuần sau giảm dần đến tuần thứ 3 còn khoảng 12-14 con/m2, tuần thứ 5 trở đi còn 8-10 con/m2 (Bùi Xuân Mến, 2007).

Thức ăn: Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp, thức ăn thƣờng đƣợc

phân chia làm 3 loại gồm giai đoạn khởi động (0-2 hoặc 3 tuần tuổi), sinh trƣởng (3-5 tuần tuổi) và kết thúc hay còn gọi là vỗ béo (6-7 tuần tuổi). Các loại thức ăn này có mức năng lƣợng và protein cao. Nhu cầu thức ăn đƣợc thể

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột rau húng quế lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500 (Trang 27 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)