Nấm bào ngư thường mọc tập trung thành từng chùm. Khi quả thể nấm đã đủ lớn thì tiến hành thu hái cả chùm một lúc. Nấm được hái đúng độ tuổi sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nếu để quá già, chất lượng nấm bị giảm, ăn không ngon. Đối với nấm bào ngư, khi nấm chuyển từ dạng phễu sang dạng lá thì tiến hành thu hoạch, dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Sau khi thu hoạch xong phải loại bỏ hết phần chân nấm còn sót lại trên bịch phôi để nấm có thể ra quả thể tốt hơn ở các đợt tiếp theo (Đường Hồng Dật, 2002).
Ở nấm bào ngư, số lần thu hoạch thông thường khoảng 2-3 đợt, đôi khi là 4-5 đợt. Mỗi lần thu hoạch cách nhau 15-20 ngày. Tuy nhiên, năng suất nấm của lần sau sẽ không bằng lần trước trên cùng một bịch phôi (quả thể ra nhỏ hơn, sản lượng và khối lượng ít hơn). Khi thu hái xong đợt đầu, dừng lại 5-7 ngày không được tưới nước lên bịch mà chỉ cần tạo độ ẩm vừa phải cho không khí trong nhà trồng là được (Nguyễn Lân Dũng, 2004).
e.Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
- Ghi nhận và so sánh sự lan tơ nấm theo thời gian (tuần), số ngày tơ lan khắp khối cơ chất, và thời gian bắt đầu thu hoạch (quả thể ở dạng lá) ở mỗi nghiệm thức trên từng cơ chất và giữa các cơ chất với nhau.
Phương pháp: Theo dõi và ghi nhận ngày cấy giống vào bịch phôi và ủ tơ. Theo dõi sự phát triển của tơ nấm hằng ngày, ghi nhận độ lan tơ bằng cách đo ngẫu nhiên chiều dài sự lan tơ quanh khối cơ chất tính từ nút cổ bịch phôi (khoảng 15 bịch phôi ở mỗi nghiệm thức, chiều dài tính từ đầu bịch phôi) mỗi tuần tính từ lúc cấy giống vào bịch phôi, tính giá trị trung bình và so sánh giữa các nghiệm thức với nhau. Ghi nhận thời gian tơ nấm lan trắng hoàn toàn bịch phôi và thời gian bắt đầu thu hoạch nấm ở mỗi nghiệm thức (tính từ lúc cấy giống vào bịch phôi).
- Ghi nhận năng suất của nấm qua các đợt, so sánh năng suất ở mỗi nghiệm thức trên từng cơ chất và giữa các cơ chất với nhau.
Phương pháp: Thu hái nấm và ghi nhận trọng lượng nấm theo từng ngày và theo từng bịch riêng ở các nghiệm thức (sử dụng cân đồng hồ 1 kg).
- Ghi nhận kích thước đường kính của tai nấm sau khi thu hoạch ở mỗi nghiệm thức.
Phương pháp: Quả thể nấm sau khi được thu hoạch xong thì tiến hành đo kích thước đường kính của tai nấm theo chiều ngang và theo từng nghiệm thức.
- Nấm được thu hoạch vào lúc sáng sớm và lúc chiều, trước khi tưới nấm sau đó khảo sát một số chỉ tiêu như:
Độ ẩm (Raghuramulu et al., 2003) (Phụ lục 2).
Hàm lượng đạm tổng bằng phương pháp Kjeldalh (Connie và James (2003) trích bởi Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Công Hà, 2009) (Phụ lục 2).
Hàm lượng tro tổng số (Raghuramulu et al., 2003) (Phụ lục 2).
- Khảo sát ảnh hưởng của thành phần cơ chất mạt cưa cao su và bã mía đến hiệu quả kinh tế:
Số đợt cho thu hoạch và thời gian cho thu hoạch ở mỗi nghiệm thức. Dựa vào số liệu thu hoạch nấm đã ghi nhận tính ra số đợt thu hoạch nấm ở mỗi nghiệm thức (thường mỗi đợt cách nhau khoảng 2-3 tuần).
Trọng lượng trung bình của nấm ở mỗi nghiệm thức qua các đợt. Dựa theo số liệu ghi nhận, tính trọng lượng trung bình của nấm ở từng nghiệm thức.
Tính hiệu suất sinh học (Biological Efficiency (BE)): năng suất nấm tươi/kg cơ chất khô (Chang et al., 1981).
Hiệu suất sinh học (BE) = x x 100
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nấm thu hoạch được ở mỗi nghiệm thức. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua giá thành sản phẩm nấm bào ngư và chi phí cho sản xuất (ở thời điểm hiện tại) theo từng nghiệm thức.
3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và phân tích thống kê bằng phần mềm Minitab 16.
Trọng lượng tươi của nấm (g) Trọng lượng khô của cơ chất (g)
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến sự sinh trưởng và chất lượng của
nấm Bào Ngư Xám Nhật (Pleurotus sajor-caju)
4.1.1. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến sự tăng trưởng của tơ nấm theo thời gian theo thời gian
Hình 3. Biểu đồ biểu diễn chiều dài tăng trưởng trung bình của tơ nấm qua các tuần ở các nghiệm thức
Ghi chú: 1: Nghiệm thức đối chứng 100% mạt cưa cao su; 2: Nghiệm thức phối trộn 70% mạt cưa cao su + 30% bã mía; 3: Nghiệm thức phối trộn 50% mạt cưa cao su + 50% bã mía; 4: Nghiệm thức phối trộn 30% mạt cưa cao su + 70% bã mía; 5: Nghiệm thức 100% bã mía. Các giá trị trung bình trong cùng một tuần có ký tự theo sau giống nhau thì thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Qua kết quả phân tích thống kê Bảng 24 (Phụ lục 3) và Hình 3 cho thấy sự tăng trưởng của tơ nấm giữa các nghiệm thức trong cùng một tuần khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Kết quả cho thấy trong tuần 2 và tuần 3 thì nghiệm thức 2 có tốc độ lan tơ nhanh nhất, kế đến là nghiệm thức 1, nghiệm thức 5, nghiệm thức 4 và cuối cùng là nghiệm thức 3. Nhưng qua tuần 4 thì nghiệm thức 5 (100% bã mía) bắt đầu tăng trưởng chậm lại và thấp nhất (8cm) trong khi các nghiệm thức còn lại vẫn tăng trưởng bình thường. Đến tuần 5 thì mức tăng trưởng tơ nấm thay đổi rõ rệt giữa các nghiệm thức, nghiệm thức 1 (100% mạt cưa cao su) có sự lan tơ nhanh hơn các nghiệm thức còn lại (17,13cm), kế đến là nghiệm thức 2, nghiệm thức 3, nghiệm thức
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1 2 3 4 5 Nghiệm thức C h iề u d ài ( cm ) Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 a a a b a a ab b b a b a c c bc bc a c abc ab
4 và cuối cùng là nghiệm thức 5 (100% bã mía) (13,53cm). Còn về tăng trưởng của tơ nấm giữa các tuần thì ở giai đoạn đầu tơ nấm tăng trưởng chậm, cụ thể là ở tuần 3 (sau khi cấy) chiều dài tơ nấm dao động từ 3,20-4,33cm, nhưng khi qua tuần 4 thì bắt đầu tăng trưởng nhanh từ 8,00-12,27cm và đến tuần 5 thì tăng trưởng tơ nấm đạt từ 13,53- 17,13cm.
Nguyên nhân có thể là do dinh dưỡng trong mạt cưa cao su nấm dễ sử dụng hơn bã mía, đồng thời cấu trúc của mạt cưa khá nhỏ, diện tích tiếp xúc lớn nên trong quá trình ủ nguyên liệu mạt cưa cao su hệ enzyme của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn kỵ khí,... dễ tiếp xúc và dễ phân hủy cellulose, lignin, hemicellulose trong mạt cưa thành các phân tử đường đơn giản. Vì thế ở giai đoạn đầu (tuần 2, 3) khi mới cấy giống nấm vào cơ chất, tơ nấm chưa thích hợp với môi trường mới, tơ còn yếu chưa sản sinh nhiều enzyme để thủy phân các hợp chất cao phân tử của cơ chất tạo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển thì nấm sẽ sử dụng những dinh dưỡng có sẵn để phát triển và sản sinh ra hệ enzyme cellulase, hemicellulase, laccase tiếp tục phân hủy các hợp chất trong cơ chất này và sử dụng các đường đơn tạo ra để sinh trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, ở nghiệm thức có phối trộn thành phần bã mía thì nấm sử dụng trực tiếp lượng đường có sẵn trong bã mía để tăng trưởng và phát triển, nên giai đoạn đầu tơ nấm ở các nghiệm thức này phát triển tương đối tốt. Trong đó, nghiệm thức 2 (70% mạt cưa cao su và 30% bã mía) có tốc độ tăng trưởng tơ mạnh nhất ở tuần 2, 3, 4. Có thể là do ở nghiệm thức này lượng đường có sẵn trong 70% mạt cưa và lượng đường trong 30% bã mía rất thích hợp với sự tăng trưởng của tơ nấm. Tuy nhiên, khi lượng đường được tạo ra cộng với lượng đường có sẵn trong cơ chất nhiều hơn nhu cầu sử dụng của nấm sẽ ức chế lại sự phát triển của tơ nấm. Điều này biểu hiện rõ nhất trong tuần 5 khi các nghiệm thức có tỉ lệ 30%, 50%, 70% và 100% bã mía tăng trưởng chậm theo thứ tự, riêng đối với nghiệm thức 5 (100% bã mía) có biểu hiện tăng trưởng chậm từ tuần thứ 4.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến yếu tố rất quan trọng là độ ẩm của cơ chất, đối với mạt cưa cao su khả năng giữ ẩm khá tốt nên không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và ẩm độ bên ngoài bịch phôi, còn về bã mía thì do cấu trúc sợi nên khả năng giữ ẩm kém hơn, dễ mất ẩm do yếu tố bên ngoài môi trường nên hầu hết các nghiệm thức có thành phần bã mía cao đều có tốc độ tăng trưởng chậm ở các tuần về sau. Ngoài ra, cấu tạo dạng hạt với đặc tính xốp trong điều kiện đóng bịch của mạt cưa cao su làm tăng thể tích oxy bên trong bịch phôi, trong khi đó cơ chất bã mía với cấu trúc sợi đã làm giảm thể tích khí oxy cũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của tơ nấm.
4.1.2. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến thời gian tơ nấm lan khắp khối cơ chất
Bảng 9. Thời gian tơ nấm bắt đầu và kết thúc lan tơ khắp khối cơ chất (ngày)
Nghiệm thức Thời gian (ngày)
Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc
100% mạt cưa cao su (đối chứng) 40 51 70% mạt cưa cao su + 30% bã mía 39 51 50% mạt cưa cao su + 50% bã mía 40 55 30% mạt cưa cao su + 70% bã mía 39 57
100% bã mía 51 62
Qua kết quả Bảng 9 cho thấy thời gian bắt đầu lan tơ khắp khối cơ chất ở các nghiệm thức khoảng từ 39-40 ngày, trong khi đó nghiệm thức 100% bã mía tơ nấm phát triển chậm, vì vậy thời gian để tơ lan khắp khối cơ chất chậm hơn (51 ngày) so với các nghiệm thức còn lại. Thời gian tơ nấm kết thúc lan khắp khối cơ chất nhanh nhất là ở nghiệm thức 100% mạt cưa cao su và nghiệm thức 70% mạt cưa cao su và 30% bã mía (51 ngày), tiếp theo là nghiệm thức 50% mạt cưa cao su và 50% bã mía(55 ngày), 30% mạt cưa cao su và 70% bã mía (57 ngày) và cuối cùng là nghiệm thức 100% bã mía (62 ngày). Kết quả này cho thấy sự phát triển của tơ nấm bị ảnh hưởng của thành phần cơ chất mạt cưa cao su và bã mía. Nghiệm thức chứa tỉ lệ mạt cưa cao su cao thì tơ nấm phát triển càng nhanh và ngược lại. Nguyên nhân có thể là do mạt cưa cao su chứa nhiều thành phần mà nấm dễ hấp thụ, cơ chất mạt cưa cao su khá xốp và có cấu tạo dạng hạt, giữ ẩm tốt nên tơ nấm dễ tiếp xúc và phát triển. Trong khi đó, cơ chất bã mía giữ ẩm không tốt, bã mía còn chứa lượng đường cao làm ức chế sự phát triển của tơ nấm ở giai đoạn sau. Bã mía lại có cấu trúc sợi nên bịch phôi chứa tỉ lệ bã mía cao thường được nén chặt để đảm bảo khối lượng vì vậy làm cho cơ chất mất đi độ xốp cũng là nguyên nhân làm cho tơ nấm tăng trưởng chậm. Cũng có thể là do khối lượng đống ủ bã mía chưa đủ lớn, thời gian ủ chỉ 2 tuần, không đủ điều kiện kích thước đống ủ và nhiệt độ để phân hủy hữu cơ. Bên cạnh đó, những ngày nắng nóng làm nhiệt độ nhà ủ tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tơ nấm.
Nhưng xét về thời gian bắt đầu và kết thúc lan tơ 100% khối cơ chất thì nghiệm thức 100% mạt cưa cao su và nghiệm thức 100% bã mía là nhanh nhất chỉ trong 12
ngày. Điều này cho thấy ở nghiệm thức 100% mạt cưa cao su và 100% bã mía có độ tăng trưởng tơ đồng đều giữa các bịch phôi trong cùng nghiệm thức. Trong khi đó, nghiệm thức 30% mạt cưa cao su và 70% bã mía là chậm nhất (19 ngày). Nguyên nhân có thể là do độ xốp của bịch phôi trong cùng nghiệm thức không đồng điều hoặc có thể là do phối trộn cơ chất với dinh dưỡng không điều làm cho hàm lượng dinh dưỡng giữa các bịch phôi không đều nhau làm ảnh hưởng đến độ lan tơ của bịch phôi. Bên cạnh đó việc cấy giống quá cạn hay sâu và các bịch xếp chồng lên nhau cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tơ nấm.
4.1.3. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể quả thể
Bảng 10. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thu hoạch quả thể nấm đợt 1 trên từng nghiệm thức
Nghiệm thức Thời gian (ngày)
Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc
100% mạt cưa cao su (đối chứng) 56 73 70% mạt cưa cao su + 30% bã mía 53 59 50% mạt cưa cao su + 50% bã mía 53 64 30% mạt cưa cao su + 70% bã mía 53 67
100% bã mía 63 70
Thời gian bắt đầu và kết thúc thu hoạch quả thể nấm đợt 1 không tương thích với kết quả thời gian tơ nấm lan khắp khối cơ chất. Cụ thể là nghiệm thức 100% mạt cưa cao su có thời gian lan tơ khắp khối cơ chất nhanh nhất (51 ngày) nhưng thời gian bắt đầu thu hoạch là ngày thứ 56 và kết thúc thu hoạch là ngày thứ 73, kết thúc chậm nhất so với các nghiệm thức còn lại (kéo dài 18 ngày). Trong khi đó, các nghiệm thức còn lại thì tương thích với thời gian tơ nấm lan khắp khối cơ chất, nghiệm thức có thời gian kết thúc lan tơ nhanh thì kết thúc thu hoạch đợt 1 nhanh và ngược lại. Nghiệm thức 70% mạt cưa cao su và 30% bã mía; 50% mạt cưa cao su và 50% bã mía; 30% mạt cưa cao su và 70% bã mía có cùng thời gian bắt đầu thu hoạch (ngày thứ 53) nhưng thời gian kết thúc thu hoạch ở nghiệm thức 70% mạt cưa cao su và 30% bã mía (ngày thứ 59) nhanh hơn nghiệm thức 50% mạt cưa cao su và 50% bã mía (ngày thứ 64) và nghiệm thức 30% mạt cưa cao su và 70% bã mía (ngày thứ 67). Nghiệm thức 100% bã mía tuy bắt đầu thu hoạch là trễ nhất (ngày thứ 63) nhưng kết thúc sớm hơn nghiệm thức 100% mạt cưa cao su (ngày thứ 73). Nghiệm thức 100% mạt cưa cao su có thời
gian tơ lan khắp khối cơ chất nhanh nhất nhưng bắt đầu và kết thúc thu hoạch đợt 1 chậm có thể là do trong quá trình phát triển, tơ nấm được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có sẵn nên phát triển nhanh nhưng tơ nấm không lan sâu vào trong khối cơ chất, khi đó hệ sợi tơ không đủ dày để kết chặt lại với nhau tạo quả thể nấm. Ngoài ra cũng phải kể đến các yếu tố môi trường như độ ẩm thấp, nhiệt độ cao và thiếu ánh sáng làm hạn chế việc hình thành quả thể nấm.
Khi xét về thời gian bắt đầu và kết thúc thu hoạch quả thể nấm đợt 1 thì nghiệm thức 70% mạt cưa cao su và 30% bã mía kết thúc thu hoạch nhanh nhất (7 ngày), nghiệm thức 100% bã mía là 8 ngày, nghiệm thức 50% mạt cưa cao su và 50% bã mía là 12 ngày, nghiệm thức 30% mạt cưa cao su và 70% bã mía là 15 ngày và nghiệm thức 100% mạt cưa cao su là kéo dài nhất (18 ngày). Kết quả cho thấy, nghiệm thức có độ tăng trưởng tơ đồng đều thì thu hoạch càng đồng loạt và ngược lại.
4.1.4. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến kích thước của tai nấm
Hình 4. Biểu đồ biểu diễn kích thước đường kính chiều ngang trung bình của tai nấm ở các nghiệm thức
Ghi chú: 1: Nghiệm thức đối chứng 100% mạt cưa cao su; 2: Nghiệm thức phối trộn 70% mạt cưa cao su + 30% bã mía; 3: Nghiệm thức phối trộn 50% mạt cưa cao su + 50% bã mía; 4: Nghiệm thức phối trộn 30% mạt cưa cao su + 70% bã mía; 5: Nghiệm thức 100% bã mía. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau giống nhau thì thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Kích thước đường kính chiều ngang trung bình của tai nấm ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 4 và Bảng 25 Phụ lục 3). Nghiệm