ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ m2 của hai giống đậu xanh taichung và đx 208 (Trang 44)

3.5.1 Chiều cao cây lúc chín (cm)

Chiều cao lúc chín ở các dòng đột biến M2 từ giống Taichung trung bình là 82,5 cm, biến động từ 80,5 cm (đối chứng) đến 85,5 cm (0,4% EMS) và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. (Bảng 3.7) cho thấy chiều cao cây lúc chín ở các nghiệm thức xử lý EMS có xu hướng tăng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Có thể kết luận rằng chưa thấy tác động của EMS lên tính trạng chiều cao cây ở thế hệ đột biến M2 từ giống đậu xanh Taichung.

Bảng 3.6Chiều cao cây ở các dòng M2 từ hai giống Taichung và ĐX 208 STT Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Taichung ĐX 208 1 0,0% EMS (ĐC) 80,5 93,7 a 2 0,2% EMS 82,9 93,4 a 3 0,4% EMS 85,5 90,0 ab 4 0,6% EMS 82,9 94,1 a 5 0,8% EMS 80,8 88,3 b Trung bình 82,5 91,9 Giá trị F ns * CV (%) 4,0 2,4

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử DUNCAN. (ns): khác biệt không có ý nghĩa; (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Chiều cao lúc chín ở các dòng đột biến M2 từ giống ĐX 208 khác biệt mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Nghiệm thức có chiều cao thấp nhất là 0,8% EMS (88,3 cm), và nghiệm thức cao nhất là 0,6% EMS (94,1 cm)(Bảng 3.7). Nghiệm thức 0,8% EMS có chiều cây lúc chín thấp hơn nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Trái ngược với các dòng đột biến M2 từ giống Taichung, thì các dòng đột biến M2 từ giống ĐX208 có chiều cao cây có chiều hướng giảm xuống so với nghiệm thức đối chứng (ngoại trừ nghiệm thức 0,6% EMS). Vì vậy có thể nói rằng EMS đã tác động lên tính trạng chiều cao cây ở các dòng đột biến M2 từ giống ĐX208 và làm cho chiều cao lúc chín của các dòng này giảm xuống.

3.5.2 Số trái trên cây

Số trái trên cây ở các dòng đột biến M2 từ giống Taichung khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, số trái trên cây thấp nhất thuộc về nghiệm thức đối chứng (20 trái) và cao nhất thuộc về nghiệm thức 0,6% EMS (22 trái). Ở tất cả các nghiệm thức xử lý EMS thì đều có số trái trên cây có khuynh hướng cao hơn so với

số trái trên cây ở nghiệm thức đối chứng nhưng chưa gây khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Vậy cần quan sát tính trạng này ở các thế hệ kế tiếp để thu thập thêm thông tin cần thiết.

Tương tự các dòng đột biến M2 từ giống Taichung, ở các dòng đột biến M2 từ giống ĐX208 cũng có số trái trên cây khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, 21 trái là giá trị cao nhất và thuộc về nghiệm thức 0,4% EMS và nghiệm thức có giá trị thấp nhất là 0,8% EMS (17 trái). Có sự tác động của EMS lên sự thay đổi về số trái trên cây giữa các nghiệm thức với nhau nhưng sự chênh lệch số trái trên cây giữa các nghiệm thức là không đáng kể.

Bảng 3.7 Thành phần năng suất của hai giống đậu xanh Taichung và ĐX 208 Nghiệm thức Số trái/cây Chiều dài trái (cm) Số hạt/trái TL 100 hạt (g) TL hạt/cây (g) Taichung 0,0% EMS (ĐC) 20,85 9,03 11,61 5,26 9,45 0,2% EMS 22,51 8,90 11,96 5,10 9,87 0,4% EMS 22,75 8,99 11,65 5,05 9,92 0,6% EMS 22,76 8,83 11,53 5,33 10,45 0,8% EMS 21,32 8,77 11,80 5,38 10,09 Trung bình 22,04 8,90 11,71 5,22 9,96 Giá trị F ns ns ns ns ns CV (%) 7,11 2,07 1,47 2,90 5,60 ĐX 208 0,0% EMS (ĐC) 20,79 10,41 11,15 6,82 9,92 0,2% EMS 20,49 10,39 10,97 6,53 10,97 0,4% EMS 21,93 10,38 10,79 6,73 11,49 0,6% EMS 20,33 10,19 10,76 7,01 11,38 0,8% EMS 17,95 10,19 10,67 6,90 9,53 Trung bình 20,30 10,31 10,87 6,80 10,66 Giá trị F ns ns ns ns ns CV (%) 8,51 1,40 2,04 2,87 7,41

(ns): khác biệt không có ý nghĩa

3.5.3 Chiều dài trái (cm)

Chiều dài trái ở các dòng M2 đều khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở cả hai thí nghiệm. Các dòng M2 (giống Taichung) có chiều dài trái trung bình là 8,90 cm, và dao động từ 8,77 cm (0,8% EMS) tới 9,03 cm (đối chứng). Chiều dài trái ở các dòng M2 (giống ĐX 208) biến động từ 10,19 cm (0,8% EMS) đến 10,41 cm (đối chứng) và có chiều dài trái trung bình là 10,31 cm. Số liệu Bảng 3.7 cho thấy chiều dài trái ở các dòng đột biến M2 (giống Taichung) ngắn hơn chiều dài trái ở các dòng đột biến M2 (giống ĐX 208).

3.5.4 Số hạt trên trái

Số hạt trên trái trung bình của cả hai thí nghiệm lần lượt là 11,7 trái ở các dòng đột biến M2 (giống Taichung) và 10,9 trái ở các dòng đột biến M2 (giống ĐX 208) và đều khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Số hạt trên trái ở các nghiệm thức (giống Taichung) dao động từ 11,5 hạt (0,6% EMS) đến 11,96 hạt (0,2% EMS). Số hạt trên trái ở các nghiệm thức (giống ĐX208) thấp nhất thuộc về nghiệm thức 0,8% EMS (10,7 hạt), và cao nhất thuộc về nghiệm thức đối chứng (11,2 hạt). Số liệu Bảng 3.7 cho thấy số hạt trên trái ở các nghiệm thức (giống Taichung) cao hơn số hạt trên trái ở các nghiệm thức (giống ĐX 208).

3.5.5 Trọng lƣợng 100 hạt (g)

Trọng lượng 100 hạt là thành phần năng suất do kiểu gen quy định và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường.

Qua phân tích thống kê trọng lượng 100 hạt trên các dòng đột biến M2 ở 2 thí nghiệm là khác biệt không ý nghĩa. Trọng lượng 100 hạt trung bình ở các nghiệm thức (giống Taichung) là 5,22 g, (Bảng 3.8). Trọng lượng 100 hạt trung bình của ở các nghiệm thức (giống ĐX 208) là 6,80 g, cao nhất là nghiệm thức 0,6% EMS (7,01 g) và thấp nhất là nghiệm thức 0,2% EMS (6,53 g) (Bảng 3.7). Từ kết quả trên có thể rút ra nhận xét là chưa thấy được tác động của EMS đến tính trạng trọng lượng 100 hạt của cả hai thí nghiệm.

3.5.6 Trọng lƣợng hạt trên cây (g)

Trọng lượng hạt trên cây giữa các nghiệm thức (giống Taichung) là khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê, trọng lượng hạt thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (9,45 g), nghiệm thức 0,6% EMS có trọng lượng hạt cao nhất (10,45 g).

Trọng lượng hạt trên cây trung bình của giống đậu xanh ĐX 208 là 10,66 g, nghiệm thức 0,8% EMS có trọng lượng hạt trên cây cao nhất (11,49 g), nghiệm thức 0,8% EMS có trọng lượng hạt trên cây thấp nhất (9,53 g) (Bảng 3.8). Trọng lượng hạt trên cây giữa các nghiệm thức (giống ĐX 208) khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

3.5.7 Giá trị trung bình, GCV, PCV, H2 và GA ở một số chỉ tiêu khảo sát trên các dòng đột biến thế hệ M2 các dòng đột biến thế hệ M2

Các dòng đột biến M2 ở cả hai thí nghiệm đều có hệ số phương sai kiểu hình (PCV) cao hơn hệ số phương sai kiểu gen (GCV) và giá trị chênh lệch giữa 2 hệ số này tương đối nhỏ, vì vậy có thể nói rằng môi trường thí nghiệm tác động ít đến sự biểu hiện của các tính trạng, phần lớn các tính trạng khảo sát là do kiểu gen chi

phối. Nhận định tương tự cũng được tìm thấy trong báo cáo của Jalgaonkar et al. (1990). Khảo sát hệ số phương sai kiểu gen (GCV) có thể giúp so sánh các biến đổi kiểu gen giữa các tính trạng trong từng nghiệm thức và giữa các nghiệm thức với nhau.

Các dòng đột biến M2 từ giống Taichung

Ở tính trạng chiều cao cây lúc chín có giá trị trung bình ở các nghiệm thức xử lý EMS đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Hệ số phương sai kiểu gen (GCV) và hệ số phương sai kiểu hình (PCV) ở mức thấp đến trung bình. GCV (14,91%), PCV (15,47%), GA (28,90%) cao nhất ở nghiệm thức 0,4% EMS. H2 (95,65%) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% EMS.

Trọng lượng 100 hạt (g) cũng có GCV, PCV ở mức thấp đến trung bình. GCV (12,53%), PCV (13,41) cao nhất ở nghiệm thức 0,6% EMS. H2

(93,1%) cao nhất ở nghiệm thức 0,4% EMS. GA (98,47%) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% EMS.

Giá trị trung bình về số trái trên cây ở các nghiệm thức xử lý EMS đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, GCV (40,21%) và PCV (41,62%), GA (80,2%) cao nhất được tìm thấy ở nghiệm thức 0,2% EMS.

Trọng lượng hạt trên cây (g) là tính trạng phức tạp, là kết quả của sự tương tác giữa các thành phần năng suất. Giá trị trung bình về trọng lượng hạt trên cây ở các nghiệm thức xử lý EMS đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, GCV (44,53%) và PCV (45,58%), H2 (95,49%), GA (95,46%) cao nhất cũng được tìm thấy ở nghiệm thức 0,2% EMS.

Bảng 3.8 Giá trị trung bình GCV, PCV, H2

và GA ở một số chỉ tiêu trên các dòng đột biến M2 từ giống Taichung

Tính trạng Nghiệm thức Trung bình SE GCV (%) PCV (%) H2 (%) GA (%) Cao chín (cm) 0,0% EMS 80,450,20 4,66 4,86 91,88 9,20 0,2% EMS 82,880,27 13,14 13,43 95,65 26,46 0,4% EMS 83,510,40 14,91 15,47 92,85 28,90 0,6% EMS 82,850,34 11,78 12,31 91,49 23,21 0,8% EMS 80,840,21 9,63 9,89 94,81 19,32 TL 100 hạt (g) 0,0% EMS 5,260,02 8,54 8,99 90,18 16,70 0,2% EMS 5,110,02 9,73 10,12 92,51 98,47 0,4% EMS 5,050,01 8,61 8,92 93,10 17,11 0,6% EMS 5,330,03 12,53 13,41 87,28 24,11 0,8% EMS 5,380,06 10,75 14,62 54,05 16,28 Số trái/cây 0,0% EMS 20,850,29 32,87 34,97 94,00 67,71 0,2% EMS 22,510,28 40,21 41,62 93,32 80,02 0,4% EMS 22,750,25 29,65 31,13 90,73 58,18 0,6% EMS 27,760,36 34,64 37,32 86,19 66,28 0,8% EMS 21,320,33 33,51 36,14 85,99 64,02 TL hạt/cây (g) 0,0% EMS 9,450,16 39,04 41,84 87,08 75,05 0,2% EMS 9,870,11 44,53 45,58 95,46 89,63 0,4% EMS 9,920,14 37,52 39,37 90,84 73,67 0,6% EMS 10,450,15 40,86 42,74 91,38 80,46 0,8% EMS 10,090,18 39,59 52,55 86,59 75,90 Các dòng đột biến M2 từ giống ĐX 208

Tương tự như các dòng đột biến M2 từ giống Taichung, các tính trạng như chiều cao cây lúc chín, và trọng lượng 100 hạt đều được đánh giá có hệ số biến dị kiểu gen (GCV) và hệ số biến dị kiểu hình (PCV) ở mức ý nghĩa từ thấp đến trung bình, các tính trạng số trái trên cây và trọng lượng hạt trên cây ở mức ý nghĩa cao.

Tính trạng chiều cao cây lúc chín thì GCV (11,96%), PCV (14,72%) cao nhất ở nghiệm thức 0,8% EMS, H2 (92,14%), GA (22,22%) cao nhất ở nghiệm thức 0,4% EMS.

Trọng lượng 100 hạt (g) thì GCV (8,47%), PCV (10,86%), GA (13,61%) cao nhất ở nghiệm thức 0,4% EMS. H2 (91,67%) cao nhất 0,6% EMS.

Tính trạng số trái trên cây đều có GCV (41,58%), PCV (43,18%), H2 (96,55%), GA (85,87%) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% EMS.

Trọng lượng hạt trên cây (g) có GCV (46,18%), PCV (47,78%), GA (91,93%) cao nhất ở nghiệm thức 0,4% EMS. H2

(95,47%) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% EMS. Bảng 3.9 Giá trị trung bình GCV, PCV, H2 và GA ở một số chỉ tiêu trên các dòng đột biến M2 từ giống ĐX 208 Tính trạng Nghiệm thức Trung bình SE GCV (%) PCV (%) H2 (%) GA (%) Cao chín (cm) 0,0% EMS (ĐC) 93,710,16 4,26 4,52 88,89 8,27 0,2% EMS 93,710,49 9,21 10,27 80,38 17,00 0,4% EMS 90,040,34 11,24 11,71 92,14 22,22 0,6% EMS 94,120,31 7,90 8,41 88,22 15,28 0,8% EMS 88,290,88 11,96 14,72 66,00 20,01 TL 100 hạt (g) 0,0% EMS (ĐC) 6,820,02 6,13 6,51 88,83 11,90 0,2% EMS 6,530,06 3,25 8,77 13,72 2,48 0,4% EMS 6,730,05 8,47 10,86 60,86 13,61 0,6% EMS 7,010,02 6,52 6,81 91,67 12,86 0,8% EMS 6,900,02 5,70 6,18 85,16 10,85 Số trái/cây 0,0% EMS (ĐC) 20,790,21 33,27 34,41 93,53 66,29 0,2% EMS 20,490,28 41,58 43,18 96,55 85,87 0,4% EMS 21,930,29 39,14 41,40 92,18 78,61 0,6% EMS 20,330,26 32,03 33,93 89,14 62,29 0,8% EMS 17,950,22 36,69 38,18 92,34 72,63 TL hạt/cây (g) 0,0% EMS (ĐC) 9,920,11 29,48 30,93 90,88 57,90 0,2% EMS 10,970,11 40,88 41,84 95,47 82,29 0,4% EMS 11,490,16 46,18 47,78 93,40 91,93 0,6% EMS 11,380,18 32,35 35,22 84,32 61,18 0,8% EMS 9,530,12 43,62 45,00 93,95 87,09

Nhìn chung hai tính trạng số trái trên cây và trọng lượng hạt trên cây ở các nghiệm thức xử lý EMS đều có GCV, H2, GA ở mức ý nghĩa cao nghĩa là nó có giá trị chọn lọc cao, là nền tảng cho việc cải thiện và chọn tạo giống mới.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

- Các dòng đột biến M2 ở hai thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn (54–58 ngày).

- Các dòng M2 (giống Taichung) có tỷ lệ sống của cây con tăng dần theo nồng độ xử lý EMS, ngược lại các dòng M2 (ĐX 208) có tỷ lệ sống của cây con giảm dần theo nồng độ xử lý EMS.

- Các dòng M2 (giống Taichung) không bị nhiểm sâu đục thân.

- EMS gây ra các dạng đột biến hình thái trên lá (màu sắc lá, hình dạng lá và số lượng lá). Trong đó, tỷ lệ đột biến hình thái cao nhất (55,1%) ở nồng độ 0,4% EMS (các dòng M2 từ giống Taichung). Tỷ lệ đột biến hình thái cao nhất (81,8%) ở nồng độ 0,6% EMS (các dòng M2 từ giống ĐX 208).

- Tỷ lệ đột biến trên lá ở các dòng M2 từ giống ĐX 208 cao hơn so với đột biến trên lá ở các dòng M2 từ giống Taichung.

- Chiều cao cây ở các dòng M2 (giống Taichung) thấp hơn chiều cao cây ở các dòng M2 (giống ĐX 208).

- Năng suất và thành phần năng suất của các dòng đột biến M2 ở hai thí nghiệm đều tương đương với đối chứng.

- PCV, GCV của hai tính trạng chiều cao cây và trọng lượng 100 hạt ở các dòng đột biến M2 của hai thí nghiệm đều ở mức từ thấp (<10%) đến trung bình (10-15%).

- Số trái trên cây và trọng lượng hạt trên cây ở các dòng đột biến M2 (Taichung) có PCV, GCV, H2, GA cao nhất ở nồng độ 0,2 % EMS.

- Số trái trên cây ở các dòng đột biến M2 (ĐX 208) có PCV, GCV, H2, GA cao nhất ở nồng độ 0,2 % EMS.

- Trọng lượng hạt trên cây có GCV, PCV, GA cao nhất ở nghiệm thức 0,4% EMS, H2 (95,47%) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% EMS.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục thực hiện thí nghiệm ở các thế hệ M3, M4, M5…để đánh giá sự phân ly của các kiểu gen đột biến trong quần thể, nhằm tìm ra được những dòng tốt, phục vụ cho công tác cải thiện giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Cao Thị Cẩm Tú. (2013). Ảnh hưởng của bốn mức nồng độ Ethyl Methane Sulphonate lên giống đậu xanh Taichung. Luận văn tốt nghiệp ngành Nông học.

Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (biên soạn). (2006). Phương pháp chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên). (1996). Giáo trình Cây công nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Hà Thị Hiến. (2004). Đậu Tương, Đậu Xanh và kỹ thuật trồng. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.

Khuất Hữu Thanh. (2003). Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ thuật Hà Nội.

Luyện Hữu Chỉ (chủ biên). (1997). Giáo trình Giống cây trồng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Hồng Minh (1999), Giáo trình di truyền học, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Hữu Đống, Ks Đào Thanh Bằng, Ks Lâm Quang Dụ, Ks Phan Đức Trực (1997), Đột biến: cơ sở lý luận và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Hữu Quán (1984), Phát triển nguồn lợi đậu và cây họ đậu nhiệt đới, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.

Nguyễn Thị Lý Anh, Lê Hải Hà, Vũ Hoàng Hiệp (2009), Ảnh hưởng của xử lý Ethyl Methane Sulphonate (EMS) invitro đối với cây cẩm chướng, Tạp chí Khoa học và phát triển 2009 : tập 7, số 2 : 130-136, trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

Phạm Thành Hổ. (1988). Giáo trình di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục. Phạm Văn Duệ. (2006). Giáo trình Di truyền và chọn giống cây trồng. Nhà

xuất bản Hà Nội.

Phạm Văn Thiều. (1999). Cây Đậu xanh, kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm. Nhà xuất bản nông nghiệp.

Trần Kim Thủy. (1969). Cây đậu xanh, đặc tính thực vật và sự canh tác đậu xanh tại Việt Nam, viện khảo cứu Sài Gòn.

Trần Thị Diễm Hằng. (2012). Ảnh hưởng của bốn mức nồng độ Ethyl Methyl Suphonate lên giống đậu xanh ĐX 208. Luận văn tốt nghiệp ngành Nông học.

Trần Thị Thanh Thủy và Trương Trọng Ngôn. (2010). Phân tích và đánh giá các mô hình tương tác giữa kiểu gen và môi trường của các giống đậu xanh triển vọng. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp trường.

Trương Trọng Ngôn (biên dịch). (2013). Phân tích tương tác kiểu gen và môi trường. Chuyên đề Di truyền & chọn giống.

TIẾNG ANH

Ananthaswamy et al (1971), Biochemical and physiological changes in gamma irradiated wheat during germination, Rad, Bot, 11: 1-2.

Asencion et al (1994), The mutagenicity of sodium azide in mungbean (Vigna radiate (L.) Wilczek) under different presoaking treatments, pp. 139-153, In Plant Mutation Breeding Asia. Proceedings of Plant Mutation Breeding Seminars-Regional Nuclear Cooperation, Beijing, China, 1993 and 1994. Roychowdhury, R. 2011. Effect of Chemical Mutagens on Carnation

(Dianthus caryophyllus L.): A Mutation Breeding Approach, LAP Lambert Academic Publi Yadav, R. D. S. 1987. Effect of mutagens on mitotic index, seedling vigour and chlorophyll mutation in mung bean (Vignaradiata L. Wilczek). J. Nuclear Agric. Bio. 16(1): 13-17.shing, Germany, pp. 14. Samiullah Khan and Sonu Goyal (2009), Improvement of mungbean varieties

through induced mutations, Afr. J. Plant Sci. 3: 174-180. [22] Kozgar, M.

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến dị di truyền ở các dòng đột biến thế hệ m2 của hai giống đậu xanh taichung và đx 208 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)