Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (Trang 32 - 37)

II. Giải pháp để tăng trưởng bền vững kết hợp xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở Việt Nam

2.Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo

lớn, song khả năng thu hồi vốn ban đầu rất khó, Nhà nước nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ và phát huy sự đóng góp của cộng đồng để phát triển loại hình điểm bưu điện này.

2. Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống chongười nghèo người nghèo

2.1. Phát triển mạnh công nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhândân dân

Phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, có hiệu quả, bảo đảm năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường; coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp. Kết hợp hợp lý giữa phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghệ cao, ngành mũi nhọn với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động, tạo việc làm.

Phát triển, hiện đại hóa các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn (hoá chất, phân bón, bao bì...), tiếp tục đa dạng hóa và hiện đại hóa sản phẩm cơ khí đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp như: máy kéo nhỏ, máy chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, máy phun thuốc sâu và tưới nước hiện đại...

Phát triển công nghiệp vi sinh nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất sạch, bảo đảm không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường lâu dài, tăng độ tin cậy đối với người tiêu dùng.

2.2. Phát triển và mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệp và các hoạt độngtiểu thủ công nghiệp. tiểu thủ công nghiệp.

Khuyến khích các chủ sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ (cửa hàng, cửa hiệu, xưởng sản xuất...) mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh lâu dài và thu hút nhiều lao động.

Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp lớn trong ngành vận tải, xây dựng... và những ngành có khả năng tuyển dụng thêm lao động phổ thông tạo việc làm ổn định cho người nghèo.

Hình thức khuyến khích chủ yếu là: tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh; miễn giảm tiền thuê đất, ở một số vùng nông thôn có thể áp dụng giá thuê đất bằng không; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số lao động sử dụng thêm; giúp doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động, thu hồi mặt bằng đối với những doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả để cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuê lại; biểu dương và tôn vinh các nhà doanh nghiệp có chí hướng phát triển lâu dài trong một số lĩnh vực đã kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp Ngân sách và tạo nhiều việc làm cho người nghèo.

Khuyến khích các tổ chức tài chính ngân hàng, các doanh nghiệp lớn và thể nhân giúp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng kinh doanh, cung cấp thông tin kinh tế và đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xuất khẩu trực tiếp và tìm kiếm bạn hàng nước ngoài ổn định, lâu dài.

Thành lập các tổ chức xúc tiến và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung ương và địa phương theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Triển khai hướng dẫn và thực hiện các quy định về một số chính sách khuyến khích đưa công nghiệp về nông thôn và thành lập các khu công nghiệp nông thôn như hỗ trợ về đất đai; nguyên liệu phục vụ sản xuất; đầu tư; tín dụng; thuế và lệ phí; thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm; khoa học công nghệ và môi trường; lao động đào tạo...

2.3. Khuyến khích người nghèo đô thị tự thoát nghèo

Thiết lập khuôn khổ chiến lược, chính sách tổng thể phát triển đô thị để làm cơ sở từng bước giải quyết các khu nhà ổ chuột và tạm bợ ở các thành phố và thị xã, giảm nghèo, giảm tính dễ bị tổn thương của khu vực đô thị, xây dựng chiến lược quốc gia về đô thị hoá.

Để giảm nghèo ở đô thị cần phải tạo việc làm, giảm thất nghiệp, xây dựng và triển khai các chiến lược và chính sách về tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các đô thị, bao gồm những chương trình đầu tư cho các khu vực kinh tế có tính đến nhóm người nghèo; tạo công ăn việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển khu vực dịch vụ để người nghèo tự tạo ra công ăn việc làm cho họ.

Tăng cường hệ thống dạy nghề và dịch vụ giới thiệu, tìm kiếm việc làm để tạo cho người nghèo ở thành thị có việc làm ổn định, tăng thu nhập và dần dần cải thiện mức sống cho họ.

Phát triển các chính sách nhằm cung cấp các khoản vay vốn cho người nghèo đô thị thông qua các chương trình tiết kiệm và tín dụng cộng đồng, bao gồm các khoản vay nhỏ cho hoạt động sản xuất, dịch vụ; hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải tạo, nâng cấp nhà ở và các điều kiện hạ tầng thiết yếu như cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường.

Tiếp tục phát triển các chương trình xây dựng nâng cấp mạng lưới hạ tầng tới tận cơ sở; từng bước cải tạo, mở mang giao thông đô thị, phát triển giao thông công cộng, chống ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông. Đảm bảo các dịch vụ cấp thoát nước, vệ sinh, chiếu sáng công cộng đến được các cộng đồng thu nhập thấp, thực hiện chương trình quản lý rác thải trên nguyên tắc xã hội hóa để giảm ô nhiễm khu vực người nghèo đô thị.

Phát triển các chươngtrình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người nghèo. Xây dựng chiến lược và chính sách nâng cấp đô thị có tính đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trong đó sẽ ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng nhà ở cho người nghèo, tạo điều kiện phát triển cân bằng đô thị, giảm thiểu sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Phát triển cân đối khu vực nội - ngoại thành, tăng cường liên kết thành thị - nông thôn thông qua các chương trình cung cấp cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, thương mại và dịch vụ.

Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng, động viên khả năng và sự chủ động của người nghèo, bao gồm nguồn tài chính, sức lao động và kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thu nhập và quản lý cộng đồng.

KẾT LUẬN

Chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển, mục tiêu của xã hội loài người. Công việc xóa đói giảm nghèo là một phần của việc thực hiện công bằng xã hội để cho người nghèo có cơm ăn, có áo mặc, giảm bớt sự cách biệt về kinh tế và bất bình đẳng, để ai cũng có thể hưởng lợi từ công cuộc đổi mới của đất nước. Nhất là đối với Việt Nam một nước đang trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Nước ta mới có hơn 10 năm thực hiện chủ chương gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo,

nên còn không ít các bất cập còn tồn tại cần khắc phục. Tuy vậy chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và là một tấm gương của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo. Với những phương hướng và giải pháp đúng đắn và sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,Việt Nam sẽ ngày càng làm tốt hơn tiến tới xóa nghèo toàn diện và tăng trưởng bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Kinh tế phát triển – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân - Giáo trình Kinh tế Việt Nam – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

- Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Website Bộ Lao động thương binh và xã hội

- Website Tổng cục Thống kê - Các website khác

DANH SÁCH NHÓM

1. Kháng Mai Thu (phần B, tổng hợp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đoàn Thu Trang (tổng hợp, làm slide, thuyết trình) 3. Lê Thị Minh Huyền (tổng hợp)

4. Phùng Thị Ánh Tuyết (Phần A) 5. Phạm Thị Thùy Linh (Phần C)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (Trang 32 - 37)