III MỘT SỐ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA IPV6 3.1 Quy trình phân giải địa chỉ lớp 2 từ địa chỉ lớp
3.5 Tự động cấu hình địa chỉ không trạngthái của thiết bị ip
Thiết bị ipv4 khi kết nối vào mạng phải được cấu hình bằng tay các thông số địa chỉ, mặt nạ mạng, bộ định tuyến mặc định, máy chủ tên miền. Để giảm cấu hình thủ công, máy chủ DHCP được sử dụng để có thể cấp phát địa chỉ ip và thông số cho thiết bị ipv4 khi nó kết nối vào mạng. Địa chỉ ipv6 tiến thêm một bước xa hơn khi cho phép một node ipv6 có thể tự động cấu hình địa chỉ và các tham số hoạt động mà không cần sự hỗ trợ của máy chủ DHCPV6. Do vậy, địa chỉ ipv6 có hai phương thức tự động cấu hình địa chỉ: Sử dụng máy chủ DHCPV6 để cung cấp địa chỉ và thông số cho các thiết bị ipv6. Cách thức này tương tự như việc sử dụng DHCP của địa chỉ ipv4. Tuy nhiên, việc hướng dẫn thiết bị ipv6 nhận địa chỉ và thông số từ máy chủ DHCPV6 do router trên đường kết nối quảng bá thông tin. không phải thực hiện cấu hình xác định bằng tay như ipv4. Phương thức tự động cấu hình
này được gọi là "tự động cấu hình có trạng thái - stateful autoconfiguration".
Thiết bị ipv6 tự động cấu hình địa chỉ cho mình mà không cần sự hỗ trợ của máy chủ DHCPV6. Thiết bị thực hiện cấu hình ip bắt đầu từ trạng thái chưa có thông tin hỗ trợ cấu hình, do vậy phương thức cấu hình này được gọi là "tư động cấu hình không trạng thái stateless autoconrguration"
Giảm tối thiểu cấu hình thủ công là một trong những đặc điểm hoàn toàn mới và là một ưu điểm nổi bật của địa chỉ ipv6. Khả năng tự động cấu hình không trạng thái của thiết bị ipv6 dựa trên một số đặc tính mời của địa chỉ ipv6, bao gồm: khả năng tự tạo 64 bit định danh giao diện từ địa chỉ lớp 2. từ đó tự động tạo địa chỉ Link-local, khả năng trao đổi của thiết bị với bộ định tuyến trên một đường kết nối nhờ thủ tục ND (Neighbor Discovery) để nhận các thông tin về tiền tố địa chỉ mạng của đường kết nối và các tham số hoạt động khác.
Hình 17: Tự động cấu hình địa chi của thiết bị ipv6