Phản ứng ngưng tụ aldol

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổng hợp dẫn xuất isoquinoline chalcone (Trang 39)

2. Chương 2: TÔNG QUAN TÀI LIỆU

2.6. Phản ứng ngưng tụ aldol

2.6.1.Giới thiệu

Phản ứng ngưng tụ aldol là một loại phản ứng hữu cơ trong đó ion enolate phản ứng với hợp chất carbonyl để tạo thành một β-hydroxyaldehyde

PHAN PHÚ BÌNH 21

hoặc β-hydroxyketone. Các β-hydroxyaldehyde hoặc β-hydroxyketone trong phản ứng aldol dễ dàng bị mất nước để tạo thành các enol liên hợp (tiếp cách). Quá trình mất nước có thể xảy ra trong môi trường acid hoặc base và thường cần có sự gia nhiệt.

2.6.2.Cơ chế phản ứng aldol

Phản ứng cộng aldol trong môi trường kiềm xảy ra theo cơ chế sau:

H C C R O OH C C R O C O C C R O C O H2O CH C R O C OH + H2O

Hình 2.17: Cơ chế phản ứng cộng aldol trong môi trường kiềm

Cơ chế của giai đoạn tách nước để tạo thành sản phẩm ngưng tụ aldol được trình bày trong sơ đồ sau:

C C R O C OH H OH C C R O C OH C C R O C + OH C C R O C OH2 C C R O C + H H3O H3O

PHAN PHÚ BÌNH 22

3. CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đặt được những mục tiên đã đề ra, phương pháp nghiên cứu của đề tài như sau:

 Các phản ứng được tiến hành bằng phương pháp đun hồi lưu cổ điển

 Tiến trình phản ứng được theo dõi bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) với thuốc hiện màu là dung dịch KMnO4.

 Sản phẩm được tinh chế bằng sắc ký cột silica gel.

 Cấu trúc của sản phẩm được xác định bằng các phương pháp đo phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HMBC, HSQC và MS.

3.2.Phương tiện nghiên cứu 3.2.1.Dụng cụ và thiết bị 3.2.1.Dụng cụ và thiết bị

 Hệ thống đun hoàn lưu

 Máy khuấy từ gia nhiệt và bộ kiểm soát nhiệt độ IKA

 Máy cô quay chân không HEIDOLPH

 Bình cầu đáy tròn 50 mL, 100 mL, 250 mL, 500 mL  Cột sắc ký  Cân điện tử GF – 300  Bình chiết 100 mL, 500 mL  Bình tam giác 100 mL  Cốc thủy tinh 100 mL, 250 mL, 500 mL  Phễu lọc

 Đũa thủy tinh

 Bình định mức 100 mL

PHAN PHÚ BÌNH 23

 Máy Bruker Advance 500 MHz (Viện Công nghệ, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội): đo phổ 1

H-NMR, 13C-NMR, DEPT

3.2.2.Hóa chất

 4-Pyridinecarbaldehyde (Merck)

 Potassium tert-butylate (Merck)

 Silica gel cỡ hạt 0.04-0.06 nm (Merck)

 Bản mỏng tráng sẵn silica gel 60F254 độ dày 0.2 mm (Merck)

 Acid succinic (TQ)  Ethanol (TQ, Merck)  Ethyl acetate (TQ)  Petroleum ether 60-90 (TQ)  Sodium acetate (TQ)  tert-Butanol (TQ)  Acid sulfuric (TQ)  Sodium bicarbonate (TQ)  Acid acetic (TQ)  Sodium sulfate (TQ)

 Acetic anhydride (Tây Ban Nha)

3.2.3.Tinh chế một số hóa chất

tert-Butanol ((CH3)3COH): chưng cất lấy đúng nhiệt độ sôi phân đoạn 83°C.

 Acetic anhydride ((CH3CO)2O): chưng cất lấy phân đoạn nhiệt độ sôi 140°C.

PHAN PHÚ BÌNH 24

 Na2SO4 khan: nung Na2SO4 đến chảy thành chất lỏng rồi khô lại trong bình hút ẩm. Sau đó, tán nhỏ, đựng trong bình cổ nhám, tránh tiếp xúc với không khí.

 Silica gel: được sấy ở 150°C trong hai giờ.

 Petroleum ether: chưng cất lấy phân đoạn 60-90.

3.3.Tổng hợp

3.3.1.Tổng hợp diethyl succinate [45]

Cho vào bình cầu 11,8 g acid succinic 99,5 % (0,1 mol), 23 g ethanol 99,7% (0,5 mol) và 2 g xúc tác H2SO4 98% (15% mol so với acid succinic). Đun hỗn hợp ở 80°C trong 4 giờ và khuấy với tốc độ 700 vòng /phút. Hòa tan hỗn hợp sau phản ứng bằng dung môi EtOAc rồi cho vào phễu chiết. Rửa dịch chiết bằng dung dịch NaHCO3 15% cho đến khi dịch chiết trung tính (pH=7). Cuối cùng dịch chiết hữu cơ được rửa với dung dịch NaCl bão hòa, làm khan với Na2SO4, lọc, cô đuổi dung môi thu được sản phẩm là chất lỏng không màu (13,72 g -71,29%, R=0,71, PE:EtOAc = 2:3).

3.3.2.Tổng hợp (Z)-3-(ethoxycarbonyl)-4-(pyridin-4-yl)but-3-enoic (2’) [46]

Thêm từ từ hỗn hợp gồm t-BuOK (1,12 g - 10 mmol) trong t-BuOH (25 mL) vào bình cầu chứa hỗn hợp gồm 4-pyridinecarbaldehyde (0,535 g – 5 mmol) và diethyl succinate (1,74 g - 10 mmol). Khuấy đều hỗn hợp với tốc độ 700 vòng/phút, ở 50°C trong môi trường khí N2 trong 4 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được acid hóa bằng dung dich CH3COOH 15% (30 mL), rồi hòa tan trong EtOAc, trung hòa bằng dung dịch NaHCO3 bão hòa, rửa lại nhiều lần bằng nước cất đến khi dịch chiết EtOAc trung tính (pH = 7), tiếp tục rửa dịch chiết với dung dịch NaCl bão hòa, làm khan với Na2SO4, lọc, cô đuổi dung môi. Sản phẩm thô được tinh chế bằng sắc ký cột (silica gel, PE:EtOAc = 1:1) thu được chất rắn kết tinh màu trắng (0,791 g - 67,31%; R= 0,21, PE:EtOAc = 1:4).

3.3.3.Tổng hợp (Z)-ethyl 2-methyl-3-(pyridin-4-yl)-prop-2-enoate (3’) [46]

Khuấy hỗn hợp gồm (2’) (0,235 g - 1 mmol), NaOAc (0,082 g - 1 mmol) và Ac2O (2 mL - 2 mmol) trong môi trường khí N2, ở nhiệt độ 160°C trong 5 giờ. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bằng dung dịch NaHCO3 bão hòa,

PHAN PHÚ BÌNH 25

chiết với EtOAc (3 x 20 mL), rửa lại nhiều lần bằng nước cất đến khi dịch chiết EtOAc trung tính (pH = 7), tiếp tục rửa dịch chiết với dung dịch NaCl bão hòa, làm khan với Na2SO4, lọc, cô đuổi dung môi. Sản phẩm thô được tinh chế bằng sắc ký cột (silica gel, PE:EtOAc = 8:1) thu được chất lỏng không màu (0,163 g - 62,93%; R = 0,56 PE:EtOAc = 1:4).

3.3.4.Tổng hợp (Z)-2-methyl-3-(pyridin-4-yl)-prop-2-enol (4’)

Khuấy hỗn hợp gồm (3’) (0,259 g – 1 mmol), NaBH4 (0,38 g – 10 mmol) với 10 mL dung môi ethanol trong môi trường khí N2, ở nhiệt độ phòng trong 4 giờ với tốc độ khuấy là 700 vòng/phút. Hỗn hợp sau phản ứng được acid hóa bằng dung dịch HCl 1N rồi hòa tan trong EtOAc. Lọc và rửa lại nhiều lần bằng nước cất đến khi dịch chiết trung tính (pH=7), sau đó làm khan bằng Na2SO4 khan, cô đuổi dung môi. Sản phẩm thô được tinh chế bằng sắc ký cột với hệ giải ly PE:EtOAc=3:1 được chất lỏng dạng dầu không màu (0,116 g – 53,45%, R =0,3, PE:EtOAc=1:4) Dữ liệu phổ (phụ lục1.1-1.6) Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3):  (ppm) 8,53 (d, 2H, –CH= (pyridine), J =6 Hz), 7,18 (d, 2H, –CH=(pyridine), J =6 Hz), 6,50 (s, 1H, –CH=), 4,22 (s, 2H, –CH2-OH), 1,91 (s, 3H, – CH3). Phổ 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3):  (ppm) 149,52 (–CH=), 145,51 (=C=), 142,34 (=C=), 123,65 (–CH=), 121,81 (–CH=), 67,99 (–CH2OH), 15,41 (–CH3). 3.3.5.Tổng hợp (Z)-2-methyl-3-(pyridin-4-yl)-propenal (5’)

Khuấy hỗn hợp gồm (4’) (0,215 g – 1 mmol), MnO2 (0,348 g – 4 mmol) với 5 mL dung môi acetonitrile trong môi trường khí N2, ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ với tốc độ khuấy là 700 vòng/phút. Hỗn hợp sau phản ứng được hòa tan trong EtOAc. Lọc và rửa lại với nước cất, sau đó làm khan với Na2SO4 khan, cô đuổi dung môi. Tiến hành tinh chế sản phẩm thô bằng sắc ký cột với hệ dung môi PE:EtOAc=9:1 thu được chất lỏng, dạng dầu màu nâu nhạt (0,151 g – 70,89%, R =0,5, PE:EtOAc=1: 4). Dữ liệu phổ (phụ lục 2.1-2.5) Phổ 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3):  (ppm) 9,64 (s, 1H, –CHO), 8,71 (dd, 2H, –CH=(pyridine), J=4,5 Hz, J=1,5 Hz), 7,37 (dd, 2H, –CH= (pyridine), J =4,5 Hz, J =1,5 Hz), 7,22 (s, 1H, –CH=), 2,08 (s, 3H, – CH3).

PHAN PHÚ BÌNH 26

Phổ 13C-NMR (125 MHz, CDCl3):  (ppm) 194,67 (–CHO), 150,25 (=C=), 145,70 (=CH=), 142,32 (=CH=), 141,88 (–CH=), 123,49 (–CH=), 10,93 (–CH3).

PHAN PHÚ BÌNH 27

4.Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Căn cứ kết quả nghiên cứu trước đây, cấu trúc 8-acetoxyquinoline-6- carboxylate (3b) và 4-oxo-4H-quinolizine-2-carboxylate (3c) được tổng hợp

thành công với hiệu suất khá cao qua phương pháp hai bước bao gồm phản ứng ngưng tụ Stobb tiếp theo là phản ứng ghép vòng từ tác chất ban đầu lần lượt là 3-pyridinecarbaldehyde và 2-pyridinecarbaldehyde [46] (Hình 4.1).

N O N O O OEt N O N COOEt OAc 2-Pyridinecarbaldehyde 3-Pyridinecarbaldehyde 1. Diethylsuccinate, t-BuOK 2. Ac2O, NaOAc 4-Oxo-4H-quinolizine-2-carboxylate 8-Acetoxyquinoline-6-carboxylate 47,57% 52,5% (1b) (3b) (1c) (3c)

Hình 4.1: Quy trình tổng hợp dẫn xuất 8-acetoxyquinoline-6-carboxylate (3b) và 4-oxo-4H-quinolizine-2-carboxylate (3c)

Tương tự, nếu xuất phát từ tác chất ban đầu là 4-pyridinecarbaldehyde, cấu trúc khung isoquinoline (3a) cũng có nhiều khả năng sẽ được tổng hợp

thành công sau hai bước bao gồm phản ứng ngưng tụ Stobbe tiếp theo là phản ứng ghép vòng (Hình 4.2).

PHAN PHÚ BÌNH 28 N O N COOEt OAc (1a) (3a) 1. Diethylsuccinate, t-BuOK 2. Ac2O, NaOAc

Hình 4.2: Quy trình tổng hợp cấu trúc khung isoquinoline

Theo định hướng này đề tài tiến hành thực hiện phản ứng ngưng tụ Stobb đối với 4-pyridinecarbaldehyde. Điều kiện thực hiện phản ứng như sau:

- Tỉ lệ mol (1a) : diethyl succinate : t-BuOK = 1 : 2 : 2 - Thời gian phản ứng: 4 giờ

- Nhiệt độ phản ứng: 50°C - Tốc độ khuấy: 700 vòng/phút

Sắc ký bản mỏng của hỗn hợp sau phản ứng cho thấy có xuất hiện một chất mới có R=0,21 (PE:EtOAC = 1:4) (Hình 4.3). Ký hiệu sản phẩm này là

(2’).

Hình 4.3: Sắc ký lớp mỏng thu được sau phản ứng ngưng tụ Stobbe (PE : EtOAc = 1 : 4)

Tiến hành tinh chế sản phẩm bằng sắc ký cột silica gel sử dụng hệ giải ly PE : EtOAc = 1 : 1 thu được một chất rắn, kết tinh màu trắng (Hình 4.4).

4-Pyridinecarbaldehyde R= 0,52

Hợp chất (2’) R= 0,21

PHAN PHÚ BÌNH 29

Hình 4.4: Sản phẩm thu được sau phản ứng ngưng tụ Stobb

Tiếp tục thực hiện phản ứng ghép vòng đối với sản phẩm thu được. Điều kiện thực hiện phản ứng như sau:

- Tỉ lệ mol chất (2’) : NaOAc : Ac2O = 1 : 1 : 10 - Thời gian phản ứng: 5 giờ

- Nhiệt độ phản ứng: 160°C - Tốc độ khuấy: 700 vòng/phút

Sắc ký bản mỏng thu được sau phản ứng ghép vòng thấy có xuất hiện một chất mới có R= 0,56 (PE:EtOAc = 1:4) (Hình 4.5).

Hình 4.5: Sắc ký bản mỏng thu hỗn hợp được sau phản ứng ghép vòng có R=0,56 (3’) (PE : EtOAc = 1 : 4)

Hợp chất (2’) R= 0,21 Hợp chất (3’)

PHAN PHÚ BÌNH 30

Tiến hành cô lập sản phẩm này bằng sắc ký cột silica gel với hệ giải ly PE : EtOAc = 95 : 5 thu được chất lỏng màu vàng nhạt với hiệu suất đạt 63% (Hình 4.6).

Hình 4.6: Sản phẩm (3’)

Cấu trúc của sản phẩm này được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm NMR. Kết quả cho thấy:

- Phổ 1H-NMR (phụ lục 1.1-1.3) cho thấy có xuất hiện các tín hiệu như sau:

+ 4 proton của vòng thơm ở 8,63 ppm (2H, dd, J=4,5 Hz; J=1,5 Hz) và

7,43 ppm (2H, dd, J=4,5 Hz; J=1,5 Hz), qua đó nhận thấy có sự đối xứng

trong cấu trúc của sản phẩm tạo thành; + 1 proton olefin ở 7,44 ppm (1H, s);

+ Tín hiệu ở 4,22 ppm(2H, q, J=7,5 Hz) và tín hiệu ở 1,28 ppm (2H, t,

J=7,5 Hz). Đây là các tín hiệu đặc trưng của nhóm -COOCH2CH3; + 3 proton của nhóm methyl (-CH3) ở H 2,04 ppm.

Từ dữ liệu phổ 1H-NMR cho thấy cấu trúc của sản phẩm có sự đối xứng và do đó không phù hợp với cấu trúc mong đợi của sản phẩm (3a). Ký hiệu

PHAN PHÚ BÌNH 31

Bảng 4.1: Dữ liệu phổ 1H-NMR của chất (3’) (R=0,56; PE:EtOAc=1:4) STT Số và loại proton  (ppm) Mũi, J (Hz)

1 2H, –CH= 8,63 dd, J = 4,5 J=1,5 2 1H, –CH= 7,54 s 2 2H, –CH= 7,43 dd, J = 4,5 J=1,5 4 2H, –CH2– 4,22 q, J = 7,5 5 3H, –CH3 2,04 s 6 3H, –CH3 1,27 t, J = 7,5

Tiếp tục thực hiện phản ứng khử tác chất (3’) với điều kiện phản ứng như sau:

- Tỉ lệ mol (3’) : NaBH4 = 1 : 10 - Thời gian phản ứng: 4 giờ - Nhiệt độ phản ứng: 30°C - Tốc độ khuấy: 700 vòng/phút

Sau phản ứng có xuất hiện một chất mới có R= 0,3 (PE:EtOAc = 1:4) (Hình 4.7). Ký hiệu chất này là (4’). Hình 4.7: Sắc ký lớp mỏng tổng hợp (4’) (PE : EtOAc = 1 : 4) Hợp chất (4’) R= 0,3 Hợp chất (3’) R= 0,56

PHAN PHÚ BÌNH 32

Tiến hành tinh chế (4’) bằng sắc ký cột silica gel với hệ giải ly

PE : EtOAc = 3 : 1 thì thu được chất lỏng không màu với hiệu suất 53,45% (Hình 4.8).

Hình 4.8: Sản phẩm (4’)

Tiến hành xác định cấu trúc của sản phẩm thu được sau phản ứng khử bằng phương pháp phổ 1

H-NMR, 13C-NMR và DEPT. Kết quả thu được như sau:

- Phổ 1

H-NMR (phụ lục 2.1-2.2) cho thấy có tín hiệu của các proton: + 2 tín hiệu mũi đôi lần lượt ở 8,54 ppm (2H, d, J = 6,0 Hz) và7,18 ppm (2H, d, J = 6,0 Hz). Mỗi tín hiệu tương ứng với 2 proton. Kết quả này cho thấy 2 proton tương ứng mỗi tín hiệu là đối xứng với nhau đồng thời ghép cặp

ortho với hai proton tương tứng của tín hiệu còn lại;

+ 1 proton olefin ở 6,5 ppm (1H, s);

+ 2 proton kề oxygen ở 4,22 ppm (2H, s). Đây là tín hiệu proton đặc trưng cho nhóm –CH2OH.

+ 3 proton của nhóm methyl (–CH3) ở 1,91 ppm (3H, s).

- Phổ 13C-NMR (phụ lục 2.4) kết hợp với DEPT (phụ lục 2.5-2.6) cho thấy có 7 tín hiệu cộng hưởng đặc trưng cho 9 carbon, trong đó có:

+ 5 carbon methine kề nối đôi (–CH=) ở 149,5 ppm (hai nhóm –CH= đối xứng của vòng pyridine), 123,7 ppm (hai nhóm –CH= đối xứng của vòng pyridine) và 121,8 ppm tương ứng –CH= của olefin;

PHAN PHÚ BÌNH 33

+ 2 carbon tứ cấp lần lượt ở 145,5 ppm và 141,3 ppm; + 1 carbon kề oxygen ở 67,9 ppm;

+ 1 carbon của nhóm methyl ở 15,4 ppm.

Bảng 4.2: Dữ liệu phổ 1H-NMR của chất (4’) (R= 0,3; PE : EtOAc = 1 : 4) STT Số và loại proton  (ppm) Mũi, J (Hz)

1 2H, –CH= 8,54 d, J = 6,0 2 2H, –CH= 7,19 d, J = 6,0 3 1H, –CH= 6,50 s 4 2H, –CH2– 4,22 s 5 3H, –CH3 1,91 s Bảng 4.3: Dữ liệu phổ 13 C-NMR và DEPT của chất (4’) (R = 0,3; PE : EtOAc = 1 : 4) 13

C-NMR ( ppm) DEPT 90 DEPT 135 Kết luận

149,5 Mũi dương Mũi dương –CH=

145,5 Biến mất Biến mất –C=

142,3 Biến mất Biến mất –C=

123,7 Mũi dương Mũi dương –CH=

121,8 Mũi dương Mũi dương –CH=

68,0 Biến mất Mũi âm –CH2–OH

15,4 Biến mất Mũi âm –CH3

Dựa vào các dữ liệu phổ nghiệm trên, có thể kết luận cấu trúc phân tử có tính đối xứng, đồng thời thấy có xuất hiện nhóm hydroxymethyl kề oxygen đặc trưng cho nhóm –CH2OH.

Tiếp tục phản ứng oxy hóa chất (4’) với tác nhân MnO2. Điều kiện thực hiện phản ứng như sau:

PHAN PHÚ BÌNH 34

- Thời gian phản ứng: 2 giờ - Nhiệt độ phản ứng: 30°C - Tốc độ khuấy: 700 vòng/phút

Sau phản ứng thấy xuất hiện một chất mới có R= 0,5 (PE :EtOAc = 1:4) (Hình 4.9). Kí hiệu chất này là (5’).

Hình 4.9: Sắc ký lớp mỏng tổng hợp (5’)

Tiến hành cô lập chất này bằng sắc ký cột silica gel với hệ giải ly PE : EtOAc = 9 : 1, thu được sản phẩm tinh khiết là chất lỏng dạng dầu có màu nâu nhạt (Hình 4.10). Hiệu suất đạt 70,89%.

Hình 4.10: Sản phẩm (5’) Hợp chất (4’)

R= 0,3

Hợp chất (5’)

PHAN PHÚ BÌNH 35

Cấu trúc của hợp chất (5’) được xác định bằng phương pháp phổ

1

H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HMBC, HSQC. Kết quả được trình bày như sau:

- Phổ 1H-NMR (Phụ lục 3.1-3.2): có tín hiệu của các proton:

+ 1 tín hiệu cộng hưởng tại 9,64 ppm (1H, s). Đây là tín hiệu proton đặc trưng của nhóm –CHO;

+ 4 proton của vòng thơm ở 8,71 ppm (2H, dd, J = 4,5 Hz; J = 1,5 Hz)

và 7,37 ppm (2H, dd, J = 4,5 Hz; J = 1,5 Hz). Mỗi tín hiệu tương ứng với 2

proton và có dạng mũi đôi của đôi. Các proton này ghép cặp ortho với nhau. + 1 proton olefin ở 7,22 ppm (1H, s);

+ 3 proton của nhóm methyl (-CH3) ở H 2,07 ppm.

- Phổ 13C-NMR (Phụ lục 3.3-3.4) kết hợp với DEPT (Phụ lục 3.5), (Bảng 4.5) cho thấy có 7 tín hiệu cộng hưởng tương ứng với 9 carbon, trong đó:

+ 1 carbon của nhóm carbonyl (–CHO) ở 194,7 ppm;

+ 5 carbon methine kề nối đôi (–CH=) ở 150,25 ppm (hai nhóm –CH= đối xứng của vòng pyridine), 123,5 ppm (hai nhóm –CH= đối xứng của vòng pyridine) và 145,7 ppm của olefin;

+ 2 carbon tứ cấp lần lượt ở 142,4 ppm và 141,9 ppm; + 1 carbon của nhóm methyl ở 10,23 ppm.

Nhằm làm sáng tỏ cấu trúc của chất (5’), đề tài tiếp tục phân tích phổ COSY, HMBC, HSQC và MS. Kết quả thu được như sau:

- Phổ COSY (Phụ lục 3.6-3.8) cho thấy có sự tương tác giữa H với H như sau: H2 H3, H2’ H3’, H2 H3, H5 H8.

- Phổ HMBC (Phụ Lục 3.9-3.11) cho thấy sự tương tác giữa H với C tại các vị trí C mà H có thể tương tác: H2C2,2’, C3,3’, C4; H3,3’C3,3’, C2,2’, C5; H5C8, C3,3’, C4, C7; H7C5; H8C3,3’, C4, C5, C6, C7.

- Phổ HSQC (Phụ lục 3.12-3.13) cho thấy có sự tương tác giữa H và C tại vị trí mà H gắn vào như: H2,2’C2,2’, H3C3,3’, H5C5, H7C7, H8C8.

- Phổ MS (Phụ lục 3.14-3.15) cho tín hiệu ion phân tử m/z (M+H)+ = 148 suy ra khối lượng phân tử của chất (5’) là 147 ứng với công thức phân tử C9H9NO.

PHAN PHÚ BÌNH 36

Bảng 4.4: Dữ liệu phổ 1H-NMR của sản phẩm (5’) (R= 0,5; PE:EtOAc=1:4) STT Số và loại proton  (ppm) Mũi, J (Hz)

1 1H, –CHO 9,64 s 2 2H, –CH= (pyridine) 8,71 dd, J = 4,5, J =1,5 3 2H, –CH= (pyridine) 7,37 dd, J = 4,5, J =1,5 4 1H, –CH= 7,22 s 5 3H, –CH3 2,08 s Bảng 4.5: Dữ liệu phổ 13 C-NMR và DEPT của sản phẩm (5’) (R = 0,5 PE:EtOAc = 1:4) 13C-NMR  (ppm)

DEPT 90 DEPT 135 Kết luận

194,8 Mũi dương Mũi dương –CHO

150,3 Mũi dương Mũi dương –CH=

145,7 Mũi dương Mũi dương –CH=

142,3 Biến mất Biến mất –C=

141,9 Biến mất Biến mất –C=

123,5 Mũi dương Mũi dương –CH=

PHAN PHÚ BÌNH 37

Bảng 4.6: Dữ liệu phổ COSY, HMBC, HSQC của sản phẩm (5’) (R = 0,5 PE:EtOAc = 1:4) Vị trí C/H 1H-NMR  ppm

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổng hợp dẫn xuất isoquinoline chalcone (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)