Quyết sách chính trị đề ra mụctiêu và định hướng cho cách mạng (kể cả GC VS và GC TS) Đây là nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất Minh chứng là quyết sách chính trị cùa Đảng ta

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn chính trị học có đáp án (Trang 42 - 44)

TS). Đây là nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất. Minh chứng là quyết sách chính trị cùa Đảng ta được thể hiện đúng đắn với chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng tại hội nghi thành lập Đảng 3/02/1930, tuy còn sơ lược nhưng đã vạch ra đường lối cơ bản, đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, và là cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đó là: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Với cương lĩnh của Đảng, nhiệm vụ vủa cách mạng tư sản dân quyền là đánh đuổi đế quốc pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai, làm cho nước nhà độc lập, tự do; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, phong kiến chia cho dân cày nghèo, quốc hữu hoá toàn bộ xí nghiệp của bọn đế quốc, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.

Đồng thời cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng trước hết là công-nông do GC công nhân lãnh đạo, song phải lôi kéo cho được nhiều thành phần tiểu TS, trí thức, trung nông về phía cách mạng. Đối với phú nông , trung tiểu địa chủ và TS Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập, bộ phận nào rõ mặt thì phải đánh đổ. Sự ra đời của Đảng và tính đúng đắn của cương lĩnh đã đánh dấu một bước ngoặc căn bản của lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước, là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển cách mạng Việt Nam từ đó và về sau này.

. Quyết sách chính trịlà cần phải xác định bạn đồng minh và kẻ thù để từ đó bố trí tương quan lực lựơng cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh là cách mạng tháng 8/1945 với khẩu hiệu “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/08/1945 khẳng định Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh kéo vào Đông dương, và khi được tin Nhật đầu hàng thì Đảng ta ra quân lệnh tổng khởi nghĩa ngay đêm 13/08/1945 và sau hơn 2 tuần lễ cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, ngày 2/9/1945 chính thức khai sinh ra nước VNDCCH, kết thúc chế độ phong kiến hàng nhìn năm, sự thống trị gần 80 năm của thực dân, mở đầu kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập đi lên CNXH ở nước ta. Một dẫn chứng khác nữa về tương quan lực lượng cách mạng là sau cách mạng tháng 8/1945, quân tưởng với danh nghĩa giải giáp quân nhật kéo ồ ạt vào nước ta. Âm mưu đen tối của chúng là “diệt cộng, cầm Hồ”. Chúng tiến hành đánh phá, cướp bóc nhiều nơi ở nước ta. Bác Hồ của chúng ta lặng lẽ chia sẻ những đau thương do quân Tưởng và bọn bán nước gây ra. Song, Bác kết luận, phải nhận thức đúng về ta (biết mìmh); về địch (biết người) nếu đánh Tưởng lúc này khó nói với thế giới vì chúng mang danh nghĩa quân đồng minh, vả lại quân Tưởng “chúng ăn gạo lứt, đi giày cỏ, luồn rừng lội suối không kém gì bộ đội ta. Điều quan trọng là chúng đang bị hai sức ép lớn là do Đảng cộng sản Trung Quốc đánh chúng, hai là theo hiệp ước Pháp-Tưởng thì Tưởng sẽ rút toàn bộ quân lực về nước. Nghĩa là không đánh ta cũng thắng.” Và thực tế đã chứng minh được điều đó: quân Tưởng đã rút về nước theo đúng nhận định của Bác.

. Quyết sách chính trị còn đề ra con đường, biện pháp và những bước đi cụ thể cho từng giai đoạn cách mạng để từ đó tránh được bệnh hữu khuynh và tả khuynh. Điều này thề hiện rõ nét trong cách mạng XHCN, Đảng ta đã chủ quan, nóng vội mắc phải nhiều sai lầm về một số vấn đề có tính chiến lược như mô hình KT, CNH, hợp tác hoá, cải tạo XHCN…, chúng ta đã xác định sai lầm bước đi, không tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ mà thiên về xây dựng công nghiệp nặng, ham làm nhanh, làm nhiều, không tận dụng và phát triển lực lượng sản xuất đã có, cải tạo ồ ạt, nhanh chóng xoá bỏ thành phần KT tư nhân để xác lập một cách phổ biến hình thức sở hữu tập thể

và toàn dân đối với tư liệu sản xuất ngay cả khi lực lượng sản xuất còn thấp kém…, duy trì quá lâu mô hình KT tập trung quan liêu bao cấp đã đưa đến sự trì trệ và khủng hoảng về KT-xã hội.

Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh giá thực trạng tình hình đất nước, thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, những khó khăn về KT và đời sống nhân dân. Đảng đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, đề ra con đường biện pháp và bước đi thích hợp, phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của lịch sử và thực trạnh tình hình KT của nước ta, nhờ đó nền KT dần dần ổn định và phát triển.

b.2 Quyết sách chính trị đúng thì chính là xu hướng chính trị tiến bộ tạo điều kiện cho KT phát triển nhanh và ngược lại. Trong điều kiện Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, để xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN. Quyết sách chính trị của Đảng từ TW đến cơ sở đều trở thành quyết định của các đoàn thể nhân dân, trở thành cơ sở của các chính sách và pháp luật cùa nhà nước, tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân và của toàn dân tộc. Vì vậy, mỗi sai lầm nhỏ của quyết sách chính trị đều có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhân dân và của toàn dân tộc. Xuất phát từ các cơ sở trên, Lênin đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của quyết sách chính trị: “Đảng không được phạm sai lầm về chính trị”.

Để quyết sách chính trị của Đảng (đường lối, nghị quyết) biến thành những nhân tố góp phần cải biến hiện thực thì phải đưa nó vào nhân dân, làm cho quyết sách chính trị có được sức mạnh của nhân tố hoạt động thực tiễn và có tính vật chất của nhân dân. Có nghĩa là quyết sách chính trị của Đảng phải xuất phát từ thực tiễn và được kiểm chứng từ thực tiễn sinh động của quần chúng nhân dân, và điều này cho thấy nếu xây dựng mục tiêu sai thì không bao giờ có hành động đúng.

1) Những cơ sở và phương pháp luận cơ bản trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị:

a. Phép duy vật biện chứng : Do quyết sách chính trị được luận chứng một cách KH đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Vì vậy,đòi hỏi các quyết sách chính trị phải được xây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật đóng vai trò là cơ sở của phương pháp luật để xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị của chúng ta vì:

+ Chỉ có phép biện chứng duy vật mới giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật và xã hội một cách đầy đủ nhất (phát hiện ra những mâu thuẫn, những động lực của sự phát triển xã hội), và chỉ có nhận thức đầy đủ nhất về sự vật và xã hội thì chúng ta mới có khả năng đưa ra được quyết sách chính trị đúng.

+ Chỉ có phép biện chứng duy vật mới cho phép chúng ta phân định một cách rõ ràng đâu là tính nguyên tắc, đâu là bệnh chủ quan giáo điều, đâu là tính linh hoạt của cách mạng, đâu là chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Thực tế đã chứng minh là Đảng và Bác Hồ của chúng ta đã khôn khéo kí hiệp định sơ bộ ngày 6/03/1946 với pháp nhằm tránh tình thế bất lợi phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân pháp, tàu tưởng, bọn phản cách mạng trong nước) chúng được sự giúp đỡ của đế quốc Anh, mĩ trong khi các lực lượng hoà bình, tự do và tiến bộ trên thế giới như: Liên Xô, phong trào cách mạng ờ pháp, cách mạng thuộc địa chưa thể trực tiếp giúp ta được. Đồng thời kí kết hiệp định sơ bộ còn nhằm bảo toàn lực lượng, lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào… Đồng thời ta cũng khôn khéo kí với pháp tạm ước 14/09/1946 là thể hiện thiện chí hoà bình trước sau như một của nhân dân Việt Nam và tranh thủ thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị đối phó sự bội ước của pháp, tạo coơ hội tốt cho giai đoạn cách mạng mới: đó là chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho toàn quốc khánh chiến.

+ Chỉ có phép biện chứng duy vật mới giúp chúng ta nhận thức đúng đắn và khoa học về mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện. Đối với mục tiêu mà quyết sách chính trị đề ra chúng ta phải kiên trì thực hiện, còn đối với các phương tiện thì chúng ta phải hết sức linh hoạt. Đảng ta chủ trương nến KT hàng hóa nhiều thành phần, định hướng XHCN, có nghĩa là mục yiêu CNXH phải

giữ vững, kinh tế quốc doanh phải được sắp xếp, chấn chỉnh và hoạt động có hiệu quả để nắm được những ngành, những lĩnh vực then chốt và qua đó giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chi phối các thành phần KT khác, còn các thành phần KT khác chỉ là những phương tiện để thực hiện mục tiêu CNXH.

b. Để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quyết sách chính trị chúng ta phải nắm vững vềmối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan. Trong đó khách quan luôn luôn là tính mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan. Trong đó khách quan luôn luôn là tính

thứ nhất và chủ quan là tính thứ hai. Đây là phương pháp luận đầu tiên để xây dựng và tổ chức thực hiện mọi quyết sách chính trị.

+ Cơ sở thứ nhất là sự phát triển của xã hội nói chung và của CNXH nói riêng là nó luôn thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Trong đó, chủ quan chính là quyết sách chính trị. Do vậy, nếu chủ quan phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan thì đó là quyết sách chính trị đúng và ngược lại. Cho nên mọi đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Lênin cho rằng: “người ta không thể chỉ dựa trên tình cảm cách mạng mà định ra một sách lược cách mạng được. Khi định ra sách lược phải trấn tĩnh, phải hết sức khách quan”.

Ngoài ra, quyết sách chính trị cần phải rất coi trọng mối quan hệ GC. Chỉ có nghiên cứu khách quan toàn bộ mối quan hệ qua lại giữa các GC trong một xã hội nhất định, không loại trừ GC nào, và do đó sẽ liên kết được trình độ phát triển chung của xã hội ấy và mối quan hệ qua lại giữa xã hội ấy với các xã hội khác thì mới có cơ sở cho một sách lược đúng của GC tiên phong. Lênin chỉ ra rằng: “cuộc đấu tranh giữa các lượng xã hội sinh động, những lực lượng ấy được đặt trong những điều kiện khách quan nhất định”.

+ Quyết sách chính trị còn là sự biểu hiện ý chí của Đảng và nhân dân trong việc cải tạo tự nhiên, cải tại xã hội. Nhưng để cải tạo tự nhiên và xã hội thì chúng ta phải nhận thức được đầy đủ về nó. Có nghĩa là chúng ta phải nắm bắt được CN Mác-Lênin-khoa học làm cách mạng của GC VS.

c. Chúng ta phải nắm vững quan điểm chân lý cụ thể, cách mạng là sáng tạo. Nó được thểhiện ở 2 lý do sau : hiện ở 2 lý do sau :

+ Mọi quyết sách chính trị ở tầm vĩ mô hay vi mô đều nhằm giải quyết vấn đề cụ thể do cách mạng đề ra. Vì vậy, việc xây dưng, tổ chức thực hiện quyết sách chính trị dứt khoát phải xuất phát từ thực tế khách quan.

+ Quyết sách chính trị đúng thì bao giờ cũng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể do thực tiễn cách mạng đề ra. Nhưng cụ thể ở đây là nó phải phát huy được tính chủ động, sáng tạo làm cơ sở cho việc phân tích tình hình cụ thể của sự vật trong những không gian nhất định, biết đề ra những quyết sách đúng đắn, đồng thời cũng hết sức tránh chủ nghĩa giáo điều, rập khuôn, máy móc (chúng ta học tập kinh nghiệm của các nước khác nhưng không rập khuôn máy móc mà phải linh hoạt sáng tạo).

-Chúng ta phải nắm vững quan điểm về tính biện chứng của sự vật và xã hội là diễn ra trong mâu thuẫn và thông qua mâu thuẫn để sự vật và xã hội phát triển. Dựa trên 2 lí do sau:

+ Cơ sở và phương pháp luận nàychỉ cho chúng ta mâu thuẫn bên trong của sự vật và của xã hội. Hơn thế nữa, nó còn chỉ cho chúng ta đâu là mâu thuẫn cơ bản để từ đó chúng đưa ra được những quyết sách chính trị đúng, như là: đường lối chiến lược cách mạng; xây dựng nghị quyết cho từng thời kì, từng lĩnh vực, từng địa bàn…Mục tiêu của mọi quyết sách chính trị là nhằm thay đổi bản chất xã hội theo hướng tiến bộ. Có nghĩa là nếu chúng ta không phát hiện đúng mâu thuẫn khách quan đang tồn tại thì chúng ta không xác địng đúng khuynh hướng phát triển và cũng không thể đề ra những biện pháp, phương tiện đúng để giái quyết cho chúng.

+ Cơ sở và phương pháp luận này còn giúp chúng ta xác định khuynh hướng phát triển của sự vật và xã hội cũng như chỉ ra con đường và biện pháp để giải phóng xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn chính trị học có đáp án (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(0 trang)
w