L ỜI MỞ ĐẦU
4.1. BIỂU DIỄN SỐ ÂM TRONG HỆ THỐNG SỐ BÙ HAI
Trong hệ thống số bù hai, số dương vẫn được biểu diễn như các số không dấu khác. Do vậy, ta chỉ tìm hiểu cách biểu diễn số âm trong hệ thống số bù 2.
Giả sử P là số dương, được biểu diễn bởi n bit trong số bù hai, khi đó: -P = K = 2n – P.
Ví dụ: nếu ta sử dụng số 4 bit để biểu diễn thì +5 =0101 và -5 = 10000- 0101=1011 và -3=10000-0011=1101
Việc tìm số bù hai như cách trên thường ít được sử dụng, do sự phức tạp của nó khi phải sử dụng các phép tính. Vì thế, ta đưa ra một phương pháp khác dễ dàng hơn:
Giả sử số B = bn-1 bn-2…b1 bo và K = kn-1 kn-2…k1 ko là số bù hai của B.
Khi đó, số K có thể được tạo ra từ B bằng cách : giữ nguyên các số bằng 0 từ
phải sang trái của B cho đến sốđầu tiên bằng 1 của B;các số tiếp theo của B sẽ được
đảo ngược lại(1 thành 0 và 0 thành 1).
Ví dụ: B=0110, khi đó k0=b0 =0 và k1=b1=1, các số còn lại thu được B bằng việc
đảo các bit tương ứng : k2=0 và k3 = 1. Kết quả là: K=1010 là số bù hai của B=0110 Hình dưới biểu diễn số bù hai 4 bit
ĐH Công Nghệ- ĐHQG Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp
http://www.ebook.edu.vn 30 Nguyễn Anh Cường
Hình 13:Số bù hai được biểu diễn bởi 4 bit
Các sốđược biểu diễn trong hệ thống số bù hai được biểu diễn bởi công thức: B=(-bn-1 x 2n-1) + bn-2 x 2n-2 +….+ b1 x 21 + bo
Trong đó B = bn-1 bn-2…b1 bo là số n bit được biểu diễn trong hệ thống số bù hai.