Công suất khai thác nƣớc ngầm của Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước cấp từ nguồn nước sông đà tại hà nội (Trang 31 - 32)

(CTKDNS) Hà Nội

Công suất khai thác chung của toàn công ty: Năm 2007, trung bình mỗi ngày Công ty nƣớc sạch Hà Nội sản xuất và cung cấp vào mạng cung cấp nƣớc sạch của thành phố là 460.000 - 480.000 m3/ngày.đêm.

Theo kế hoạch năm 2010, Công ty nƣớc sạch Hà Nội sẽ nâng công suất khai thác và sản xuất nƣớc sạch của 12 nhà máy nƣớc sạch thuộc công ty từ 562.000 m3/ngày đêm lên 582.000 m3/ngày đêm. Bên cạnh việc nâng công suất, công ty còn

23

tiến hành thay thế một số giếng bị suy thoái tại nhà máy nƣớc Mai Dịch, Hạ Đình, Yên Phụ, Cáo Đỉnh, Nam Dƣ, Gia Lâm nhằm đáp ứng nhu cầu nƣớc sạch cho 100% dân số cho các quận nội thành trong hè năm 2010.

Năm 2011, Công ty nƣớc sạch Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho 12 nhà máy nƣớc, sản xuất hơn 194 triệu mét khối nƣớc sạch để cung cấp vào mạng cấp nƣớc của thành phố.

Công suất khai thác và sản xuất nƣớc sạch từ nguồn nƣớc ngầm mỗi năm tăng cao nhƣng vẫn không đủ cung cấp cho nhu cấu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân Hà Nội. Tuy nhiên không thể tăng lƣợng khai thác thêm vì rất dễ xảy ra hiện tƣợng sụt lún đất. Mặc dù đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng do nguồn nƣớc ngầm ở khu vực phía Nam thành phố đã bị ô nhiễm bởi nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp, nên chất lƣợng nƣớc sau xử lý của các nhà máy nƣớc ở phía Nam Hà Nội nhƣ: Hạ Đình, Pháp Vân, Tƣơng Mai chƣa đạt tiêu chuẩn nƣớc ăn uống sinh hoạt của Bộ y tế QCVN 02:2009. Điển hình là các giếng của nhà máy nƣớc Pháp Vân chứa hàm lƣợng amoni tới 30 mg/L; hàm lƣợng asen trong nƣớc tại quận Hoàng Mai cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép [2]. Vì vậy cần phải tìm nguồn nƣớc mặt và quá trình xử lý phù hợp để sản xuất nƣớc cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước cấp từ nguồn nước sông đà tại hà nội (Trang 31 - 32)