Ta có bảng tính lực kéo của xe ở chế độ chỉ dùng động cơ điện :
ne 255 950 1425 1900 2375 2850 3325 3800 4275 4750 5225 5700 Me 262.94262.94 262.94 262.94 210.35175.29150.25 131.47 116.86 105.17 95.61 87.65 số I 2.41 8.99 13.49 17.99 22.48 26.98 31.48 35.98 40.47 44.97 49.47 53.96 Pk1 7309.27309.2 7309.2 7309.2 5847.44872.84176.7 3654.6 3248.6 2923.7 2657.9 2436.4 số II 3.92 14.62 22 29.23 36.54 44 51.15 58.46 66 73.08 80.38 88 Pk2 4498 4498 4498 4498 3598.42998.72570.3 2249 1999.1 1799.2 1635.6 1499.3 số III 6.00 23.38 35 46.77 58.46 70 81.84 93.54 105 116.92 128.61 140 Pk3 2811.22811.2 2811.2 2811.2 2249 1874.21606.4 1405.6 1249.4 1124.5 1022.3 937.1
H5.5:Đặc tính kéo khi chỉ dùng động cơ điện.
7. Đặc tính kéo khi chạy ở chế độ hybrid :
Bảng tính lực kéo của xe ở chế độ hybrid :
ne 255 535 950 1425 1900 2375 2850 3325 3800 4275 4750 5225 5700 Me 140 522.1 532.7 543.6 550.1 496.1 456.4 423.2 392.3 361.5 329.4 295.3 258.6 số I 2.4 5.1 9.0 13.5 18.0 22.5 27.0 31.5 36.0 40.5 45.0 49.5 54.0 Pk1 7798 144931478815089 15270 1377012670117471088910034 9145 8198 7179 số II 3.9 8.2 14.6 21.9 29.2 36.5 43.8 51.2 58.5 65.8 73.1 80.4 87.7 Pk2 4806 8931 9113 9299 9410 8486 7808 7239 6710 6183 5636 5052 4424 số III 6.3 13.2 23.4 35.1 46.8 58.5 70.2 81.8 93.5 105.2 116.9 128.6 140.3 Pk3 3003 5582 5696 5812 5881 5304 4880 4525 4194 3865 3522 3158 2765
Chương 6
Quy trình công nghệ gia công chế tạo chi tiết
1. Phân tích đặc điểm chi tiết
Khi thiết kế bản vẽ lắp các cụm chi tiết, ta cần có các bản vẽ chi tiết riêng biệt của từng chi tiết để nhà sản xuất có thể chế tạo được. Trong 4 bản vẽ chi tiết đã trình bày trên A0, em xin chọn chi tiết piston của ly hợp C để lập quy trình công nghệ gia công. Ta có các kích thước cơ bản, dung sai, độ bóng cũng như các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết như trong hình :
H6.1:Hình dạng và kích thước của chi tiết.
Chức năng của chi tiết : khi cấp dầu có áp cao piston di chuyển dọc trong xylanh đẩy đĩa ép và đĩa ma sát ép vào nhau mômen được truyền từ đĩa ép sang đĩa ma sát. Khi ngắt áp suất dầu, piston bị lò xo hồi vị đẩy về vị trí ban đầu.
Điều kiện làm việc của chi tiết : làm việc trong dầu chịu áp lực của dầu và lực ép của lò xo, không phải chịu va đập lớn ,chịu mài mòn các bề mặt trong quá trình làm việc. Vật liệu của chi tiết chọn là thép 45.
2. Yêu cầu kỹ thuật của chi tiết
Yêu cầu quan trọng nhất của chi tiết là độ đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ, độ vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ.
Các kích thước cơ bản của piston là : − Đường kính mặt ngoài : ∅140+0,028. − Đường kính lỗ : ∅62+0,030.
− Độ không đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ không lớn hơn 0,013. − Độ không vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ không lớn hơn 0,03. − Các bề mặt làm việc cần đạt Ra = 2,5.
− Các bề mặt còn lại đạt RZ = 80.
3. Phương pháp chế tạo phôi
Với dạng sản xuất hàng loạt vừa, vật liệu thép 45 ta sử dụng phôi phương pháp chế tạo là dập.
4. Các nguyên công cơ bản
Sau khi phân tích hình dạng và các yêu cầu của chi tiết, ta lựa chọn phương án gia công trên máy tiện vạn năng T616, định vị 5 bậc tự do bằng mâm cặp 3 chấu tự định tâm. Quy trình gia công trải qua 6 nguyên công. Nguyên công 1 ta chọn mặt ngoài làm chuẩn thô để gia công tinh lỗ, các nguyên công 2 và 3 lấy chuẩn tinh là mặt lỗ, còn nguyên công 4 và 5 lấy chuẩn tinh là mặt ngoài.
4.1. Nguyên công 1
Gia công lỗ và mặt đầu trên máy tiện T616, sử dụng dao P9 (lưỡi cắt bằng thép gió).
Nguyên công 1 gồm có 3 bước công nghệ :
Bước công nghệ 1 : Tiện tinh lỗ ∅62+0,030 Tra bảng 5.19 [9] có
Lượng chạy dao S=0.15mm/vòng Tốc độ cắt v=100 m/ph.
Bước công nghệ 2 : Tiện tinh mặt đầu Chiều sâu cắt t=0.15mm
Lượng chạy dao S=0.15mm/vòng Tốc độ cắt v=100 m/ph.
Bước công nghệ 3 : Tiện thô rãnh và mặt đầu không làm việc Chiều sâu cắt t=1mm
Tra bảng 5.61 [9] có các chế độ cắt sau Lượng chạy dao S=0.1mm/vòng Tốc độ cắt v=90 m/ph.
H6.2:Sơ đồ nguyên công 1.
4.2. Nguyên công 2
Tra bảng 5.60 [9] có Chiều sâu cắt t=2.5 mm
Lượng chạy dao S=0.3mm/vòng Tốc độ cắt v=52 m/ph.
Bước công nghệ 2:Tiện tinh mặt trụ ngoài Tra bảng 5.62 [9] có
Chiều sâu cắt t=0.15mm
Lượng chạy dao S=0.1mm/vòng Tốc độ cắt v=106 m/ph
Bước công nghệ 3 :Xẻ rãnh Tra bảng 5-72 [9] có
Lượng chạy dao S=0.15mm/vòng Tra bảng 5-73a [9] có
Tốc độ cắt v= 31 m/ph. Chiều sâu cắt t=0.15 mm
Bước công nghệ 4: Tiện thô mặt đầu không làm việc Chiều sâu cắt t=1mm
Tra bảng 5.61 [9] có các chế độ cắt sau Lượng chạy dao S=0.1mm/vòng Tốc độ cắt v=90 m/ph.
Bước công nghệ 5 : Tiện tinh mặt đầu Chiều sâu cắt t=0.15mm
Lượng chạy dao S=0.15mm/vòng Tốc độ cắt v=100 m/ph.
H6.3:Sơ đồ nguyên công 2.
4.3. Nguyên công 3
Xẻ rãnh :
Tra bảng 5-72 [9] có
Lượng chạy dao S=0.15mm/vòng Tra bảng 5-73a [9] có
Tốc độ cắt v= 31 m/ph. Chiều sâu cắt t=0.15 mm
4.4. Nguyên công 4 (nguyên công kiểm tra)
Kiểm tra độ đồng tâm giữa mặt trụ và mặt lỗ, và kiểm tra độ vuông góc giữa mặt đầu và đường tâm lỗ :
Kết luận
Sau một thời gian làm đồ án tốt nghiệp, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Hữu Nam em đã hoàn thành đề tài được giao " Thiết kế hệ thống truyền lực cho xe Hybrid mắc nối theo sơ đồ nối ghép song song". Đề tài của chúng em đã giải quyết những vấn đề cơ bản sau :
− Giới thiệu tổng quan về ôtô hybrid, các loại hybrid và các ưu điểm của xe hybrid.
− Phân tích đặc điểm dòng xe HEVs.
− Tìm hiểu các phương án truyền động trên xe, từ đó đưa ra phương án thiết kế của đề tài.
− Phân tích các chế độ làm việc của xe để phân chia công suất cho từng động cơ, tính toán thiết kế các thông số kích thước cơ bản của bộ kết nối và hộp số, đảm bảo sự hợp lý khi lắp ghép trong hệ thống. kiểm tra bền một số chi tiết quan trọng như bánh răng, trục hay mômen ma sát của ly hợp-phanh.
− Xây dựng đặc tính kéo của xe ở các chế độ khác nhau để kiểm tra lại điều kiện làm việc của xe.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì thời gian có hạn, cũng như các kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy trong bộ môn để em hoàn thiện tốt hơn đồ án tốt nghiệp này.
Một lần nữa chúng xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hữu Nam và các thầy trong bộ môn Ôtô và Xe chuyên dụng - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng. Kết cấu ôtô. Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội. Năm 2010.
[2].Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng. Lý thuyết ôtô máy kéo. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Năm 2005.
[3].Lê thị Vàng. Hướng dẫn bài tập lớn lý thuyết ôtô.
[4].Nguyễn Trọng Hoan. Tập bài giảng tính toán và thiết kế ôtô. Năm 2009. [5].Trịnh Chất, Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí – Tập 1 và 2. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2005.
[6]..Mehrdad Ehsani, Yimin Gao, Sebastien E.Gay, and Ali Emadi. Mordern electric, hybrid electric, and fuel cell vehicles.
[7].Ninh Đức Tốn. Dung sai và lắp ghép. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Năm 2000.
[8].Trần Văn Địch, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Thế Đạt, Nguyễn Viết Tiếp, Trần Xuân Việt. Công nghệ chế tạo máy. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Năm 2003.
[9].Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt.Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Năm 2006.
[10]Nghiêm Hùng. Vật liệu học cơ sở. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Năm 2007.