4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.6. Nhận xét và kết luận chƣơng 3
Thiết bị FACTS là thiết bị mới đƣa vào áp dụng đối với hệ thống đƣờng dây tải điện xoay chiều trong vài thập niên gần đây. Thiết bị FACTS sử dụng các thiết
0 20 40 60 80 100
TCSC Đắk Nông-Cầu Bông TCSC Pleiku-Cầu Bông
B
/C
Giá trị điều chỉnh Giá trị trung bình
bị điện tử công suất và các thiết bị tĩnh khác để điều khiển các thông số của hệ thống đƣờng dây tải điện xoay chiều. Bên cạnh ƣu điểm điều khiển nhanh và linh hoạt một hoặc nhiều thông số của hệ thống đƣờng dây tải điện xoay chiều thì nhƣợc điểm của các thiết bị này là giá thành cao. Do đó cần phải phân tích, tính toán và so sánh cẩn thận các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật để lựa chọn lắp đặt các thiết bị này.
Chƣơng 3 đã đề xuất phƣơng pháp lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị FACTS (SVC, TCSC) trong TTĐ dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Chỉ tiêu kỹ thuật đƣợc xem xét là hệ số mang tải của đƣờng dây - LUF đối với TCSC và tỷ lệ thay đổi điện áp dV/dPtotal kết hợp đƣờng cong PV đối với SVC. Trong đó, chỉ tiêu kinh tế quan trọng đƣợc luận án đề xuất mới là tỷ số B/C có liên quan đến phúc lợi thị trƣờng tăng thêm do lắp đặt các thiết bị FACTS và giá đầu tƣ của thiết bị này. Chọn phƣơng án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt nhất, trong đó chỉ tiêu kỹ thuật đƣợc xem nhƣ điều kiện biên, chỉ tiêu kinh tế dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, qua đó lựa chọn phƣơng án lắp đặt thiết bị FACTS.
Với những đề xuất trên, luận án đã áp dụng tính toán, phân tích đối với HTĐ IEEE 39 nút và HTĐ miền Nam Việt Nam năm 2016 và đã đạt đƣợc những kết quả cụ thể. Trong đó, đối với HTĐ IEEE 39 nút vị trí đặt SVC hiệu quả nhất tại nút 26 và vị trí đặt TCSC hiệu quả nhất tại nhánh 4-14, đối với HTĐ HTĐ miền Nam Việt Nam năm 2016 vị trí đặt SVC hiệu quả nhất tại nút Cầu Bông và vị trí đặt TCSC hiệu quả nhất tại đƣờng dây Đăk Nông - Cầu Bông. Ngoài ra, thông qua tỷ số B/C luận án đã so sánh hiệu quả giữa SVC và TCSC, kết quả cho thấy TCSC đem lại kinh tế tốt hơn SVC.
Các kết quả nghiên cứu có liên quan trong chƣơng 3 đã đƣợc luận án công bố trong 3 công trình khoa học: [2. Journal ISSN 1859-1513], [6. Journal ISSN 1660- 9336, Index by: EI], [12. IEEE Conf. ICIEA 2014].
Chƣơng 4: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN CÁC CHẾ ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG
HOẠT ĐỘNG THỊ TRƢỜNG ĐIỆN 4.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cơ sở hạ tầng CNTT của ngành điện tại các quốc gia trên thế giới đang đƣợc nâng cấp và phát triển. Tuy nhiên, khi TTĐ ra đời và vận hành thì việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT cả về phần cứng và phần mềm là một vấn đề quan trọng và cấp bách [3].
Việc phân tích và điều khiển các chế độ HTĐ trong TTĐ bắt buộc phải gắn liền với sự trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các đơn vị; điều này có thể thực hiện bằng fax, email... tuy nhiên các cách thức này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Việc xây dựng một chƣơng trình trên WEB đảm bảo tính linh hoạt, thuận tiện và dễ sử dụng cho các bên tham gia TTĐ là rất điều rất thiết thực và sẽ đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, các thông tin trên website TTĐ của các quốc gia trên thế giới chủ yếu đăng tải các thông tin về văn bản pháp quy, giá thị trƣờng ngày tới, giờ tới... [71], [72], [73], [74]. Vấn đề này cũng tƣơng tự cho thị trƣờng phát điện cạnh tranh tại Việt Nam [70]. Vấn đề đặt ra là bên cạnh website công bố các thông tin về số liệu của TTĐ nhƣ đã nói ở trên thì cần xây dựng thêm các tiện ích trên website với khả năng công bố, giám sát và phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật của HTĐ trong hoạt động TTĐ, nhƣ các vấn đề về phân bố công suất, tổn thất, ổn định, nghẽn mạch... Đồng thời, các mảng thông tin cần đƣợc phân quyền truy cập theo các chức năng của từng đơn vị trong TTĐ.
Trong chƣơng này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề vừa nêu. Trong đó, các vấn đề đề xuất sẽ đƣợc kế thừa và phát triển từ các kết quả nghiên cứu của chƣơng 2 và chƣơng 3.