Đối với hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng TMĐT nhằm phát triển kinh doanh của công ty Tây Hà (Trang 91 - 94)

- Thận trọng với các đơn đặt hàng:

3.3.3. Đối với hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp

TMĐT vừa là đỉnh cao của quá trình tự động hoá quy trình thương mại truyền thống sử dụng nền tảng CNTT và kỹ thuật điện tử viễn thông. Do vậy, để có thể triển khai TMĐT và triển khai thành công, Công ty cần phải được đầu tư để có được một hạ tầng cơ sở CNTT vững chắc.

Hệ thống nền tảng CNTT của doanh nghiệp phải đạt tới mục tiêu chung là tính ổn định cao cho dù các sản phẩm CNTT được sản xuất trong nước hay mua của nước ngoài, yếu tố phải tính đến là ổn định phù hợp quá trình nâng cấp phát triển sản phẩm, sự ổn định về mức chi phí phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại và hệ thống mở trong tương lai.

Về hạ tầng cơ sở nhân lực TMĐT của doanh nghiệp: Do liên quan đến tất cả mọi người bởi chính đặc điểm thương mại và đăc điểm nền tảng công nghệ của nó. Để triển khai và thực thi TMĐT, vì đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu mọi người tham gia thương mại phải có ý thức dần hình thành thói quen sử dụng, ứng dụng thành thạo trong thao tác, bên cạnh đó cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên làm việc để kịp thời nắm bắt và làm chủ công nghệ và năng lực thương mại.

Về bảo mật và an toàn: Các giao dịch thương mại trên các phương tiên điện tử đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ kỹ thuật đủ mạnh có khả năng tiếp cận những công nghệ bảo mật mới, các phương thức tấn công mạng, các rủi do có khả năng phát sinh để tránh bị động trong các tình huống ảnh hưởng trực tiếp tới giao dịch mạng và bảo vệ thông tin khách hàng.

Về thanh toán tự động: Đóng vai trò then chốt trong hình thái thương mại mới, việc thanh toán tự động cần phải được chú trọng tính an toàn tối đa. Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các đối tác có liên quan tới quá trình thanh toán tự động, thường xuyên cập nhật những chính sách mới những thay đổi cũng như mã hóa số liệu để đảm bảo tính an toàn và chính xác của thông tin giao dịch.

Về bảo vệ sở hữu trí tuệ: Chất lượng sản phẩm càng cao hàm lượng chất xám càng nhiều. Khi tham gia vào TMĐT, thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ là bảo vệ thông tin.Do đó vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp hoạt động TMĐT là phải tuân thủ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên Web ( Các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng...).

Về bảo vệ người tiêu dùng: Doanh nghiệp cần nhìn nhận trên cơ sở lí luận thương mại và lí thuyết thông tin, một thị trường bị sụp đổ bao giờ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là thông tin không tương xứng( nghĩa là người bán biết khác với cái người mua). Trong TMĐT thông tin về hàng hoá đều là thông tin số( người mua không có điều kiện “xem thử”, “nếm thử” hàng trước khi mua, khả năng mua phải những sản phẩm chất lượng thấp-mà chỉ người bán mới biết, là rất lớn, thậm chí còn có khả năng bị nhầm lẫn cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Doanh nghiệp cần coi đây như là một nhiệm vụ có tính then chốt trong việc định vị, khẳng định thương hiệu của mình đó là chất lượng sản phẩm

KẾT LUẬN

TMĐT là phương thức kinh doanh mới, là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Với TMĐT mọi hạn chế về không gian và thời gian về kinh doanh được xóa bỏ, do vậy lợi ích của TMĐT là rất lớn đối với doanh nghiệp nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng.

Đối với Công ty Tây Hà, việc áp dụng TMĐT mới là bước đầu và còn nhiều bỡ ngỡ nhưng đây là lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tiến trình phát triển Công ty. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng TMĐT hiện tại của Công ty và các giải pháp phát triển TMĐT trong tương lai, qua đó làm rõ cái nhìn tổng quan về hiện trạng, những vấn đề còn tồn tại, những cơ hội Công ty có thể tận dụng và những thách thức phải đối mặt trong tiến trình ứng dụng. Từ đó ta thấy những giải pháp trong tương lai là cần thiết đối với Công ty nhưng đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của Công ty.

Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra những kết luận sau:

TMĐT là một lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều bên tham gia và môi trường kinh doanh nói chung, nên việc áp dụng TMĐT ở một doanh nghiệp như Tây Hà không thể chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan mà còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh. Do vậy cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và ý thức cao trong phát triển TMĐT trong toàn bộ Công ty để xây dựng và thực hiện tốt các bước, các chương trình cụ thể cho từng bước, giai đoạn…

Để ứng dụng tốt TMĐT ở Công ty Tây Hà thì trước hết phải giải quyết được vấn đề chính là nhân lực và hạ tầng công nghệ. Vì vậy Công ty phải cố gắng dự báo, nắm bắt được xu hướng công nghệ để có được chính sách và biện pháp phù hợp trong đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực thỏa đáng.

Thương mại điện tử sẽ làm cho toàn bộ hình thái tổ chức hoạt động của Công ty sẽ thay đổi, thay đổi cả về cơ cấu tổ chức, cả về cách thức hoạt động, tập quán làm việc và văn hoá Công ty. Đối với Công ty Tây Hà, áp dụng TMĐT là một vấn đề mới và nhiều thách thức, Công ty cần có các giải pháp đồng bộ về CNTT kết hợp với các giải pháp khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng TMĐT nhằm phát triển kinh doanh của công ty Tây Hà (Trang 91 - 94)