Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Lộc vừng (Barringtoria acutangula (L.) Gaertn ) tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 52)

Loại hom giâm, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Lộc vừng hom ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn hom giữa.

Do vậy, khi nhân giống loài cây Lộc vừng bằng hom nên chọn hom ngọn là tốt nhất sau đó mới đến hom giữa.

4.2.3. nh hưởng ca loi hom giâm đến kh năng ra chi ca hom cây Lc vng Lc vng

Kết quả nghiên cứu về khả năng ra chồi của hom giâm ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.12 và hình 4.8: 4.9:

Bảng 4.12: Kết quả về ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Lộc vừng

CTNN (loại hom giâm) Số hom thí nghiệm Số hom ra chồi (hom) Tỷ lệ (%) Số chồi TB trên hom (cái) Chiều dài chồi TB (cm) Chỉ số ra chồi CT 1 (H. gốc) 90 0 0 0 0 0 CT 2 (H. giữa) 90 18 20,0 1,0 0,5 0,5 CT 3 (H. ngọn) 90 23 25,6 1,0 0,9 0,9

0 20 25.6 0 5 10 15 20 25 30 CT1 (H. gốc) CT2 (H. giữa) CT3 (H. ngọn) Tỷ lệ ra chồi

Hình 4.8: Tỷ lệ ra chồi của hom cây Lộc vừng ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm

Từ kết quả ở bảng 4.12 và hình 4.8; 4.9 cho thấy:

* Số hom ra chồi:

Số hom ra chồi ở công thức 3 (hom ngọn) cho tỷ lệ ra chồi đạt 25,6%, công thức 2 (hom giữa) cho tỷ lệ ra chồi thấp hơn đạt 20%, công thức 1 (hom gốc) cho tỷ lệ ra chồi thấp nhất đạt 0%. 0 0.5 0.9 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 CT1 (H. gốc) CT2 (H. giữa) CT3 (H. ngọn) Chỉ số ra chồi

Hình 4.9: Chỉ số ra chồi của hom cây Lộc vừng ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm

* Số chồi trên hom:

Số chồi trung bình trên hom ở các công thức: hom ngọn, hom giữa đều là 1,0 chồi/hom.

Như vậy loại hom giâm có ảnh hưởng đến số chồi của hom giâm cây Lộc vừng.

* Chiều dài chồi:

Chiều dài chồi ở công thức 3 (hom ngon) cao nhất đạt 0,9cm, công thức 2 (hom giữa) thấp hơn đạt 0,5cm, thấp nhất là công thức 1 (hom gốc) 0cm.

Như vậy loại hom giâm có ảnh hưởng đến chiều dài chồi của hom giâm cây Lộc vừng.

* Chỉ số ra chồi:

Chỉ số ra chồi bao gồm số lượng chồi trên hom và chiều dài chồi, công thức 3 (hom ngọn) là cao nhất đạt 0,9, công thức 2 (hom giữa) thấp hơn đạt 0,5,thấp nhất là công thức 1 (hom gốc) 0,0

Như vậy : loại hom giâm có ảnh hưởng đến chất lượng chồi của hom giâm cây Lộc vừng.

* Nhận xét chung:

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, loại hom giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra chồi, số chồi trên hom, chiều dài chồi và chỉ số ra chồi của cây hom Lộc vừng. Khả năng nẩy chồi của cây hom thể hiện sức sống của cây con, đảm bảo chất lượng cây giống. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với loài cây Lộc vừng loại hom ngọn cho khả năng nẩy chồi cao hơn hom giữa và hom gốc.

Phân 5 KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm thử nghiệm các nhân tố: kích thước hom, loại hom cây Lộc Vừng tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chúng tôi có một số kết luận sau:

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có một số kết luận như sau:

1) Độ dài hom giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm cây Lộc vừng: công thức 3 (độ dài hom giâm 7cm) cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống của hom giâm. Tiếp đó là công thức 2 (Độ dài hom giâm 6cm). Thấp nhất là công thức 1 (độ dài hom giâm 5cm)

+ Độ dài hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Lộc vừng : công thức 3 (độ dài hom giâm 7cm) cho kết quả cao nhất về khả năng ra rễ của hom giâm. Tiếp đó là công thức 2 (Độ dài hom giâm 6cm).Thấp nhất là công thức 1 (độ dài hom giâm 5cm)

+ Độ dài hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra chồi của hom giâm cây Lộc vừng: công thức 3 (độ dài hom giâm 7cm) cho kết quả cao nhất về khả năng ra chồi của hom giâm. Tiếp đó là công thức 2 (Độ dài hom giâm 6cm).Thấp nhất là công thức 1 (độ dài hom giâm 5cm)

2) Loại hom giâm có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm cây Lộc vừng, công thức 3 (hom ngọn) cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống của hom giâm.Tiếp đó là công thức 2 (hom giữa). Thấp nhất là công thức 1(hom gốc)

+ Loại hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Lộc vừng, công thức 3 (hom ngọn) cho kết quả cao nhất về khả năng ra rễ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hom giâm.Tiếp đó là công thức 2 (hom giữa).Thấp nhất là công thức 1(hom gốc)

+ Loại hom giâm có ảnh hưởng đến khả năng ra chồi của hom giâm cây Lộc vừng, công thức 3 (hom ngọn) cho kết quả cao nhất về khả năng ra chồi của hom giâm. Tiếp đó là công thức 2 (hom giữa). Thấp nhất là công thức 1(hom gốc).

5.2. Tồn tại

Do điều kiện thực hiện các thí nghiệm còn hạn chế nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng hình thành cây hom Lộc Vừng

- Ảnh hưởng của môi trường giâm hom: đề tài chưa nghiên cứu thí nghiệm được ở vụ hè.

- Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại: đề tài mới chỉ nghiên cứu được 2 yếu tố là độ dài hom giâm và loại hom giâm.

5.3. Kiến nghị

- Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng hình thành cây hom Lộc vừng.

- Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng hình thành cây hom Lộc vừng.

- Tiến hành trên nhiều loại giá thể có thành phần khác nhau: giá thể đất, xơ dừa, giá thể hỗn hợp nhiều thành phần khác nhau để tìm ra được giá thể thích hợp nhất cho ra rễ và sinh trưởng của hom.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Cường (2012), Bài giảng thống kê toán học trong lâm

nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2. Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn (1996), ”Nhân giống Mỡ bằng hom”, Tạp chí Lâm Nghiệp, số 10.

3. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (1998), Giáo trình cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam.

4. Đoàn Thị Mai và CS (2005), “Một số kết quảứng dụng công nghệ sinh học

trong nhân giống cây lâm nghiệp”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 5. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến (2005), “Kết qủa giâm hom hồng

tùng phục vụ trồng trừng bảo tồn nguồn gen”, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Hoàng Minh Tấn và CS (2009), “Giáo trình sinh lý thực vật”, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội.

7. Phạm Văn Tuấn (1992), “Sản xuất cây giống bằng phương pháp mô hom, ý nghĩa và ứng dụng”, Tạp chí Lâm Nghiệp

8. Phạm Văn Tuấn (1996), “Một số nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của

hom”, Bản tin hội khoa học kĩ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Phạm Văn Tuấn (1997), “Nhân giống cây rừng bằng hom, thành tựu và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Tổng luận chuyên khảo khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Hà Nội

10. Phạm Văn Tuấn (1997), “Phương pháp mới trong việc nhân giống bằng hom cây họ Dầu ở Indonesia”, Tạp chí Lâm nghiệp, số 1.

11. Phạm Văn Tuấn (1998), “Nhân giống sinh dưỡng cây họ Dầu bằng hom ở

khu vực Đông Nam Á”, Tài liệu trung tấm giống cây rừng Asean Canada (ACFTSC).

12. Trung tâm Giống cây rừng (1998), “Tài liệu tập huấn kĩ thuật nhân giống keo lai bằng hom”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Lộc vừng (Barringtoria acutangula (L.) Gaertn ) tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 52)