Về khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ THU HIỀN - LỚP K2B KẾ TOÁN - 2013 (Trang 94 - 95)

- Kế toán đã mở các sổ chi tiết hàng hóa cho từng mặt hàng, sổ kế toán chi tiết giá vốn hàng bán, sổ kế toán chi tiết doanh thu để theo dõi các tình hình tiêu thụ

3.2.4Về khoản phải thu khách hàng

Đồng thời với các biện pháp kích thích việc thanh toán nhanh, Công ty nên lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí vào chi phí quản lý kinh doanh để tạo một nguồn tài chính cần thiết để bù đắp cho các thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ kế toán liền sau. Việc trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán năm nay sẽ làm tăng một khoản chi phí và do đó sẽ làm cho lợi nhuận của năm đó bị giảm đi đúng bằng một khoản chi phí đó.

- Mức dự phòng cần lập được tính theo công thức sau đây:

Mức dự phòng cần lập = Nợ phải thu khó đòi x Số % có khả năng mất

Số % có khả năng mất được quy định trong Thông tư số 228/2009/TT – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 7/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Hoàng Sỹ Nam

các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi và các khoản đầu tư tài chính như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Căn cứ vào bảng phân tích công nợ, kế toán xác định số dự phòng và ghi sổ kế toán theo bút toán:

Nợ TK 642 - Mức dự phòng vừa lập

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Sang niên độ sau nếu như mức dự phòng tiếp tục lập dự phòng cho khoản phải thu này nhỏ hơn mức dự phòng đã lập ở kì trước thì kế toán phải tiến hành hoàn nhập số dự phòng chênh lệch theo bút toán như sau:

Nợ TK 139 - Mức dự phòng chênh lệch

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ngược lại nếu mức dự phòng cần lập lớn hơn mức dự phòng đã lập, kế toán phải tiến hành lập thêm theo bút toán:

Nợ TK 642 - Số dự phòng cần lập thêm

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu xóa nợ cho khách hàng đã lập dự phòng thì kế toán phản ánh hai bút toán sau: Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 131 - Số đã xoá cho khách hàng Đồng thời, kế toán ghi đơn: Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý

Nếu sau khi đã xoá nợ cho khách hàng nhưng lại thu hồi được, kế toán ghi: Nợ TK 111 - Số tiền thu được

Có TK 711 - Thu nhập khác

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGUYỄN THỊ THU HIỀN - LỚP K2B KẾ TOÁN - 2013 (Trang 94 - 95)