Pháp luật Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu luận văn

1.5.4.Pháp luật Trung Quốc

Trước khi ban hành Luật hôn nhân 2001, hôn ước không được công nhận ở Trung Quốc. Theo quy định của luật cũ thì mọi tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu chung theo pháp luật. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng của cải cá nhân cũng như mức độ phức tạp ngày càng tăng của vấn liên quan đến của cải có được từ quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu đối với cổ phần và phần vốn góp mà việc thay đổi quy định pháp luật trở nên cần thiết ở nước này. Năm 2001, Luật hôn nhân Trung Quốc bổ sung quy định mới liên quan đến tiền hôn nhân hay hôn ước. Điều 17 của luật này giữ nguyên quy định của luật cũ rằng tất cả thu nhập kiếm được và tài sản của các bên được coi là tài sản chung ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 19). Cụ thể, Điều 19 quy định: vợ hoặc chồng có thể, bằng thỏa thuận, ước định tài sản của mỗi bên trước và sau hôn nhân. Hơn nữa, thỏa thuận này có thể quy định chế độ sở hữu tài sản, hoặc là sở hữu

30

chung toàn bộ, hoặc là sở hữu chung một phần hoặc là sở hữu riêng. Tất cả những thỏa thuận này đều phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu thỏa thuận này không rõ ràng hoặc thiếu thì quyđịnh về chế độ sở hữu vợ chồng theo pháp luật được áp dụng.

Từ khi được công nhận, hôn ước ngày nay trở nên rất phổ biến ở những thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Chúng được biết đến như một chứng nhận tài sản trước hôn nhân. Tuy nhiên, điều này không phổ biến ở khu vực nông thôn và ở thế hệ lớn tuổi. Tranh chấp được xử lý trong phạm vi gia đình hoặc rộng hơn, giá trị truyền thống gia đình và cộng đồng hãy còn tồn tại trong khi xu hướng độc lập về tài chính và tự bảo vệ đã bắt đầu ở Trung Quốc. Mặc dù việc sử dụng hôn ước đã trở thành trào lưu và chính phủ cũng muốn luật hóa lựa chọn này nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc đã gặp phải một số vấn đề trong khi thi hành quy định của điều 19. Một mặt, nước này không có hướng dẫn cụ thể và thiếu thống nhất trong cách giải thích pháp luật. Mặt khác, người dân thường tự cho rằng có thể thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến tài chính mà thực sự không dự đoán được tài sản sẽ thay đổi như thế nào nhất là trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải làm rõ được tài sản nào là đối tượng của hôn ước, đối tượng của việc phân chia khi ly hôn, trong trường hợp phân chia thì theo tỷ lệ nào và cách thức nào.

Một phần của tài liệu Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 29 - 30)