Chương trình giúp cán bộ quản lí phòng nhân sự quản lí các thông tin về các bộ. Nhiệm vụ của cán bộ phòng nhân sự bao gồm: Quản lí các thông tin cơ bản về nhân viên, Các hoạt động đào tạo cho nhân viên, Các loại hợp đồng.
Hệ thống sẽ được hoạt động trong mạng Lan, trên nền hệ điều hành Windows. Giai đoạn đầu tiên của dự án là thiết kế Prototype cho dự án.
1.10.1 Quản lí các thông tin của nhân viên
Chức năng này quản lí các thông tin cơ bản nhất về một nhân viên, bao gồm:
• Các thông cơ bản
• Thông tin cá nhân
• Thông tin hợp đồng
• Thông tin chi tiết
• Đào tạo
• Y tế
1.10.2 Quản lí đào tạo
• Danh sách nhân viên tham gia khóa đào tạo
• Địa điểm thời gian khóa đào tạo
• Chi phí cho khóa đào tạo
1.10.3 Thông tin loại hình hợp đồng
• Các vị trí cho từng loại hợp đồng
• Các chế độ khen thưởng
1.11Thiết kế Prototype
1.11.1 Thiết kế khái niệm.
1.11.1.1 Mục đích
Phần này mô tả các đặc điểm và cách nhìn và cảm nhận chung về thiết kế prototype giao diện của người dùng bằng .NET. Tài liệu này có thể thay đổi và cập nhật trong suốt quá trình thiết kế, tài liệu này chỉ nên được sử dụng như một tài liệu cung cấp các thông tin cơ bản cho điểm bắt đầu của quá trình thiết kế.
1.11.1.2 Giao diện người dùng
1.11.1.2.1 Giới thiệu chung
Các thành phần trong giao diện sẽ tạo nên một lợi thế về khả năng kế thừa các giao diện của .NET. Nó cho phép tạo nên các ứng dụng cơ sở hết sức linh hoạt (như màn hình MDI, SDI, các thanh công cụ, các menu cũng như các điều khiển) để có thể được thay đổi dễ dàng trong quá trình thiết kế. Triết lí ở đây là, trước hết hệ thống là một ứng dụng Windows, sau đó mới là các chức năng của hệ thống. Theo quan điểm trên, prototype của giao diện phải được thiết kế giống với thiết kế của Window, chỉ sử dụng các thành phần và tái sử dụng các giao diện Window chuẩn, dựa trên các sản phẩm của Microsoft bán trên thị trường.
Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng hãng Microsoft đã phải bỏ ra hàng trăm nghìn ngày công để thiết kế giao diện người dùng cho Window, ngoại trừ trường hợp các đối thủ cạnh tranh chúng ta đều thừa nhận giao diện phù hợp với các đặc tính chung của Window, và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của người dùng ở rất nhiều cấp độ, do đó nó là một thiết kế đáng tin cậy. Chúng ta tận dụng sự đầu tư của Microsoft về thiết kế giao diện bằng cách mô phỏng theo thiết kế của họ. Do đó, chúng ta có thể tiếp kiệm được chi phí và nỗ lực, hơn thế nữa chương trình sẽ thân thiện hơn với người dùng đã quen với hệ điều hành Window.
Người dùng có thể thực hiện thao tác rất khác nhau khi họ sử dụng chương trình. Thiết kế giao diện phải được thiết kế dưới dạng phù hợp để có thể đáp ứng được các yêu cầu hiển thị dữ liệu. Nói một cách khác, chất lượng của dữ liệu được hiển thị phải được gắn liền với khía cạnh lựa chọn của người dùng, không phải khía cạnh xử lí của các lập trình viên.
1.11.1.3 Kiểu thiết kế Outlook
Kiểu thiết kế prototype hiện tại tái sử dụng kiểu thiết kế giao diện của phần mềm Microsoft Outlook. Giao diện này bản thân nó là một thiết kế giao diện chung và phức tạp của Window, và đồng thời nó cũng đã được bắt chước trong các sản phẩm
• Sage Accounts Suite.
• Microsoft Management Console ( SQL Server, Component Services etc ).
• Internet Explorer.
• Adobe Acrobat
… và rất nhiều sản phẩm khác, nhiều ứng dụng phần mềm mới khác của Window sử dụng các đặc điểm đã có trong phần mêm Outlook
1.11.1.3.1 Những đặc điểm chung của giao diện Outlook
Hình 16: Giao diện chương trình Outlook Application Bar.
Phân chia logic các chức năng
Xử lí/Menu. dữ liệu có thể truy cập trong nột dung của thanh Application Bar được mô phỏng có trật tự
SDI. Mặc định ứng dụng được coi như một thiết kế tài liệu đơn, và được chia nhỏ thành từng khung
MDI. Bằng cách kích đúp lên một khung, người dùng có thể đưa dữ liệu ra một của sổ động.
Danh sách. dữ liệu hiển thị có trật tự (hoặc là kết quả của phép tìm kiếm) được trình bày trong một danh sách có thể thay đổi kích thước
Phân cách. Người dùng có thể điều chỉnh các khung thông qua các thanh phân cách
Detail Control. hiển thị dữ liệu Detail Control tương ứng với thực thể được chọn trên danh sách
Thanh công cụ. chứa các thao tác đối với các thực thể dữ liệu.
1.11.1.3.1 Những đặc điểm chung của thiết kế giao diện hệ thống
Thiết kế giao diện của hệ thống sử dụng hầu hết các đặc điểm giống của Outlook, tuy nhiên thiết kế của nó không giống hoàn toàn mà có sự khác biệt về các khoảng trống và sự phân chia do tính chất của dữ liệu hiển thị.
Hình 17: Mô tả giao diện hệ thống Application Bar.
Chúng có thể quay một góc 90o
Thong tin chi tiết: có thể là các Tab hoặc một form dài
1.11.1.3.1.1 Application Bar
Thanh ứng dụng của hệ thống được cấu tạo lại, cũng giống như trong Outlook nó có thể quay sang phương đứng và được đặt ở đỉnh của man hình. Lựa chọn một icon trên thanh ứng dụng sẽ thay đổi toàn bộ ứng dụng bằng cách sử dụng một tập dữ liệu hoặc tái cấu hình lại không gian làm việc của ứng dụng.
Hình trên mô tả ứng dụng được đặt trong một khung giao diện Web.
Chú ý khi lựa chọn thanh ứng dụng, nó sẽ định nghĩa lại toàn bộ xử lí của ứng dụng. Nó là một xử lí song song giống như ở Outlook, khi lựa chọn một thư điện tử hoặc một lịch làm việc, toàn bộ khung nhìn sẽ thay đổi.
Hình bên phải mô tả trường hợp thanh ứng dụng được quay nằm ngang khi người dùng muốn có một sự định hướng khác
1.11.1.3.1.2 Hệ thống menu
Hệ thống menu trong một số trường hợp là một ứng dụng nền của nhóm quản trị. Mục đích chính của nó là lựa chọn một thành phần trong hệ thống đó sẽ giúp người dùng đi sâu hơn vào trong ứng dụng hoặc liệt kê danh sách nội dung trong một khung khác. Một điều rất quan trọng cần được cân nhắc là sự kiện nào xảy ra khi người dùng thực hiện một lựa chọn. Nhấn chuột sẽ chỉ ra một lựa chọn, hoặc ấn một phím đặc biệt, nhưng cuộn lên hoặc xuống thì không dẫn đến thực hiện một thao tác nào (ví dụ trong trường hợp, một danh sách gồm 200 thực thể, nếu thực hiện các sự kiện mỗi khi thực thể được lựa chọn thay đổi thì không hợp lí).
Các icon sử dụng trong hệ thống menu phải hợp lí và bất kì khi nào có thể chúng ta đều phải sử ụng giao diện chuẩn của Window, và được hỗ trợ trong Visual Studio. Chỉ khi nó không có trong điều khiển của Window thì người lập trình có thể thiết kế icon riêng của họ.
Dường như hệ thống menu trở nên gần gũi hơn với các icon, ví dụ như cơ chế tìm kiếm sẽ được hoạt động với một nút lệnh có hình chiếc ống nhòm. Cũng như Outlook, chúng sẽ được giữ ẩn với người dùng cho đến khi họ lựa chọn nó. Trong ví dụ này, cơ chế tìm kiếm thường “Find by Name”, nhưng nó có thể được mở rộng và thay đổi theo yêu cầu bởi các đỏi hỏi của ứng dụng
Chú ý , cơ chế tìm kiếm không phải là tức thì, người dùng nhập các điều kiện tìm kiếm, sau đó ấn nút và chờ kết quả
1.11.1.3.1.3 Danh sách kết quả
Danh sách kết quả là thành phần chính trong cơ chế tìm kiếm. Mỗi thực thể trong danh sách đều có khả năng lựa chọn, việc lựa chọn chúng sẽ điền dữ liệu vào phần Detail
Control. Phần thông tin chú thích cho danh sách kết quả phải phù hợp với dữ liệu được hiển thị
Trong một ví dụ đơn giản, lựa chọn một thực thể sẽ tạo nên hành động điền dữ liệu chi tiết. Trong một thực hiện phức tạp hơn, nếu ứng dụng cho phép, nhấn hai lần liên tiếp sẽ đưa Detail Control ra một của sổ động bên ngoài form của ứng dụng. Một vài chức năng cần thiết có nhiều thể hiện của các Detail Control
1.11.1.3.1.4 Detail Control
Phần Detail Control có hai cách hiển thị, hiển thị dưới dạng các của sổ Tab hoặc hiển thị dưới dạng một form dài.
Một của sổ Detail Control ở dạng Tab (hình bên trái) phân chia các thông tin của nó thành các nhóm logic và được ẩn sau các tab khác, tại một thời điểm chỉ có duy nhất một Tab được hiển thị đầy đủ thông tin. Trường hợp này rất phù hợp với các màn hình có kích thước cố định hoặc chúng có kích thước nhỏ. Tùy thuộc vào lựa chọn của người dùng, họ có thể chuyển sang dạng form dài Một khung thông tin được hiển thị
dưới dạng form dài, không có các Tab và kèm theo một thanh cuộn. Nếu người dùng có màn hình độ phân giải cao, họ có thể lựa chọn hiển thị theo dạng form dài để có thể xem xét nhiều thông tin cùng lúc hơn. Chúng ta có thể so sánh yếu tố này với thiết kế form Tab, khi độ phân giải màn hình cao hơn không thể đem lại lợi ích về khối lượng thông tin, nó luôn bằng lượng người thiết kế tạo cho nó.
Trong ví dụ trên, khung Detail Control hiển thị dưới dạng form dài là kết quả của việc nhấn chuột hai lần liên tiếp, do đó nó được mở ra trong
Một đặc điểm còn thiếu trong prototype của ví dụ trên là thanh nút lệnh ở cuối trang.
Môi trường ứng dụng thường dẫn người dùng di chuyển từ điểm trên bên trái xuống điểm dưới cùng bên phải, đặc biệt giống với hành động đọc, nhưng thanh công cụ lại không thể hoạt động theo cơ chế đó. Khi người dùng hoàn tất các thao tác của họ ơ góc cuối bên phải, sau đó phải di chuột lên phía trên góc trái để nhấn vào phím “Save” thì không thực sự thuận tiến. Tất cả các Detail Control sẽ có một phần kết thúc của nó (một thanh nút lệnh bao gồm Save / Cancel, hoặc OK / Cancel). Hàng nút phải được dóng thẳng bên phải so với khung Detail Control.
1.11.1.3.1.5 Thanh công cụ
Các tùy chọn quản lí tài liệu chuẩn của Window là phù hợp với tất cả các loại thanh công cụ. New, Open, Save, Print, Preview, Find thường được hiển thị (chúng là những lựa chọn đầu tiên và được hiển thị theo đúng thứ tự đã được sắp xếp) và được ẩn đi khi không cần thiết. Một xử lí có thể được sử dụng và những tùy chọn khung khác được thể hiện. Khi di chuyển giữa các chức năng, ứng dúng cần tái cầu hình lại thanh công cụ và xóa đi những icon không cần thiết khi có sự kiện chuyển đổi.
Nhận xét:
- Tài liệu trên đưa ra các thông tin cơ bản đầu tiên về phương hướng phát triển Prototype. Chương trình sẽ sử dụng giao diện giống với các ứng dụng của Window.
- Tài liệu chưa nêu được các thông tin về thời gian biểu, trách nhiệm của các thành viên trong dự án.
- Tài liệu chưa có các đánh giá chính xác về rủi ro của phương hướng phát triển.
1.11.2 Thiết kế logic.
Hình 18: Giao diện một chức năng của hệ thống
Giao diện hệ thống được dựa trên các kiểu giao diện chung trong các ứng dụng như Outlook. Hình bên mô tả một kiểu giao diện trong hệ thống với các Detail Control về một sinh viên. Chúng ta có thể thấy menu chính và các nút “Back” và “Forward”, logo và thanh trạng thái, chúng sẽ xuất hiện trong toàn bộ các form của chương trình. Thanh “Lancher” ở phía bên trái có thể được thay đổi bởi người
dùng. Thanh trạng thái ở cuối trang được dùng để thông báo các thông tin ngắn cho người dùng.
Phần thông tin ngắn gọn của sinh viên được nhúng vào khung phía trên bên phải và phần Detail Control được nằm ngay phía dưới.
Đây là thiết kế giao diện chuẩn cho hệ thống với một cặp khung thông tin ngắn gọn và Detail Control. Không phải tất cả các form đều phải theo thiết kế này, ví dụ như các form báo cáo. Các thiết kế giao diện phải được làm bàng Visio hoặc .NET, các thiết kế không nhất thiết chính xác đến từng điểm toạ độ và kích thước.
Các hộp thoại “Popup” có thể được sử dụng và có thể thay đổi kích thược cho phù hợp với dữ liệu cần hiển thị. Nhưng các nút kích hoạt không được đặt trong các thanh công cụ. Chúng ta cần đảm bảo chắc chắn các icon là rõ ràng, tiêu biểu và phù hợp.
1.11.2.1 Thông tin ngắn gọn
1.11.2.1.1 Giới thiệu chung
Thông tin ngắn gọn thường được sử dụng để lựa chọn một thực thể cần được thao tác, trong hầu hết trường hợp thực thể này sẽ được hiển thị trong phần Detail Control. Phần thông tin này có thể được nhúng vào trang chính, như hình vẽ, hoặc có thể được dùng trong một trang popup.
Hình 19: Giao diện Browse Control
Phần thông tin ngắn gọn gồm các thanh công cụ, một danh sách và một khoảng trống cho các điều khiển lọc dữ liệu đưa vào danh sách.
Người lập trình có thể thêm và xoá các nút không cần thiết trong thao tác nghiệp vụ nhưng không được thay đổi thứ tự của các nút. Các nút chỉ được thêm vào cuối bên phải của thanh công cụ bên trái và không được thêm vào điểm đầu và giữa của thanh.
Nút “Close” trên thanh công cụ phía bên trái sẽ đóng cả hai khung(khung thông tin ngắn gọn và Detail Control). Nút này sẽ không nhìn thấy khi khung nằm trong một hộp thoại popup. Người lập trình phải cập nhật các thông tin “tooltip” của các nút, ví dụ như nút “New” sẽ có dòng kí tự “Add e new ---”, trong đó “---” là đang được sử dụng.
Trên thanh công cụ có một nút để hiện và ẩn toàn bộ khung. Khi nút này được ấn toàn bộ khung sẽ được hiển thị, khi nó không được ấn thì khung chỉ hiển thị duy nhất thanh công cụ. Chú ý trong hai trạng thái này icon của nút có thay đổi.
Danh sách mặc định đầy đủ của thanh công cụ là:
1.11.2.1.2 Thanh công cụ bên trái:
Bảng 6 Thanh công cụ trái form Browse Control. New Chạy tiến trình thêm mới một thực thê.
điều khiển lọc
Open Mở Detail Control của thực thể được chọn trong danh sách Print In kết quả tìm kiếm
Browse Hiển thị và ẩn khung
Next Chọn thực thể tiếp theo trong danh sách, chuyền sự kiện này cho trang chính. Sau đó thông tin này sẽ được truyền cho khung thông tin chi tiêt để hiển thị dữ liệu cho thực thể được chọn
Previous Chọn thực thể phía trước trong danh sách, chuyền sự kiện này cho trang chính. Sau đó thông tin này sẽ được truyền cho khung Detail Control để hiển thị dữ liệu cho thực thể được chọn
View Xác định kiểu dữ liệu hiển thị trong phần tìm kiếm, bao gồm 3 lựa chọn:
Details: mặc định, hiển thị một số trường thông tin. List: Chỉ hiển thị tên của thực thể.
Photographs: Hiển thị ảnh của thực thể (chỉ áp dụng với nhân viên).
1.11.2.1.3 Thanh công cụ bên phải:
Bảng 7 Thanh công cụ trái form Browse Control.
Links Danh sách tập hợp trọng điểm liên quan đến thực thể và có thể chạy trực tiếp từ thực thể hiện tại.
Help Mở thông tin trợ giúp cho khung này. Close Đóng hai cặp khung.
Nút “Next” và “Previous” phải được kích hoạt nếu danh sách chứa hơn một thực thể. “Tooltip” của các nút “Next” và “Previous” phải được cập nhật khi thực thể
lựa chọn được thay đổi. Ví dụ như dòng kí tự bên cạnh nút “Next” trong hình bên. Nút “View” hoạt động có 3 trạng thái. Khi ấn nút chế độ hiển thị sẽ được chuyển sang trạng thái có thể tiếp sau. Ví dụ, nếu trạng thái hiển thị hiện tại là “Detail”, sau đó ấn nút “View” trạng thái sẽ được chuyển sang “List”.
Hầu hết các khung sẽ hiển thị các dữ liệu tìm kiếm dưới dạng một danh sách.