QLMT c ấ p thôn:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 70 - 76)

+ Trưởng thôn và cán bộ lãnh đạo thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn

+ Cán bộ chuyên môn VSMT thôn giúp trưởng thôn trong việc thực hiện quản lý VSMT

+ Theo dõi về mặt VSMT của các hoạt động phát triển sản xuất ,mở rộng sản xuất, xây dựng mới, cải tạo nhà xưởng đường đi và cống thoát nước của các gia đình và toàn bộ thôn nhằm đảm bảoVSMT chung

+ Tham gia tổ chức công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và BVMT cho nhân dân trong địa bàn thôn

Vai trò nhiệm vụ của các cấp trong mô hình tổ chức quản lý vệ sinh môi trường bao gồm:

ƒ Tổ chức, theo dõi, kiểm tra và dôn đốc việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường thông qua các hoạt động tại địa bàn mình phụ trách.

Vũ Thị Liễu Trang lxiii

ƒ Hướng dẫn giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân về công tác vệ sinh môi trường, tham mưu cho cấp lãnh đạo trong quản lý vệ sinh môi trường chung. Những vai trò, nhiệm vụ của các cấp trong mô hình này nói lên sự thống nhất trong quản lý môi trường tại các làng nghề. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chưa tốt, các cán bộ môi trường hầu hết là kiêm nhiệm, năng lực chuyên môn yếu và chưa tâm huyết với vai trò và nhiệm vụ của mình.

Công tác vệ sinh môi trường đôi khi được hiểu rất phiến diện. Nói đến vệ sinh môi trường các cấp phường, xã thường chỉ chú trọng chủ yếu đến việc thu gom chất thải rắn. Nước và khí thải hầu như khônng được quan tâm. Cũng như vậy với việc hạn chế tác động của các chất thải tới môi trường cũng như tới sức khoẻ cộng đồng. Hơn thế nữa việc tổ chức thu gom và xử lý chất thải rắn không phải là địa phương nào cũng làm tốt.

III.1.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội

Từ nhiều năm nay song song với nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản pháp quy về tổ chức quản lý bảo vệ môi trường. Thành phố Hà Nội cũng ban hành một số văn bản cụ thể áp dụng cho thành phố Hà Nội.

Theo quy định của pháp luật, đối với vấn đề môi trường tại các làng nghề, trách nhiệm chủ yếu thuộc về UBND các cấp.

Để thực thi tốt luật bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững, những văn bản pháp quy quan trọng chủ yếu liên quan đến quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố gồm:

- Quyết định số 44/2010/QĐ – UBND ngày 10/9/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Thủ tướng chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn

Vũ Thị Liễu Trang lxiv

- Thông tư số 113/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hổ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghịđịnh số 66/2006/NĐ-CP

- Quyết định số 44/2008/QĐ – UBND ngày 10/7/2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế quản lý cụm sản xuất làng nghề tập trung công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Quyết định số 2863/ QĐ - UBND ngày 11/6/2009 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt “Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 – 2020”

- Nghị quyết số 03/2009/NQ – HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 18 về “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010”

- Chỉ thị số 28/2007/CT – BNN ngày 18/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề

- Quyết định 106/2001/QĐ – UB ngày 06/11/2001 của UBND thành phố Hà Nội, về việc ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng, huyện Gia Lâm – Hà Nội…

III.1.3. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề của thành phố Hà Nội

Nhìn chung, quản lý môi trường làng nghềđã có sự phân công trách nhiệm cho các Bộ nhưng vẫn còn sự chồng chéo và không rõ ràng về vai trò và trách nhiệm giữa các bộ/ngành và giữa bộ/ngành với địa phương. Bên cạnh đó, việc phối hợp liên ngành vẫn còn nhiều hạn chế [17]

Vũ Thị Liễu Trang lxv

Về chức năng quản lý nhà nước để phát triển làng nghề hiện nay có 2 bộ được Chính phủ phân công, đó là:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và Nghề muối): có trách nhiệm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nghành nghề nông thôn toàn quốc đến 2020

- Bộ Công thương (Cục Công nghiệp địa phương) :quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ởđịa phương

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) là Bộ được giao trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường cả nước, trong đó có làng nghề. Tuy nhiên có thể thấy sự phối hợp của các cơ quan này chưa tốt, có rất nhiều sự chồng chéo về chức năng quản lý phát triển làng nghề giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương dẫn đến thiếu các hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ cụ thể trong sản xuất, thương mại các làng nghề theo hướng bền vững, vừa phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi trường.[17]

Các văn bản pháp quy đã được các cấp có thẩm quyền ban hành và hệ thống tổ chức quản lý môi trường các làng nghề cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ của từng đơn vị chức năng. Tuy nhiên việc triển khai một số nội dung cơ bản trong quản lý môi trường vẫn còn nhiều bất cập cụ thể là:

a) Vềđào tạo nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên môn về lĩnh vực môi trường (ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa Học Tự Nhiên, CĐ Tài Nguyên Môi Trường ….) với hàng nghìn sinh viên ra trường mỗi năm nhưng rất ít trong số đó có cơ hội phát triển đúng chuyên ngành của mình. Trong khi đó, một nghịch lý là: Nhân sự làm việc trực tiếp trong lĩnh vực môi trường vẫn thiếu về số lượng và yếu về năng lực.[17]

Ở cấp xã phường cán bộ về môi trường thường là kiêm nhiệm (địa chính, y tế…) nên phần lớn không được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn gần như không có. Đây là tình trạng chung ở các huyện nông thôn, nơi phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới trong cả nước.

Vũ Thị Liễu Trang lxvi

b) Công tác truyên truyền

Ở cấp thành phố, công tác tuyên truyền BVMT đã và đang bắt đầu được chú ý, được lồng ghép trong nhiều chương trình, hoạt động. Các vấn đề vê môi trường được đưa ra và thảo luận nhiều hơn; nội dung cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên, để các hoạt động này đến được với người dân ở các làng nghề không phải là đơn giản.

Trong thời gian không sản xuất, các chương trình được người dân quan tâm là các chương trình giải trí. Các chương trình giáo dục môi trường gần như không được người dân quan tâm đón nhận. Thêm vào đó là các chương trình môi trường liên quan đến làng nghề cũng không nhiều và cách thể hiện nội dung không phù hợp với nhận thức của người lao động. Tác dụng của công tác tuyên truyền qua báo in, báo mạng cũng còn rất nhiều hạn chế.

c) Về triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại thành phố Hà Nội

Đây là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành và đang có hiệu lực nhưng việc triển khai những văn bản đó đến với cơ sở rất chậm. Từ khi văn bản luật ra đời đến khi người dân biết được những nôi dung này thì có khi mất cả hàng năm. Ví dụ như: UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) đã ban hành “Một số văn bản pháp quy về BVMT” từ tháng 10/2002 nhưng phải 2 năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất biện pháp hiệu quả khả thi, cải thiện chất lượng môi trường một số làng nghề ô nhiễm điển hình trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 70 - 76)