Chuẩn trung kế Dot1q

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đai học xây dựng mạng dựa trên công nghệ VLAN (Trang 26 - 29)

2.2.4 So sánh ISL với IEEE 802.1Q

Với phần trình bày trên, ta đã phần nào hình dung ra việc giống và khác nhau giữa 2 giao thức trunking này. Chúng đều dùng để định danh các VLAN nhờ vào VLAN ID. Khác nhau lớn nhất chính là tiêu chuẩn của mỗi giao thức, một là giao thức dành riêng cho Cisco, một là tiêu chuẩn dùng chung cho mọi thiết bị. Phần này sẽ nói thêm về một số điểm giống và khác nhau của 2 giao thức này:

Cả 2 giao thức đều dùng 12bits để định danh VLAN ID cho nên hỗ trợ cùng một số lượng VLAN như nhau: 4096. VLAN ID được chia thành 2 phần, từ 1-1005 gọi là normal range VLANs, còn các giá trị cao hơn 1005 gọi là extended range

Cả 2 đều hỗ trợ STP-Spanning Tree Protocol cho mỗi VLAN. STP được sử dụng khi thiết kế một mạng dự phòng.

Một điểm khác nữa là native VLAN.802.1Q quy định rằng, với mỗi đường trunk, sẽ có 1 native VLAN, trong khi đó ISL ko hỗ trợ việc này.Mặc định, 802.1q quy định rằng VLAN1 là native VLAN.Theo định nghĩa, 802.1Q sẽ không thêm một 802.1q header vào frame. Khi một frame không có header được thêm vào, nó sẽ tự hiểu rằng frame này dành cho native VLAN. Vì vậy, cả 2 switch phải biết được rằng VLAN nào là native VLAN.

2.3 Giao thức trung kế VLAN (VLAN trunking protocol – VTP)

2.3.1 Giới thiệu

Trong môi trường mạng Campus thường gồm có nhiều switch kết nối bên trong, nên việc cấu hình và quản lý một số lượng lớn switch, VLAN và VLAN trunk phải được điều khiển ra ngoài nhanh. Cisco đã triển khai một phương pháp quản lý VLAN qua mạng Campus đó là VLAN Trunking Protocol – VTP.

VTP là một giao thức quảng bá cho phép duy trì cấu hình thống nhất trên một miền quản trị. Sử dụng gói trunk lớp 2 để quản lý sự thêm xóa và đặt tên cho VLAN trong một miền quản tri nhất định. Thông điệp VTP được đóng gói trong frame của ISL hay 802.1Q và được truyền trên các đường trunk.

Đồng thời, VTP cho phép tập trung thông tin về sự thay đổi từ tất cả các switch trong một hệ thống mạng. Bất kỳ switch nào tham gia vào sự trao đổi VTP đều có thể nhận biết và sử dụng bất cứ VLAN nào mà VTP quản lý. Sau đây ta sẽ nói đến hoạt động của giao thức VTP.

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt một số tính năng ở các mode của VTP

2.3.2 Miền VTP

VTP được sắp sếp trong miền quản lý, hoặc khu vực với các nhu cầu thông thường của VLAN. Một switch có thể chỉ thuộc một miền VTP, và chia sẻ thông tin VLAN với các switch khác trong miền. Tuy nhiên các switch trong các miền VTP khác nhau không chia sẻ thông tin VTP.

Các switch trong một miền VTP quảng bá một vài thuộc tính đến các miền lân cận như miền quản lý VTP, số VTP, VLAN, và các tham số đặc trưng của VLAN. Khi một VLAN

được thêm vào một switch trong một miền quản lý, thì các switch khác được cho biết về VLAN mới này qua việc quảng bá VTP.

Tất cả switch trong một miền đều có thể sẵn sàng nhận lưu lượng trên cổng trunk sử dụng VLAN mới. Các chế độ (mode) VTP. Để tham gia vào miền quản lý VTP, mỗi switch phải được cấu hình để hoạt động ở chế độ nào. Chế độ VTP sẽ xác định quá trình chuyển mạch và quảng bá thông tin VTP như thế nào. Ta có các chế độ sau:

Chế độ Server (Server Mode): các server VTP sẽ điều khiển việc tạo VLAN và thay đổi miền của nó. Tất cả thông tin VTP đều được quảng bá đến các switch trong miền, và các switch khác sẽ nhậnđồng thời. Mặc định là một switch hoạt động ở chế độ server. Chú ý là miền VTP phải có ít nhất một server để tạo, thay đổi hoặc xóa và truyền thông tin VLAN.

Trong chế độ VTP server, có thể tạo (Create) , chỉnh sửa (Modify), và xóa (Delete) VLAN và chỉ định cấu hình khác các thông số, chẳng hạn như VTP sersion và VTP pruning (cắt tỉa), cho toàn bộ miền VTP. VTP server quảng bá(broadcast) cấu hình VLAN của họ để chuyển mạch khác trong cùng một miền VTP và đồng bộ hóa cấu hình VLAN của họ với các thiết bị chuyển mạch khác dựa trên các quảng bá đã nhận được trên liên kết trunk. VTP server là chế độ mặc định.

Chế độ Client (Client Mode): chế độ VTP không cho phép người quản trị tạo, thay đổi hoặc xóa bất cứ VLAN nào thay vì lắng nghe các quảng bá VTP từ các switch khác và thay đổi cấu hình VLANmột cách thích hợp. Đây là chế độ lắng nghe thụ động. Các thông tin VTP được chuyển tiếp ra liên kết trunk đến các switch lân cận trong miền, vì vậy switch cũng hoạt động như là một rờ le VTP (relay).

VTP Client cũng tương tự các VTP server, nhưng không thể tạo, thay đổi, hoặc xóa VLAN trên một Client VTP.

Chế độ transparent (trong suốt): các switch VTP trong suốt không tham gia trong VTP. Ở chế độ trong suốt, một switch không quảng bá cấu hình VLAN của chính nó, và một switch không đồng bộ cơ sở dữ liệu VLAN của nó với thông tin quảng bá nhận được. Trong VTP phiên bản 1, switch hoạt động ở chế độ trong suốt không chuyển tiếp thông tin quảng bá VTP nhận được đến các switch khác, trừ khi tên miền và số phiên bản VTP của nó khớp với các switch khác. Còn trong phiên bản 2, switch trong suốt chuyển tiếp thông tin quảng bá VTP nhận được ra cổng trunk của nó, và hoạt động như rờ le VTP.

VTP transparent chuyển mạch không tham gia vào VTP. Một VTP transparent chuyển mạch không quảng bá cấu hình VLAN của nó và không đồng bộ hóa cấu hình VLAN của nó dựa trên các quảng bá nhận được. Nhưng transparent chuyển mạch thì chuyển (forward) VTP quảng bá mà nó nhận được ra cổng trunk của nó trong VTP phiên bản 2.

Chú ý: switch hoạt động ở chế độ trong suốt có thể tạo và xóa VLAN cục bộ của nó. Tuy nhiên các thay đổi của VLAN không được truyền đến bất cứ switch nào.

2.3.3 Các tiến trình VTP và chỉ số revision

Tiến trình cập nhật của VTP bắt đầu khi người quản trị thêm vào hoặc xóa cấu hình của VLAN trên VTP server. Khi cấu hình mới xuất hiện, VTP sẽ tăng giá trị revision number mới. Khái niệm chỉ số VTP cho phép các switch biết khi nào có sự thay đổi trong cơ sở dữ liệu VLAN. Khi nhận được một cập nhật VTP, nếu chỉ số VTP trong cập nhật

VTP là cao hơn chỉ số revision number hiện hành, switch sẽ cho rằng có một phiên bản mới của cơ sở dữ liệu VLAN.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đai học xây dựng mạng dựa trên công nghệ VLAN (Trang 26 - 29)