Một vài đề xuất về giải pháp cho chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế lạm phát trong tương lai.(THU TRANG)

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của một số biện pháp thuộc chính sách tiền tệ mà Chính phủ Việt Nam sử dụng nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian qua pptx (Trang 31 - 33)

b, Những mặt hạn chế

2.3.Một vài đề xuất về giải pháp cho chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế lạm phát trong tương lai.(THU TRANG)

kiềm chế lạm phát trong tương lai.(THU TRANG)

Giải quyết nợ xấu.

Trong năm 2013 và tiếp theo cần tập trung xử lý, giải quyết được cơ bản vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, từ đó sẽ khơi thông được dòng tín dụng/ổn định tính thanh khoản toàn hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Để xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu một cách hiệu quả, cần quán triệt sâu sắc một số yêu cầu mang tính nguyên tắc và thực hiện giải pháp sau:

Giải quyết vấn đề nợ xấu, đồng thời với việc chú ý các biện pháp ngăn chặn nguy cơ tăng nợ xấu trong tương lai; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu một cách tổng thể, tôn trọng kỷ cương, kỷ luật thị trường và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu không gây áp lực tăng nợ Chính phủ; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu không phá vỡ chính sách tiền tệ; xử lý, giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua việc thành lập Công ty quản lý tài sản - nợ xấu, cần chú trọng việc quy định rõ nội dung hoạt động và phương thức phân bổ các khoản nợ xấu.

Tăng cường sự phối kết hợp đồng bộ và nhất quán giữa chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ

Cùng phối kết hợp để thực hiện mục tiêu chủ yếu trong năm 2013 do Quốc hội và Chính phủ thông qua, đó là lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn. Để đảm bảo tính ổn định của lạm phát, góp phần củng cố lòng tin thị trường, chính sách tài khóa được điều hành thận trọng, với liều lượng hợp lý trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường của các doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền (xăng dầu, điện, nước); trong đó chú trọng tới giải pháp giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá, kiểm soát giá (dịch vụ y tế, học phí giáo dục, nước..,), đồng thời phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; giãn tần suất và biên độ tăng giá xăng dầu khi giá thế giới tăng; hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho… chú trọng nhiều hơn việc cải thiện nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nhiệp Nhà nước, các công trình xây dựng cơ bản và các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, vì đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến lạm phát; nâng cao chất lượng chính sách tài khóa, minh bạch công khai mọi nguồn ngân quỹ và hoạt động tài chính nhà nước.

Đổi mới căn bản công tác phân tích, dự báo

Đây là công việc cần thiết, tạo nền tảng cho việc xác định cơ chế truyền tải và lựa chọn một khuôn khổ CSTT hiệu quả, tránh tình trạng điều hành CSTT bị động và kém hiệu quả cũng như hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chương trình tiền tệ có mức độ chính xác cao. Do vậy, cần đổi mới căn bản thực trạng này bằng cách đưa mô hình kinh tế lượng vào việc phân tích, dự báo tiền tệ.

Thứ nhất, có kế hoạch đào tạo cán bộ toàn diện nắm vững kiến thức về kinh tế

vĩ mô hiện đại, phân tích và lập chương trình tài chính xem xét tổng thể việc điều hành CSTT trong mối liên hệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đồng thời biết áp dụng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng.

Thứ hai, cần bố trí cán bộ chuyên trách cho công việc phân tích và dự báo trên

cơ sở phân tích định lượng. Hiện nay, những cán bộ có kiến thức về kinh tế lượng chưa có thời gian nghiên cứu sâu do phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác.

Thứ ba, cần chú trọng đến việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho việc phân

tích định lượng như trang bị tài liệu chuyên về phân tích kinh tế lượng, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm và cài đặt các chương trình trong máy tính, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách có đủ trang thiết bị làm việc.

Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ ngân hàng nhà nước

Con người luôn là yếu tố then chốt và quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ NHNN trong xây dựng và điều hành CSTT là nhu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài.

Để hoàn thiện và thực thi hiệu quả CSTT, điều quan trọng là phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ đội ngũ cán bộ NHNN, thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ quản lý, dự báo, phân tích, v.v… Chương trình đào tạo cần phải được chuẩn hoá và phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đào tạo lý thuyết cơ bản thì cũng cần tiến hành các khoá học ở trong nước và nước ngoài.

Sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương.

Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó chú trọng mô hình tăng

trưởng kinh tế theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, có chọn lọc và tạo ra giá trị gia tăng lớn.

3. KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. Thời gian gần đây, ngân hàng nhà nước đã nhận về mình trách nhiệm ổn định giá trị đồng tiền, chống lạm phát và đã áp dụng khá thành công các công cụ của chính sách tiền tệ như: dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, tái chiết khấu, họat động thị trường mở, lãi suất… Tuy nhiên lạm phát là hiện tượng thường trực của lưu thông tiền giấy trong nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi của chúng ta, nguy cơ lạm phát cao cũng thường xuyên cần phải đề phòng. Do đó công cụ nhạy cảm như các công cụ của chính sách tiền tệ không thể xem nhẹ. Mặt khác cần phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa các công cụ của chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh trong sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, góp phân đưa đất nước phát triển ngày càng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của một số biện pháp thuộc chính sách tiền tệ mà Chính phủ Việt Nam sử dụng nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian qua pptx (Trang 31 - 33)