HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THUYẾT TRÌNH

Một phần của tài liệu Tớ đã học tiếng anh như thế nào (Trang 33 - 34)

1. Happy glad cheeríul

HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC THUYẾT TRÌNH

Chà chà, nghe đến thuyết trình thì hầu hết bạn nào cũng ngại. Các ấy thường cho rằng, thuyết trình là công việc chỉ dành cho các chính khách khi cần hùng biện một vấn đề gì đó trước đông người. Các ấy đừng lo lắng thế, đối vói tớ, thuyết trình là một công việc cực kì thú vị, mỗi khi thuyết trình (cho khán giả gồm hai người là bố tó* và mẹ tớ), tớ có cảm giác như mình lúc ấy hoặc là giáo sư đại học, hoặc là một nguyên thủ quốc gia! Trước sự cổ vũ nhiệt tình của bố mẹ, tớ không hề ngần ngại. Ban đầu, khi vốn tiếng Anh chưa nhiều, bố mẹ cho tớ thuyết trình bằng tiếng Việt, chủ đề thì nhiều vô kể, có khi chỉ cần một chuyến đi choi mà chủ yếu là window shopping (nghĩa là đi ngắm mà không mua hàng) cùng vói mẹ cũng có thể trở thành chủ đề để thuyết trình rồi. Khi đó tớ sẽ phải nghĩ xem mình đã xem đưực những gì, điều gì làm mình ấn tượng, cảm xúc của mình... rồi nói sao cho mạch lạc, dễ hiểu trong một khoảng thòi gian quy định của mẹ tớ. Sau này, có tiếng Anh làm phưong tiện, những chủ đề để thuyết trình có vẻ khoa học hon nhiều. Cứ ngày nghỉ là buổi sáng bố mẹ tớ tha hồ nghĩ chủ đề. Nhiều khi bố mẹ tớ còn tranh luận căng thẳng xem nến chọn chủ đề nào. Mẹ tớ thường thích những chủ đề liên quan đến thiên nhiên, hoa lá, cỏ cây, thậm chí cả quần áo, nấu nướng... nói chung rất là phụ nữ, còn bố tớ thì lại quan tâm đến những chủ đề về ngôn ngữ, về các nền văn minh, về vũ trụ... rất là vĩ mô. Để dung hòa, tớ thường phải tìm cách hôm thì chọn chủ đề bố giao, hôm thì chọn chủ đề mẹ giao. Các ấy thấy tớ có biết chiều lòng bố mẹ không nào?

Sau khi nhận chủ đề rồi, tớ lập tức lên Internet tìm hiểu những thông tin xung quanh chủ đề đó. Kinh nghiệm đầu tiên của tớ là để bài nói sâu sắc và thuyết phục, bao giờ mình cũng phải tìm hiểu lịch sử của vấn đề. Nghe có vẻ to tát nhưng thực sự là việc hiểu được nguồn gốc của một vấn đề bao giờ cũng khiến mình có cái nhìn khái quát hon, ví dụ, khi

tìm hiểu về tàu vũ trụ, tớ cần phải hiểu xem tàu vũ trụ ra đòi từ khi nào, ở đâu, hình dáng

ban đầu của nó... Tiếp đó tớ sẽ tìm hiểu vấn đề ở thời điểm hiện tại và sau cùng là triển vọng phát triển của nó. Sau khi có đầy đủ thông tin, tớ tiến hành làm powerpoint. Công việc này tốn khá nhiều thòi gian vì muốn bài nói của mình hấp dẫn, tớ thường phải sưu tầm những hình ảnh độc đáo để chèn vào các slide của mình. Mẹ tớ rất thích những slide nào vừa có hình vừa có âm thanh. Đôi khi để lấy lòng “khán giả” tớ còn cho những đoạn nhạc du dưong đi kèm, mẹ tớ cứ là mê tít.

Công việc chuẩn bị hoàn tất, phần khó khăn nhất là thuyết trình. Ban đầu, tớ nói cũng không được lưu loát lắm đâu và liên tục phải nhìn vào những thông tin hiện trên slide nhưng nếu mà cứ nhìn như vậy thì giống như người đọc chứ không phải là nói, là “hùng biện” nên tớ phải tập luyện nhiều, khi nào rảnh rỗi là tự nói, có khi ghi âm lại rồi nghe và tự sửa. Rất vui là bố mẹ tớ luôn tạo cho tớ một không khí nói thật tự nhiên. Trong nhà tớ có một noi chuyên để dành cho việc thuyết trình của tớ. Trước đó, mẹ đã chuẩn bị bàn ghế, máy tính, có hôm “xôm” hon còn có cả bánh ngọt. Tớ sẽ không xuất hiện ngay mà đợi lòi giói thiệu của bố. Mỗi hôm bố tớ phong cho tớ một vị trí, khi thì là giáo sư đại học Havard, khi thì là nhà khoa học nổi tiếng, khi thì là chính khách... rồi tớ mói bước vào trong sự hân hoan chào đón của bố mẹ. Tớ cũng phải thực hiện một số “nghi lễ” giao tiếp như nếu là giáo sư thì chào sinh viên, nếu là chính khách thì bắt tay mọi người. Sau đó thì màn thuyết trình bắt đầu. Theo yêu cầu của các khán giả, ngoài kĩ năng nói cho mạch lạc, tớ còn phải thể hiện

bằng nét mặt, bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng ngữ điệu. Ngoài ra, muốn ghi điểm hơn nữa thì phải có khả năng thu hút, lôi kéo người nghe (không hấp dẫn thì thế nào mẹ tớ cũng vừa nghe vừa... nhắn tin). Kết thúc bài thuyết trình, bố mẹ tớ sẽ có “cuộc họp kín” để bàn luận xem sẽ cho bao nhiêu điểm rồi mới công bố. Bố tớ thường đánh giá cao những bài nói có kết cấu chặt chẽ, thông tin phong phú, mẹ tớ thì thích những bài thể hiện sự quan sát tinh tế và vốn hiểu biết của bản thân. Rất nhiều lần tớ làm bố mẹ ngạc nhiên vi khả năng tìm

hiểu thông tin của mình, ví dụ như bài về Lịch sử của chữ viết mà tớ vừa làm cách đây

không lâu. Bố tớ đã thực sự thích thú khi tớ tìm được và đưa ra những nhận định về sự tương quan giữa chữ viết cổ với các nét hoa văn trên trống đồng, những trang chữ viết cổ mà tớ tìm được qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Sau buổi thuyết trình của tớ, bố tớ đã xin lại những tài liệu mà bố cho là rất quý giá ấy để phục vụ cho bài giảng của bố tớ ở trường đại học. Tớ vui lắm vì nghĩ rằng mình đã làm được những việc có ích.

Có lẽ nhờ thường xuyên thuyết trình mà khi thi nói trong các kì thi tiếng Anh quốc tế, tớ không hề mất bình tĩnh tẹo nào. Thi TOEFLIBT, ấy cần nói vói một... cái máy về bất cứ chủ đề nào trong khoảng thòi gian hạn hẹp là 45 giây. Thời gian càng ngắn thì nói càng khó các ấy ạ. Ban đầu khi luyện thi, tớ mấy lần định bỏ cuộc vì không thể nào gói ghém hết ý trong có chừng ấy thòi gian nhưng rồi tớ cứ liên tục tự bấm giờ đồng hồ và luyện nói, chỉ cần quá 1 giây là tớ lại nói lại từ đầu. Thi IELTS, tớ bị từ chối vì nhỏ tuổi quá và các cô văn phòng có giải thích là người phỏng vấn sẽ rất khó để hỏi thi vì tớ còn ít tuổi quá trong khi các vấn đề thường hỏi lại mang tính xã hội. Mẹ tớ phải năn nỉ cuối cùng các cô mới đồng ý. Hôm thi nói tớ gặp một cô chuyên gia rất thoải mái, và thật bất ngờ, riêng phần thi nói tớ đạt 7.5. Các ấy thấy không, luyện tập chính là một cách để mình có thể vượt qua khó khăn, khắc phục thử thách đúng không nào?

Một phần của tài liệu Tớ đã học tiếng anh như thế nào (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)