Chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý (Trang 25 - 27)

a. Các nguồn phát sinh

Chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại chăn nuôi rắn có thành phần chủ yếu bao gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải phát sinh từ bản thân con rắn: Phân rắn, lớp da sau khi rắn lột xác. - Xác rắn chết do các bệnh thông thường.

- Nội tạng và các phần loại bỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho rắn, nội tạng của rắn bị loại bỏ trong quá trình chế biến, thức ăn thừa của rắn.

- Bao bì, vỏ hộp thuốc phòng và điều trị bệnh cho rắn.

Ngoài ra, do các trang trại hầu hết đều nằm trên một phần diện tích đất ở của hộ gia đình được trích ra để xây dựng chuồng trại nuôi rắn, do đó chất thải rắn phát sinh từ các trang trại nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn ngoài chất thải từ quá trình chăn nuôi còn có chất thải rắn sinh hoạt của người dân.

Qua quá trình điều tra thực tế tại xã Vĩnh Sơn cho thấy: Đa số các loại chất thải rắn phát sinh từ các trang trại đều chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như: E.Coli, Coliform, Fecal Coliform, Salmonella,...

b. Lượng chất thải

Lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại chăn nuôi rắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chuồng nuôi có sử dụng chất độn (thông thường là gạch mộc hoặc đất phơi khô) hoặc chuồng nuôi không sử dụng chất độn (thường sử dụng loại chuồng nuôi làm bằng gỗ), loại thức ăn cho rắn (sử dụng cóc làm thức ăn sẽ có nhiều bộ phận thừa hơn là sử dụng gà, vịt con hoặc rắn nước), mùa sinh trưởng của rắn (mùa nóng là mùa sinh trưởng nên con rắn sẽ tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, dẫn đến lượng chất thải phát sinh vào mùa nóng cũng nhiều hơn vào mùa lạnh). Ngoài ra, do các trang trại chăn nuôi rắn đa phần đều sử dụng một phần diện tích đất ở của hộ gia đình, vì vậy lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại chăn nuôi rắn còn bao gồm cả chất thải rắn sinh hoạt.

Theo số liệu thống kê từ 50 phiếu điều tra tại các trang trại chăn nuôi rắn trên địa bàn xã Vĩnh Sơn (trong đó có 03 trang trại quy mô lớn, 18 trang trại quy mô trung bình và 29 trang trại quy mô nhỏ) thì lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ mỗi trang trại trung bình như sau:

Bảng 2. 1. Lượng chất thải rắn thông thường phát sinh tại các trang trại

STT Chất thải Lượng phát sinh trung bình (kg/trang trại.ngày)

Quy mô nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn

1 Chất thải rắn sinh hoạt 2,64 2,53 2,83

2 Phân thải 0,78 1,48 3

3 Thức ăn thừa 1,01 2,66 5,33

4 Chất thải rắn thông

thường khác 0,54 0,59 0,87

Theo số liệu điều tra do Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Sơn cung cấp, tổng số hộ chăn nuôi rắn trên địa bàn toàn xã Vĩnh Sơn hiện nay là khoảng 850 hộ, trong đó có 15 hộ có quy mô trang trại lớn, 100 hộ có quy mô trang trại trung bình, số còn lại có khoảng 735 hộ có quy mô trang trại nhỏ. Theo đó, lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại lớn trung bình khoảng 12,03 kg/trang trại.ngày, từ các trang trại có quy mô trung bình khoảng 7,26 kg/trang trại.ngày. Thành phần chủ yếu có trong chất thải rắn thông thường phát sinh từ các trang trại là chất thải rắn sinh hoạt, phân thải và thức ăn thừa. và từ các trang trại có quy mô nhỏ là 4,97 kg/trang trại.ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày trên toàn xã (theo số liệu điều tra) ước tính khoảng 4559,4 kg/ngày, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 2235,85 kg/ngày, số còn lại là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại (khoảng 2323,55 kg/ngày).

Các số liệu điều tra ở trên là số liệu được ước tính trong mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm). Căn cứ vào đặc tính sinh học của con rắn thì lượng chất thải từ hoạt động chăn nuôi rắn chỉ phát sinh với khối lượng lớn vào mùa nóng là mùa sinh trưởng và phát triển của con rắn. Vào mùa nóng, mỗi bữa ăn của rắn cách nhau khoảng 3 ngày, tuy nhiên vào mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), mỗi bữa ăn của rắn cách nhau từ 2 – 4 tuần, và vào mùa lạnh lượng rắn chăn nuôi tại các trang trại cũng giảm đi đáng kể do vào mùa này các chủ hộ sẽ bán rắn ra thị trường, tiến hành dọn dẹp chuồng trại để chuẩn bị cho mùa nuôi rắn năm sau. Vì vậy, lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi rắn vào mùa lạnh sẽ giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp xử lý (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)