I. Kết quả đạt đƣợc của luận án
3. Nghiên cứu thực nghiệm
Thí nghiệm mô hình vật lý máng sóng về hiệu quả giảm sóng của đê ngầm đã đƣợc thực hiện một cách công phu với ba mô hình đê ngầm và 150 kịch bản thí nghiệm đƣợc thiết kế dựa trên các kết quả nhận định về xu thế và mức độ ảnh hƣởng của các tham số chi phối từ mô hình toán ở Chƣơng 2.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy các đặc trƣng hình học mặt cắt ngang đê nhƣ độ ngập tƣơng đối và bề rộng tƣơng đối của đê ngầm là các tham số quan trọng quyết định hiệu quả giảm sóng của đê ngầm. Hiệu quả giảm sóng tỷ lệ nghịch với độ ngập tƣơng đối và tỷ lệ thuận với bề rộng đỉnh đê tƣơng đối. So với độ ngập thì bề rộng đỉnh đê có mức độ ảnh hƣởng thấp hơn tới hiệu quả giảm sóng. Kết quả phân tích cũng cho thấy tính chất tƣơng tác sóng với đê ngầm thể hiện qua số Iribarren 0m cũng có chi phối đến hiệu quả giảm sóng. Nhìn chung khi 0m tăng (sóng dài và khả năng vỡ ít hơn) thì hiệu quả giảm sóng của đê giảm và ngƣợc lại.
Dựa trên các phƣơng trình tổng quát đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp phân tích thứ nguyên cùng với bộ số liệu thí nghiệm và các đánh giá xu thế ảnh hƣởng, hai công thức thực nghiệm (3.15) và (3.17) xác định hiệu quả giảm sóng của đê ngầm đã đƣợc xây dựng với mức độ tin cậy tốt. Phƣơng pháp thứ nhất, ở mức độ đơn giản, hiệu quả giảm sóng của đê ngầm đƣợc liên hệ chỉ với hai tham số chi phối cơ bản đó là độ ngập tƣơng đối S/Hm0 và bề rộng đỉnh đê tƣơng đối B/LP. Ở mức độ chi tiết hơn, phƣơng pháp thứ hai có xét đến đầy đủ các yếu tố chi phối bao gồm thêm cả ảnh hƣởng của bãi nông
93
trƣớc đê và tính chất tƣơng tác của sóng với đê. Thông qua việc so sánh giữa công thức thực nghiệm của luận án với các công thức tiêu biểu về hiệu quả giảm sóng trên thế giới đã khẳng định mức độ tin cậy và khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu của luận án trong việc đánh giá hiệu quả giảm sóng của đê ngầm, đặc biệt là khi đê ngầm đƣợc xây dựng trên bãi trƣớc thuộc khu vực nƣớc nông ven bờ ở nƣớc ta.