NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh một vấn đề hết sức cấp thiết.
Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
tiền trọngTỷ (%) tiền trọngTỷ (%) tiền trọngTỷ (%) Tuyệt đối TL tăng, giảm (%) Tuyệt đối TL tăng, giảm (%) 1. Nguồn VHĐ 15.256 12,37 33.813 21,73 60.466 30,97 18.557 121,64 26.653 78,82 2. Vốn ĐC 108.116 87,63 121.784 78,27 134.783 69,03 13.668 12,64 12.999 10,67 Tổng NV 123.372 100 155.597 100 195.249 100 32.225 26,12 39.652 25,48
* Chú thích:
- VHĐ: vốn huy động. - Vốn ĐC: vốn điều chuyển. - Tổng NV: tổng nguồn vốn.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Nhưng xét riêng từng nguồn vốn thì vốn huy động tăng ít và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn còn vốn điều chuyển thì tăng liên tục qua 3 năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể:
- Vốn huy động: Năm 2006 nguồn vốn huy động chiếm 21,73% cơ cấu nguồn vốn, tăng 18.557 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 121,61% so năm 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn huy động tăng 26.653 triệu tương ứng tăng 78,82% so năm 2006 nhưng nó chỉ chiếm 30,97% tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
Vốn huy động của Ngân hàng tuy tăng liên tiếp qua các năm nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng 2005 (12,37%), 2006 (21,73%), 2007 (30,97%). Mặc dù được sự điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên thì các Ngân hàng chi nhánh nói chung và NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh nói riêng không nên lơ là khâu huy động vốn, trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của Ngân hàng. Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có những thuận lợi:
+ Việc cho vay được chủ động hơn do có đủ vốn.
+ Thu nhập cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên.
- Vốn điều chuyển: Nguồn vốn điều chuyển tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2006 vốn điều chuyển là 121.784 triệu đồng chiếm 78,27%, năm 2005 nhận điều chuyển 108.116 triệu đồng chiếm 87,63% tổng nguồn vốn tăng 13.668 triệu đồng so năm 2005. Sang năm 2007 nhận điều chuyển là 134.783 triệu đồng chiếm 69,03%, tăng 12.999 triệu đồng tương ứng tăng 10,67% so năm 2006. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển tăng vì doanh số cho vay liên tục tăng và nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn cho khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt của người dân.
Vốn điều chuyển của Ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn cả 3 năm liền 2005 (87,63%), 2006 (78,27%), 2007 (69,03%), là một Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện song song hai chức năng “vừa phục vụ, vừa kinh doanh” do đó sự hỗ trợ nguồn vốn cấp trên là không thể thiếu, Ngân hàng cấp trên hỗ trợ vốn càng nhiều thì càng có lợi cho chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng và chi phí sử dụng vốn trả cho cấp trên từ bằng đến dưới so với lãi suất huy động, nhưng sẽ tốt hơn cho chi nhánh nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của đơn vị.
NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh đã áp dụng các biện pháp tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là phong cách giao dịch chu đáo, lịch sự, bảo đảm các yêu cầu của khách hàng để phục vụ nhanh chóng thuận tiện nhất đã tạo được uy tín lâu dài và sâu sắc đối với khách hàng trong và ngoài địa bàn. Phân công cán bộ có năng lực ngôn phong, tác phong tốt để trực tiếp giao dịch với khách hàng gửi tiền, giao chỉ tiêu cho từng phòng tổ chức theo kế hoạch “ món nhỏ không lơ là, tích tiểu thành đại” là biện pháp bền bỉ được áp dụng để thu hút khách hàng gởi tiền.
Đạt được kết quả khả quan trên chi nhánh đã có nhiều cố gắng đưa số dư tăng và huy động từ các nguồn tiền gởi theo cơ cấu như sau:
Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006 so với 2005 Chênh lệch 2007 so với 2006 Số tiền Tốc độ tăng, giảm (%) Số tiền Tốc độ tăng,giảm (%) 1. TG TCKT 2.867 6.640 3.540 3.773 131,60 -3.100 -46,69 2. TGTK 12.389 27.173 56.926 14.784 119,33 29.753 109,49 TỔNG CỘNG 15.256 33.813 60.466 18.557 121,64 26.653 78,82
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh)
Qua 3 năm biến động nguồn vốn của ngân hàng từ 2005 – 2007 được biểu hiện như sau:
Hình 7: Biểu hiện tình hình huy động vốn của Ngân hàng
* Chú thích:
- TG TCKT: Tiền gửi tổ chức kinh tế - TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
Xác định công tác huy động vốn là quan trọng, nên Ban lãnh đạo đã đề ra nhiều biện pháp tích cực để thu hút vốn. Nhìn chung trong năm 2006 tổng nguồn vốn huy động cả năm đạt 33.813 triệu đồng tăng 18.557 triệu đồng so với năm 2005 (15.256 triệu đồng) với tỷ lệ 121,64%. Tính đến hết ngày 31/12/2007 nguồn vốn có số dư đạt 60.466 triệu đồng tăng 26.653 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2006 và tỷ lệ tăng là 78,82%; Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm so với cuối năm 2006 là 3.100 triệu đồng tỷ lệ giảm là 46,69%, tiền gửi tiết kiệm tăng so với cuối năm 2006 là 29.753 triệu đồng tỷ lệ tăng là 109,49%. Đây là một điều kiện tốt cho ngân hàng chủ động trong việc đầu tư vốn cho nền kinh tế. Như phần trên đã nêu, nguồn vốn huy động của chi nhánh gồm 2 loại, ta lần lượt nghiên cứu cụ thể các loại để hiểu rõ hơn về nguồn vốn huy động của chi nhánh.