MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện mường ảng tỉnh điện biên với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 43 - 49)

Tuy rằng văn hoá là một lĩnh vực ai cũng dễ nhận biết về tầm quan trọng của nó, nhưng để láng quên nó cũng rất dễ ràng và rất dễ buông lỏng nếu không hình thành một thói quen, vì vậy mỗi chúng ta cần phải coi văn hoá là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta ở bất cứ nơi đâu văn hoá cũng phải được đặt lên hàng đầu nhưng đó chỉ là những nơi văn minh thôi. Những nơi còn nghèo còn khó khăn thì văn hoá vẫn được coi nhẹ như lông hồng chưa đưa văn hoá là một vấn đề quan trọng trong đời sống việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cũng ngày một mai mọt các thế hệ sau không được thừa đây là một thiệt thòi đối với chúng ta để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

1. Đối với Nhà nước.

Nhà nước là cần phải có những biện pháp cụ thể để tăng cường đầu tư ngân sách cho văn hoá, cần phải xây những nhà văn hoá ở thôn, khu dân cư, bản làng để cho người dân mỗi khi tết đến xuân sang hay là mỗi khi người dân có nhu cầu vui chơi giải trí nhà nước cần thực hiện tốt chính sách về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Coi đó là một mặt của phúc lợi công cộng, một mặt đảm bảo cho tiềm lực phát triển và giá trị của chế độ mới.

Đầu tư cho văn hoá cũng chính là đầu tư cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình hiện nay, cần phải có những biện pháp khả thi mang tính giáo dục cho người dân hiểu về giá trị của văn hoá dân tộc.

Ban hành nhiều chính sách như chính sách kinh tế trong văn hoá nhằm gắn văn hoá với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hoá, đồng thời đảm bảo yêu cầu chính trị , tư tưởng văn hoá, thực hiện cơ chế mở cửa kinh doanh dịch vụ như hoạt động văn hoá thể thao du

lịch … tạo nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị cho phép các thành phần kinh tế, kể cả tư nhân trong và ngoài nước, thực hiện hình thức liên doanh, liên kết mọi tầng lớp và một số cơ sở hoạt động văn hoá theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và tham gia tổ chức một số hoạt động văn hoá có nội dung lành mạnh, bổ ích.

Cần phải mở rộng quan tâm và thu hút sự tham gia, hưởng ứng hoạt động văn hoá của các tầng lớp quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó mở rộng giao lưu quan hệ với nước ngoài nhiều hơn để từ đó có thể hội nhập những nền văn hoá hiện đại của thế giới. Từ đó góp phần thực hiện đúng hướng của Đảng: " Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc "

2. Đối với cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương.

Việt Nam đang tiến vào kỷ nguyên Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho đất nước chúng ta một cơ hội và cũng là một thách thức cho Đảng và Nhà nước chúng ta, vì vậy việc định hướng đúng nhiệm vụ chính trị cũng là rất quan trọng nếu như không xác định đúng thì hậu quả nó dẫn đến tiêu cực kìm hàm sự phát triển của đất nước, phải xác định rõ mục tiêu và lý tưởng cách mạng chủ nghĩa Mác - lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta không thể rời xa được hai cái nay là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng, tất cả các chính sách Đảng và nhà nước cần phải hướng về nhân dân tất cả mọi người dân phải được thừa hưởng tất cả chính sách đó.

Cấp uỷ Đảng cần phải triển khai sâu rộng và chỉ đạo sát sao nghị quyết TW 5 khoá VIII về: " Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc " tới nhân dân để nhân dân thực hiện một cách tích cực và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng của mình và thực hiện tốt công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo và phát huy tất cả các vai trò của đoàn thể quần chúng, tổ chức sáng tạo văn hoá, văn nghệ trong việc vận dụng, tổ chức quần chúng làm chủ văn hoá.

Cần chỉ đạo việc nghiên cứu, đẩy mạnh công tác sưu tầm lưu giữ di sản văn hoá dân tộc, di tích danh lam thắng cảnh để nhân dân nắm bắt và gìn giữ nó có tinh thần và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ

Tăng cường công tác kiểm tra nhằm nâng cao ý thức gương mẫu của Đảng Viên về việc thực hiện lối sống, nếp sống văn minh và phong trào " toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và hoạt động văn hoá ở khu dân cư " .

Cần phải có chế độ trả lương và thù lao cho cán bộ văn hoá để họ tích cực hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ văn hoá và thường xuyên nâng cao trình độ của họ nhất là cán bộ văn hoá người dân tộc thiểu số, hoàn thiện các văn bản về luật văn hoá để mọi người dân thực hiện tốt và chấp hành đúng luật.

Phải quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho sự nghiệp văn hoá một cách thoả đáng.

3. Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục lí tưởng cách mạng, truyền thống văn hoá của Đoàn thanh niên, tuyên truyền và học tập Hiến Pháp, Pháp luật, giáo dục lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội.

Vận động tất cả đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động và đi đầu trong học tập lý luận chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật … bồi dưỡng nhân tài, mở các lớp tập huấn cho Đoàn Viên thanh niên để họ vận dụng những kiến thức đã học đi vào thực tiễn.

Vận động thanh niên tự giác tham gia các hoạt động văn hoá hướng dẫn cho họ xây dựng làng bản văn hoá, thôn văn hoá tích cực lao động sản xuất và làm giàu chính đáng.

Đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt và học tập thu hút thanh niên bằng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi lành mạnh và bổ ích.

4. Đối với Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.

Tăng cường mọi hoạt động và công tác giảng dạy cho toàn học viên, không ngừng đổi mới phương pháp nhằm truyền tải nội dung và kiến thức cho học viên có hiệu quả hơn, lý luận phải đi đôi với thực tiễn công việc. Cần phải có nhiều

hoạt động để học viên học hỏi và tiếp thu vận dụng những kiến thức đó vào công tác sau này, cần phải mở các cuộc Diễn Đàn về văn hoá, các cuộc thi tìm hiểu về văn hoá trong và ngoài nước, phải phối hợp với các nghành liên quan để tuyên truyền về văn hoá dân tộc đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn trong nhà trường, để khi kết thúc khoá học họ vận dụng cái đó vào thực tế ở cơ sở Đoàn.

5. Đối với cơ sơ Đoàn .

Cần có những phương án và chương trình cụ thể để khơi dậy và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo trong quần chúng nhân dân để tăng thêm sự phong phú nền văn hoá cuộc sống của thời đại.

Phải chú trọng đến công tác sưu tầm những đồn vật cũ để lưu truyền đến mai sau và phải kiểm tra, thanh tra và duyệt các di sản văn hoá dân tộc nhằm đảm bảo cho thế hệ mai sau.

Tiếp tục đẩy mạnh cộng tác tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh thiếu niên nâng cao nhận thức về văn hoá dân tộc của địa phương mình, và lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa .

Chú trọng đến việc rèn luyện và trau dồi kiến thức của đội ngũ cán bộ đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Tuyên truyền giáo cho thanh niên nâng cao cảnh giác đối với các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Phối hợp với các ban nghành đoàn thể làm tốt công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và trên địa bàn và cao hơn nữa là cả dân tộc.

6. Đối với gia đình - nhà trường.

Gia đình và nhà trường cần phải phối hợp hơn nữa về công tác quản lý, công tác giáo dục ở nhà trường cũng như trong gia đình bên cạnh đó cần giáo dục cho học sinh và cần phải chú ý những điểm sau đây:

+ Ở trường học: Ngoài thời gian học tập chính khoá cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hoá về học tập lịch sử đất nước địa phương của dân tộc việt nam, tổ chức các cuộc dã ngoại khu di tích lịch sử điều nay đã giúp cho học sinh hiểu về kiến thức tự nhiên hiểu về lịch sử dân tộc.

+ Gia đình: Ngoài việc học ở lớp, học tại nhà những hoạt động tại địa phương tổ chức cần để học sinh có thời gian tham gia. Cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục con người, những hoạt động bổ ích đó sẽ giúp con người sáng tạo trong mọi hoạt động của cuộc sống

II. KẾT LUẬN:

Hoà chung không khí cả nhân loại bước sang một thế kỷ mới, Việt Nam cũng đang hào hững khẳng định vị trí, vai trò của mình trên thế giới điển hình là chúng ta là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và gần đây nhất chúng ta đã là thành viên thứ 50 của WTO đây là những thành quả đầy gian nan của chúng ta từ nền kinh tế đến chính trị đến văn hoá việc phát triển song song cái này là một yêu cầu quan trọng và cũng là nhiệm vụ để chúng ta đi lên con đường mà chúng ta đã chọn.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ cũng là mục tiêu trong sự nghiệp phát triển đất nước vừa là chiến lược để phát triển đất nước

Nhiệm vụ của chúng ta là xây dựng một nền văn hoá việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng vinh quang cũng là một nhiệm vụ lịch sử giao phó cho thế hệ mai sau, chúng ta đang chứng kiến xu thế toàn cầu hoá tạo cho các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau.

Văn hoá Việt Nam đang đứng trước một thời cơ mới với những thuận lợi và khó khăn cùng với sự phát triển thần tốc của khoa học công nghệ là một cơ hội cũng là một thách thức to lớn. Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới dù là nước Xã Hội Chủ Nghĩa hay không.

Trong cương lĩnh chính trị năm 1991 và nghị quyết Đại Hội VII, VIII đến Đại Hội lần thứ IX của Đảng đều xác định văn hoá trong thời kỳ đổi mới: " Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội ", Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc"

Là mục tiêu chung của từng người dân, từng gia đình, và toàn xã hội trên lãnh thổ Việt Nam ai cũng mong muốn văn hoá phát triển những nó phát triển thế nào thì điều này phụ thuộc chúng ta mà thôi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Hội nghị lần thứ V - BCH TW( khoá VIII ), Hà Nội 1998, NXB Chính trị Quốc gia.

2. " Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc - Nguyễn Khoa Điềm ", Hà Nội 2002, NXB Chính Trị Quốc gia.

3. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết lần thứ V - BCH TW Đảng ( khoá VIII ), Hà Nội 1998 NXB Chính trị Quốc gia.

4. Văn hoá với thanh niên, thanh niên với văn hoá, Hà Nội 2002.

5. PGS - PTS Đỗ Huy," Xây dựng nền văn hoá tiên tiến " Tạp chí khoa học tự nhiên 1998.

6. PGS - TS Đỗ Bảo " Văn hoá và phát triển nhân cách "

7. Chu Quang Cường, " Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc " Tạp chí nghiên cứu khoa học tự nhiên 1998.

8. Lịch sử Đảng bộ huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.

9. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Huyện Mường Ảng năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.

10. Báo cáo Đại Hội Đại Biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Mường Ảng lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007- 2012.

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện mường ảng tỉnh điện biên với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w