các đoàn thể.
Chính quyền cơ sở vừa là nơi chấp hành các Nghị quyết vừa là nơi cụ thể hoá thực hiện những Nghị quyết của Đảng bộ, đồng thời chị sự kiểm tra giám sát của quần chúng ở cơ sở. Chính những mối quan hệ này làm cho nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng bộ phải đa dạng, phong phú hơn và phải chú ý những vấn đề sau:
Một là: lãnh đạo bằng Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở với ý nghĩa là;
những định hướng cho mọi hoạt động của chính quyền.
Đối với Đảng bộ, sự lãnh đạo chính quyền trước hết phải bằng Nghị quyết, đó là sự cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thành những nhiệm vụ mục tiêu cụ thể ở cơ sở. Đảng bộ phải tập trung trí tuệ và sự lãnh đạo của mình và việc đề ra và thực hiện Nghị quyết, Đảng bộ phải thường xuyên nắm vững các Nghị quyết, chỉ thị của TW, Tỉnh uỷ, quần chúng để có những phương hướng đúng đắn, sát thực. Duy trì nghiêm chế độ giao ban, phản ánh tình hình công tác tháng, quý đề cao chế độ hội ý trong ban thường vụ đi liền với nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ quan
trọng đều được thể hiện bằng nghị quyết. UBND phải có trách nhiệm báo cáo đẩy đủ chương trình hoạt động, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ trước tập thể BCH Đảng ủy để thống nhất quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, UBND phải báo cáo trung thực về kết quả những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết.
Hai là: Xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở và công tác tổ chức cơ sở
Đảng, đưa ra quan điểm nguyên tắc và phương hướng chỉ đạo việc tổ chức bộ máy chính quyền xem xét cho ý kiến và đề xuất của chính quyền để tổ chức chính quyền quyết định thông qua cơ quan đại diện là HĐND.
Dựa trên những quan điểm về công tác cán bộ và trên những tiêu chuẩn trung của những cán bộ để sắp xếp bố trí cán bộ cho hợp lý, đổi mới công tác quy hoạch cán bộ ở cơ sở, có làm tốt công tác quy hoạch cán bộ mới đảm bảo tính kế thừa liê tục đội ngũ cán bộ không bị thiếu, không bị hụt hẫng, việc quy hoạch cán bộ phải theo hướng trẻ hóa, trí thức hóa, chú trọng phẩm chất trính trị, đạo đức tác phong, uy tín và năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức, năng lực thực tiễn.
Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên làm việc trong những cơ quan chính quyền, thông qua tổ chức Đảng và đảng viên, Đảng bộ cơ sở đưa tư tưởng đường lối của tổ chức Đảng cấp trên và của cơ sở mình vào hoạt động của bộ máy chính quyền. Trong quá trình thực hiện đường lối chính sách của Đảng ở cơ sở, tổ chức vận động các thành viên chấp hành chủ trương, đường lối chính sách, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, sự ảnh hưởng chính trị vào đạo đức lối sống của mình trong các cơ quan chính quyền.
Tổ chức cơ sở Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua các đoàn thể quần chúng nhân dân, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở là thành tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở cho nên một mặt chịu sự tác động của cả hệ thống nhưng mặt khác cũng tác động trở lại đối với các tổ chức khác, tổ chức đoàn thể quần
chúng vững mạnh, Đảng phải lãnh đạo đổi mới các phương thức hoạt động của các đoàn thể. Đảng bộ lãnh đạo hướng những hoạt động mang tính tuân thủ kỷ cương xã hội ích nước lợi nhà tương thân tương ái, lãnh đạo quần chúng tham gia đống góp xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, lãnh đạo vận động nhân động nhân dân tham gia bầu cử HĐND ở các cơ sở đảm bảo tốt thực hiện chức năng nhiệm vụ các đoàn thể.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới hoạt động của đoàn thể nhân dân. Đảng phải lãnh đạo quần chúng thông qua các tổ chức quần chúng, các tổ chức đoàn thể với chức đoàn thể với chức năng đặc điểm giới tính đặc thù của mình mà tập hợp quần chúng thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Tăng cường hoạt động của các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên trong việc xoá đói giảm nghèo khuyến khích làm giàu hợp pháp, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, làm tốt công tác nhân đạo xã hội. Đề cao vai trò của các tổ chức quần chúng ở cơ sở cũng chính là đề cao vai trò của tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương.