Đặc điểm của phương thức nuôi chuồng kín

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ tới khả năng sản xuất của gà isabrown giai đoạn hậu bị nuôi trong chuồng kín tại đồng hỷ thái nguyên (Trang 27)

Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín là một giải pháp góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa. Ðây là phương thức chăn nuôi tiên tiến đang được ứng dụng tại nhiều địa phương trong nước trong đó có tỉnh Thái Nguyên.

Ðây là một loại chuồng kiên cố, xây bê-tông, khung sắt, có mái bằng tấm lợp pờ rô xi măng chống mưa, không bị dột xuống nền hay tường cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, chuồng thiết kế 2 tầng.

Đối với kiểu chuồng kín, nguyên tắc vệ sinh để nuôi gà cũng giống như kiểu chuồng hở, có cái khác là chuồng kín được thiết kế bít kín, chỉ có một cửa ra vào bên trong chuồng, đầu chuồng có hệ thống làm mát bằng hệ

thống giàn mát, qua những lớp tấm lưới nhuyễn che chắn theo chiều đứng với một góc nghiêng, cuối chuồng có gắn 4-6 cái quạt lớn để hút hơi nóng từ trong chuồng ra và đưa hơi nước từ bên ngoài vào để giữ cho nhiệt độ

chuồng gà ổn định ở 28- 29 . Trong chuồng có hệ thống máng uống tự động, máng ăn được treo dây có nút để kéo lên hạ xuống phù hợp với tuổi của gà. Trong chuồng mỗi tầng được chia làm 4 ô, mỗi ô được ngăn cách

nhau bởi lưới B40 để tránh gà nhảy lẫn các ô với nhau. Nền chuồng được xây bằng nền xi măng, nền được trải bằng lớp trấu dầy khoảng 15cm.

Ưu điểm của chuồng kín.

- Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa.

- Cải tiến tiêu tốn thức ăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ

giảm 1 thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn, chẳng hạn nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 10 thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở nhiệt độ 20 (điều kiện trong nhà kín) mà năng suất trứng gà không thay đổi.

- Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối nhiều hay

ảnh hưởng lớn từ điều kiện mùa vụ, thời tiết. - Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ.

- Dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật.

- Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà kín thì có thể

nuôi 30 con/m2 chuồng.

- Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ;

- Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm:

Kinh phí đầu tư xây dựng chuồng trại ban đầu khá cao, thấp nhất cũng 500 triệu đồng, cao nhất đến hơn một tỷ đồng cho mỗi nhà nuôi 10.000 con gà thịt, gấp từ hai đến năm lần đầu tư chuồng hở.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Gà Isabrown giai đoạn 0 – 18 tuần tuổi

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Tại trại gà huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên - Từ ngày 8/12/2014 – 24/05/2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của mùa vụ tới khả năng sản xuất của gà Isabrown giai

đoạn hậu bị nuôi trong chuồng kín tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp b trí thí nghim.

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô

Bảng 3.1. Sơđồ bố trí thí nghiệm Diễn giải Lô 1 Lô 2 Giống Isabrown Isabrown Số lượng gà(con) 5000 5000 Tuổi gà thí nghiệm 0 – 17 TT 0 – 17 TT Thức ăn Dabaco Dabaco Phương thức nuôi Chuồng kín Chuồng kín Mùa vụ Thu Đông

15/11/2014

Đông Xuân 2/01/2015

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Trực tiếp theo dõi tình hình đàn gà ISA Brown tại trang trại nhà ông Thắng tại huyện Đồng Hỷ. tỉnh Thái Nguyên

- Xác định các chỉ tiêu: Tỷ lệ nuôi sống: TLNS(%)= Tổng số gà sống đến cuối tuần x 100 Tổng số gà có mặt đầu tuần Kh năng sinh trưởng + Sinh trưởng tích lũy

- Tiến hành cân gà từ khi nhập về đến 12 tuần tuổi, mỗi tuần cân 1 lần, mỗi lần 5% tổng sốđàn gà cốđịnh vào buổi sáng, trước khi gà ăn.

- Khối lượng trung bình được tính bằng phương pháp thống kê sinh vật

T l đồng đều và k thut điu chnh

Tỷ lệ đòng đều được dùng để đánh giá chất lượng đàn giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Trong chăn nuôi gà hậu bị, do cho ăn hạn chế, gà luôn bị đói nên chúng thường tranh nhau ăn, hậu quả là đàn gà không đồng đều.

Đàn gà không đồng đều còn có thể do chất lượng đàn giống thấp, độ phân ly khối lượng cao.

Để tính độđồng đều, người ta thường xác định khoảng đồng đều (H). H= X ± 10 % X

Tiêu chuẩn đánh giá mức độđồng đều của đàn gia cầm

Tỷ lệđồng đều (%) Mức độ > 80 Rất tốt 70 - 80 Tốt 60 - 69 Trung bình <60 Kém Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Hàng tuần, sau khi cân gà, tính toán lượng thức ăn tuần tiếp theo của gà dựa vào tiêu chuẩn ăn và khối lượng thực tế của đàn gà. Theo dõi và ghi chép cẩn

thận lượng thức ăn sử dụng của đàn gà và tình hình sử dụng thức ăn để có biện pháp giải quyết cho tuần tiếp theo.

Tình hình nhiễm một số bệnh của gà thí nghiệm

Hàng ngày, theo dõi và ghi chép tình hình sức khỏe và bệnh tật của

đàn gà thí nghiệm đề xuất các biện pháp can thiệp.

Chi phí trực tiếp gà hậu bị

Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.

Ghi chép đầy đủ các khoản chi phí và tính chi phí trực tiếp/ gà Hậu bị

như sau: Chi phí trực tiếp/ gà Hb : Chi phí = Tổng chi phí (đồng) Tổng số gà đủ tiêu chuẩn xuất bán 3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu được từ thí nghiệm được xử lý thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi trên phần mềm minitab của Nguyễn Văn Thiện (1996) [12].

- Số trung bình cộng: X =∑X n - Độ lệch tiêu chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − ± = ∑ ∑ n n Xi Xi SX - Sai số trung bình: mx = n SX ± (với n>30) - Hệ số biến dị:

Trong đó:

X : Là số trung bình.

1

X ,X2... Xn: Là giá trị của các biến số. n: Dung lượng mẫu (số gà được cân).

x :Tổng các giá trị của X. x m : Sai số của số trung bình. x S : Độ lệch tiêu chuẩn.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau:

- Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng Benkocid 30%, với nồng độ 50 ml/20lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 4 m2. Sau khi vệ sinh sát trùng chuồng nuôi được khoá kín lại, kéo bạt và hệ thống rèm kín.

Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quay úm, bình pha thuốc,… đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi. Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch

được phun sát trùng trước khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tuỳ

thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi trước khi đem gà con vào quây úm phải đảm bảo các thông số kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về

mùa đông. Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ

thống đèn chiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng. -Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và tùy từng loại gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

+ Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chuồng nuôi chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước

uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2-3h mới cho gà ăn bằng máng.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ trong quây là 33 - 350C. Từ 3 - 6 ngày tuổi cần nhiệt độ cần thiết là 300C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi đến khi thích hợp. Thường xuyên theo dõi đàn gà: Nếu gà tập trung đông, tụđống gần lò sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt, cần tăng nhiệt độ lò. Còn gà tách xa lò sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ khi nào thấy gà tản đều khi đó là nhiệt độ phù hợp. Máng ăn, máng uống đều được điều chỉnh theo độ

tuổi của gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

+ Giai đoạn hậu bị: Gà nuôi sinh sản từ 6 - 18 tuần tuổi, giai đoạn này lượng thức ăn cho gà được xác định trong khẩu phần ăn theo các giai đoạn khác nhau (giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi và từ 10 - 18 tuần tuổi). Ở giai đoạn này cho ăn khống chế có thể dùng 1 trong 2 phương pháp: Là cho gà 2 ngày ăn 1 ngày nhịn hoặc ngày nào cũng cho ăn theo khẩu phần khống chế. Khẩu phần

ăn được xác định tùy theo khối lượng cơ thể gà gầy hay béo mà điều chỉnh phù hợp. Ngày cho ăn 2 lần để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho đàn gà. Khi phân phối thức ăn vào máng thì trong vòng 5 phút tất cả các máng đều có thức ăn. Máng gà cho giai đoạn này cần treo cao cho gờ miệng máng luôn ngang với diều gà để tránh rơi vãi thức ăn, không khống chế nước uống.

Công tác quản lý đàn gà giai đoạn hậu bị: Hàng ngày theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của đàn gà. Khi phát hiện gà có triệu chứng, biểu hiện bệnh, tiến hành theo dõi, kiểm tra chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị

bệnh kịp thời cho đàn gà. Trong quá trình nuôi dưỡng tiến hành tiêm chủng các loại vắc-xin cho gà theo đúng lịch phòng bệnh theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi đã quy định, thường xuyên kiểm tra và tiến hành cân khối lượng gà hàng tuần, thực hiện nghiêm ngặt chếđộ chiếu sáng về thời gian và cường độ.

Nếu đệm lót ướt ta phải rải thêm trấu vào những chỗ ướt để đệm lót luôn khô, tránh bệnh cho đàn gà.

- Chếđộ chiếu sáng

Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn có tác dụng kích thích hay kìm hãm sự phát dục của gà sớm hay muộn hơn quy định. Điều cần ghi nhớđể áp dụng cho đàn gà sinh sản đó là: Không tăng lượng thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị, không được giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng. Với chuồng nuôi ở trại là chuồng kín, việc khống chế thời gian chiếu sáng là rất dễ.

4.1.2. Công tác thú y

* Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố

quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, gia đình chủ

trại thường xuyên quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, khử trùng máng ăn, máng uống. Trước khi vào chuồng cho gà ăn phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi

ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe người lao động và phòng bệnh cho gia cầm. Gà nuôi ở trại được sử dụng thuốc phòng bệnh theo lịch trình.

Tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủđộng bảo đảm an toàn trước dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vắc-xin không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12h, pha vắc-xin vào lọ dùng để nhỏ trực tiếp vào miệng, mắt, mũi hoặc pha loãng ở dạng dung dịch để tiêm. Tính toán liều vắc-xin phải đủđể mỗi con nhận được một liều. Dụng cụ pha phải đảm bảo từ 20-250

.

Bảng 4.1. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà Ngày

tuổi Bệnh Phòng Loại vắc xin Phương pháp dùng

Sơ sinh

1 Marek Marek Tiêm dưới da

7

Newcastle +IB hướng

thận ND Clone30+IB4/N91 Nhỏ mắt Newcastle ND(Killed) 12 dose Tiêm dưới da

14

Gumbero LZ228E Nhỏ miệng

Cầu trùng Coccivac D Nhỏ miệng

Cúm gia cầm H5N1 hoặc H5N2 Tiêm dưới da

21 Gumboro GumboroD78 Uống

28

Đậu gà FP (AE + POX) Đâm màng

cánh Sưng phù đầu Coryza Coryza (Haemovac) 1dose

+ Gentamycin 8mg/1kg TT Tiêm bắp 42

Newcastle ND (Killed) 1 dose Tiêm dưới da Newcastle + Viêm PQTN ND +IB (Clone30 + Ma5) Nhỏ mắt

56

Viêm TKQTN ILT Injections Laryngral Disease

Nhỏ mũi

Cúm gia cầm H5N1 hoặc H5N2 Tiêm dưới da

98

Newcastle + Viêm PQTN ND + IB Nhỏ mắt Sưng phù đầu Coryza Coryza Tiêm bắp Newcastle + Viêm PQTN

+ Hội chứng giảm đẻ ND + IB + EDS Tiêm bắp

4.1.3. Công tác chn đoán và điu tr bnh

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại gà đẻ thương phẩm, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

•Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

- Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do các loại động vật đơn bào khác nhau thuộc họ Coccidia gây ra, ký sinh chủ yếu trên tế bào biểu mô ruột.

- Triệu chứng: Qua quan sát chuồng nuôi thấy phân loãng hoặc sệt, màu socola, đôi khi có lẫn máu. Mổ khám những con bị chết thấy ruột non, manh tràng bị tụ huyết, xuất huyết. Manh tràng sưng chứa hơi, phân có màu socola hoặc máu.

- Điều trị: Khi đàn gà bị nhiễm chúng tôi tiến hành điều trị như sau: + Dùng Rigecoccin: liều trị 1g/4 lít nước uống.

+ B.complex với liều 1g/2 lít nước

Cho gà uống liên tục trong 3 - 4 ngày thì thấy gà hoạt động và ăn uống bình thường, không thấy máu trong phân nữa trở lại dùng thuốc phòng cầu trùng theo như lịch trình 2/3 (liều phòng).

•Bệnh CRD

- Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh thường xảy ra ởđàn gà 3 tuần tuổi và gà trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh vào thời

điểm mưa phùn, ẩm độ cao.

- Triệu chứng: Các triệu chứng qua quan sát gà bệnh thấy: Một số con thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để thở, gà hay cạo mỏ xuống nền chuồng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi.

- Điều trị: Sau khi quan sát thấy các triệu chứng như trên chúng tôi chẩn đoán gà bị mắc bênh CRD và tiến hành điều trị như sau:

Cho toàn đàn uống kháng sinh, kết hợp B.complex bắt riêng những gà có biểu hiện bệnh nặng sang chuồng khác để cách ly và tiến hành điều trị.

+ Anti - CRD với liều: 2g/lít nước uống đồng thời cho uống B.complex với liều 1g/2lít nước uống, cho gà uống liên tục trong 5 ngày.

Sau 4 ngày điều trị gà trở lại bình thường, không còn các triệu chứng trên. Sau 5 tháng thực tập tại trại, tôi đã tham gia và hoàn thành được một số

tác phục vụ sản xuất phục vụ sản xuất đã đề ra. Kết quả công tác phục vụ sản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mùa vụ tới khả năng sản xuất của gà isabrown giai đoạn hậu bị nuôi trong chuồng kín tại đồng hỷ thái nguyên (Trang 27)