KỸ THUẬT XỬ LÝ RƠM LÚA

Một phần của tài liệu Sản xuất, dự trử và chế biến một số loại thức ăn cho bò sữa pot (Trang 39 - 42)

Đối với gia súc nhai lại, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tý lệ tiêu hóa thấp và kém hấp dẫn do chất xơ trong rơm khó tiêu; mặt khác, rơm chứa ít gluxit đễ lên men, ít protein và khoáng chất. Vì vậy, để tang khả năng tiêu thụ. tăng tỷ lệ tiêu hóa rơm và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho loài nhai lại, nên tiến hành xử lý rơm trước khí cho gia súc ăn.

1. Mục dích xử lý rơm

+ Công phá các cấu trúc xơ bị lignin hoá trong vách tế bào rơm lúa, giúp cho việc tiêu hóa được đễ đàng hơn.

+ Kích thích vi sinh vật dạ có hoạt động mạnh hơn nhờ tạo ra cho chúng một môi trường dinh dưỡng và vật lý thích hợp hơn.

+ Làm cho rơm trở nên ngon miệng hơn đối với loài nhai lại, nhờ vậy mà chúng ăn được lượng lớn hơn.

2. Một số phương pháp xử lý rơm a. Kiêm hoá rơm với nước vôi

Dùng nước vôi pha loãng với tỷ lệ 1% (1 kg vôi sống

hoặc 3 kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm khô

sau khi đã băm thái nhỏ thành mẩu 6-10 cm và rải đều trên mặt sàn sạch. cứng và phẳng. Tỷ lệ nước vôi/ rơm khô = 6/1 (cứ 6 lít nước vôi tưới cho Ì kg rơm khô). Chú ý đảo trộn đều và để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi mới cho

gia súc nhai lại ăn.

Cũng có thể cho rơm lúa đã cắt ngắn vào bể ximăng, đồ nước vôi pha loãng và theo tỷ lệ như trên vào bể để kiểm hoá. Đảo trên đều trong vòng 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần. Sau đó vớt rơm lên giá nghiêng, đội cho bớt nước vôi và để cho ráo nước, trước khi cho gia súc ăn ngay hoặc phơi khô cho àn dần.

Nếu lúc đầu gia súc nhai lại chưa quen ăn, nên cho ăn lần với rơm vẩy nước, sau đó tăng dân lượng rơm tưới nước vôi. Để giảm bớt mùi nông của vôi và để gia súc thích ãn hơn. nếu có điều kiện thì trước khi cho gia súc ăn, nên trộn

rơm với rỉ mật và urê (3 kg rơm đã kiểm hoá + 0,5 kg ri mật

+ 20g urê).

b. U rơm với urê

Phương pháp xử lý rơm lúa bằng urê rất phố biến, rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa, rơm lúa sau khi xử lý có thể cho bò ăn thoải mái, không sợ bị ngộ độc. Bồ được ăn 117

loại rơm này lớn nhanh, béo khoẻ, ngay cả trong vụ đông

xuân thiếu thốn có tươi. Đó là vì rơm lúa sau khi xử lý bằng urê có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn nhiều, được bổ sung thêm N, mềm hơn nên bò ăn được nhiều hơn 30-65% so với rơm Không xử lý.

Cố thể ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80-100 lít nước.

Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối điện nhau. trên nền xi măng. Cũng có thể sử dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nông đầy. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.

Cách làm; pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý Khuấy đều cho urê tan hết, Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đáo qua đảo lại và dùng chân đậm nén cho chật. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra

Sau Khí ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đây kín hố. Mội con bò có thể ăn khoảng 10 kg mỗi ngày.

Yêu câu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.

Nhìn chung, gia súc nhai lại thích ăn loại rơm này và án

được nhiều hơn so với rơm không ủ. Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số gia súc nhai lại không thích ăn, nên phải tập cho chúng bàng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.

Một phần của tài liệu Sản xuất, dự trử và chế biến một số loại thức ăn cho bò sữa pot (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)