Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải nghệ an trong cuộc kháng chiến chong mỹ cứu nước (1954 1975 (Trang 37)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến

chống Pháp

1.2.1. Tiêu thô kháng chiến

Ngày 28/8/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký thông cáo của chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập bộ giao thông công chính - một trong 13 bộ đầu tiên của nước ta ông Đào Trọng Kim một nhân sỹ yêu nước đảm nhận chức vụ bộ trưởng, tại địa phương thành lập các ty giao thông công chính, đánh dấu mốc ra đời của ngành GTVT. Trên cơ sở đó ngành GTVT Nghệ An cũng ra đời trên cơ sở kinh nghiệm quản lý chưa cơ sở kinh nghiệm quản lý chưa có, công tác chuyên môn kỹ thuật còn yếu, trong toàn cảnh chung của đất nước ngành GTVT vừa mới ra đời đã phải gánh vác những nhiệm vụ nặng nề trước muôn vàn khó khăn thử thách, ngành GTVT tỉnh nhà đã vươn lên đáp ứng những khó khăn và thử thách đối với nước nhà.

ThánglO/1945 tỉnh ủy lâm thời đã đề ra nhiệm vụ khấn cấp trong đó nêu rõ "khôi phục lại hệ thống giao thông liên lạc giữa các cấp" [37, Trl74],

kháng chiến của chủ tịch HCM công nhân đường sắt Nghệ An đã cùng công nhân đường sắt toàn quốc tổ chức nhiều chuyến tàu vận tải vũ khí, lương thực, thuốc men và các đoàn quân Nam tiến tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền Nam.

Điẻm nối bật của GTVT trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là thực hiện phong trào phá dữ các công trình giao thông nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân xâm lược của kẻ thù đặc biệt hưởng ứng lời kêu gợi "Tiêu thổ kháng chiến" (ngày 6/2/1947) "Bây giờ ta phải phá đi đê chặn Pháp lại không cho chúng tiến lên, không cho chúng lợi dụng" ngành giao thông ngành GTVT Việt Nam đã phối hợp cùng với các lực lượng quân đội dân quân du kích cùng với nhân dân đĩa phương đã phá hoại tất cả các công trình giao thông mà địch có thể lợi dụng để thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, trong một thời gian ngắn trên toàn quốc đã phá huỷ 10.700km đường ôtô, trên 30.000m cầu cống các loại và trên 1.540km đường sắt [42Tr6]. Tại Nghệ An ngành GTVT tỉnh nhà đã tham gia kế hoạch phá hệ thống cầu đường tập trung vào các tuyến đường xung yếu như đường 1A, đường 7 cùng một số tuyến nội tỉnh, tiến hành xẻ đường, đắp các ụ đất. Tính đến năm 1947, 1948 cán bộ, công nhân ngành GTVT Nghệ An đã phá dỡ 231 km đường bộ, 30 chiếc cầu lớn nhỏ, phá dỡ toàn bộ tuyến đường sắt nội tỉnh

Bên cạnh "Phá hoại đế kháng chiến" ngành GTVT tỉnh nhà tham gia vào công cuộc tản cư của nhân dân lên các An toàn khu trên miềm tây của tỉnh, tham gia vận chuyển máy móc, di dời nhân dân. trong thời kỳ này, hệ thống đường bộ đã bị phá hỏng, các loại xe cơ giới không còn phát huy tác dụng nên phương tiện chủ yếu là đường sông và vận chuyển bằng sức người.

móc, thiết bị từ Vinh lên An toàn khu của tỉnh, trong đó có 12 đầu máy xe lửa, nhiều đầu máy ô tô, thiết bị khác, góp phần ổn định sản xuất của an toàn khu. Các vùng An toàn khu dần dần trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của Nghệ An mà còn của mặt trận Bình Trị Thiên cúa một số tỉnh Bắc Bộ và đông bắc Lào và là hậu của tự do của vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

1.2.2. Phục vụ sản xuất

Theo phương châm "Phá đường ngăn địch ta vẫn có đựờng đi" ngày 9/7/1948 uỷ ban kháng chiến liên khu IV ra thông tư uốn nắn việc đào đường, đảm bảo lòng đường rộng từ 0,8 - lm để các loại xe thô sơ, xe cút kít và người qua lại, các địa phương trong tỉnh sửa chữa ngay một số đoạn đường. Tống chiều dài trên các tuyến đường là 327km, cụ thể như sau: nhân dân tập trung sửa chữa đoạn đường 7 từ Đô Lương đi Mường Xén dài 170km, đường Phủ Quỳ - Kẻ Bọn dài 58km, đường Vinh - Đô Lương dài 63km, đường Đô Lương - Sen dài 3ốkm. Trên lĩnh vực giao thông đường thuỷ huy động nhân dân nạo vét kênh Vạn Hoà (Quỳnh Lưu) để thuyền 5 tấn qua lại, các phương tiện giao thông đường thuỷ chủ yếu là dựa vào thuyền của tư nhân có trọng tải 2,5 tấn trở lên, đóng thêm một số ca nô lắp động cơ ô tô, phương tiên giao thông toàn tỉnh lúc bấy giờ chỉ có 3 ôtô tải lớn và vừa [41, Tr 34].

Ngày 14/4/1949, Ưỷ ban kháng chiến hành chính liên khu IV thành lập ngành hàng giang Nghệ Tĩnh trên cơ sở tổ chức lại các vạn đò (nơi quần tụ những ghe đò vận tải, thương mại, đánh cá ở một giang phận nhất định). Trên sông Lam và một số nhánh sông khác, phương tiện vạn đò được quy về một mối. Số thuyền vận tải 2, 5 tấn trở lên ở Nghệ An có hàng trăm chiếc đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ kinh tế và dân sinh, đồng thời là lực

chiến mau chóng đi đến thắng lợi" nhu cầu vận chuyển nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân địa phương và cung ứng cho mặt trận trở nên cần thiết, phương tiện chủ yếu lúc này dựa vào thuyền sông và thuyền biến. Ngành GTVT huy động tối đa số lượng thuyền vận tải cúa nhân dân trong tỉnh, vận tải đường thuỷ từ Hưng Nguyên đến Anh Sơn có 55 chiếc thuyền trọng tải từ 10 - 30 tấn. Vận tải đường biển có 38 thuyền tải trọng trên 1000 tấn tại các xã Quỳnh Sơn, Quỳnh Hải, quỳnh tiến, quỳnh phương (Quỳnh Lưu), Nghi Phú, Nghi Thu (Nghi Lộc), ngoài vận tải nội địa, các thuyền biên ở Nghệ An còn sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) trao đổi hàng hoá.

Đe nâng cao hiệu quả hoạt đông vận tải đường thuỷ, ngành GTVT Nghệ An đã thành lập công đoàn vận tải đường thuỷ như công đoàn Sông Lam, công đoàn đường biển, công đoàn Sông Đào. Riêng công đoàn sông Lam có 33 phân đoàn gồm 3.300 đoàn viên, các trạm trung chuyên được thiết lập trên tuyến sông Lam, gồm các trạm sau: trạm từ chợ Đuổi (Hưng Nguyên) đến Sa Nam ngược Đô lương lên Anh Sơn, một ngả gồm các trạm ở mạn ngược sông Lam lên Cửa rào và sông Nậm Nộ.

Cuối năm 1950 các tỉnh khu IV bị lụt, tại Nghệ An đê 42 bị vỡ nhiều đoạn, kè cống hồ nuớc nhiều nơi bị tràn, sản lượng lương thực bị mất từ 20 - 40% nhiều nhà cửa, trâu bò bị cuốn trôi, trong khó khăn chồng chất đó Đảng bộ tỉnh vẫn huy động nhân dân dốc lòng cứu trợ nhân dân bình trị thiên đang gặp khó khăn hơn, phát huy tinh thần "Nhường cơm xẻ áo" nhân dân Nghệ An đã khẩn trương ủng hộ luơng thực, thực phẩm và sức kéo thông qua các đoàn dân công [41, Tr 36].

miền ngược, từ các thị trấn toả về vùng nông thôn diễn ra khá thuận lợi, các khu vực chợ như chợ Tràng, chợ Si, chợ Lường, chợ Giát trở nên nhộn nhịp hơn, các mặt hàng trở nên phong phú, bên cạnh hàng nội tỉnh các nguồn hàng từ vùng tạm chiếm cũng tham gia vào hoạt động thương mại tại Nghệ An, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

Hoạt động vận tải của ta ngày càng gặp nhiều khó khăn do quân địch phá đánh phá điên cuồng. Trên biển chúng dùng máy bay, tàu chiến, xuồng máy săn lùng các thuyền vận tải. Trên sông chúng dùng máy bay bay dọc các tuyến sông xả súng vào các thuyền. Trên bộ dân công dựa theo địa hỉnh của xóm làng và rừng núi đê hoạt động, nhiều nơi dân công phải vạch đường mở lối đế tạo nên các con đường vận tải xuyên rìmg núi, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng GTVT Nghệ An vẫn đảm bảo phục vụ chi viện cho chiến trường.

1.2.3. Góp phần chi viện cho chiến trường

Trong giai đoạn phản công chiến lược (1951 - 1953) công tác giao thông vận tải càng được xúc tiến mạnh mẽ, ngay từ những năml945, theo chủ trương của Bộ chỉ huy chiến khu IV, nhiều cán bộ đầu ngành của Nghệ An đã đi khảo sát và làm việc với các huyện miền tây, giành thời gian thăm hỏi đồng bào các dân tộc và giải thích chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước động viên các nhân dân ở đây xây dựng và bảo vệ vùng rừng núi của tổ quốc đoàn kết với nhân dân Lào anh em bảo vệ thành quả cách mạng, sau chuyến khảo sát của đoàn công tác các ngành GTVT, y tế giáo dục...công tác hậu cần cho lực lượng vũ trang ở miền tây chuyển biến tốt hơn, các hoạt động phối hợp với chiến trường Lào vùng biên giới phát triển hơn một bước [37, Tr 211, 212]. Đế thúc đẩy chi viện cho chiến trường Lào nghị quyết TW Đảng và khu

nội địa Lào chuẩn bị cho chiến trường chủ lực hoạt động ra sức đào tạo cán bộ Lào, thực hiện phương châm "chính trị và quân sự đi đôi", tháng 8 và tháng 9/1950 ban cán sự trung Lào và hên khu uỷ liên tiếp tổ chức 2 hội nghị bàn về đấy mạnh cuộc kháng chiến ở trung Lào, hội nghị giao cho Thanh Nghệ Tĩnh phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ta hoạt động trên đất nước bạn.

Trước tình hình mới, nhiệm vụ mới theo tinh thần gấp rút hoàn thành giai đoạn đế chuẩn bị nhanh sang tổng phản công, vấn đề đặt ra cho GTVT tỉnh

nhà là làm thế nào đế đáp ứng yêu cầu vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm cho hậu phương đồng thời vạn chuyên cung cấp kịp thời cho tiền phương.

Từ ngày 14 đến 21/5/1951, tại làng Hoa Quân huyện Thanh Chương, đại hội Đảng bộ liên khu IV ra quyết nghị về nhiệm vụ của liên khu là "Tiếp tục động viên nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến, phục vụ chiến trường Bình Trị Thiên - Lào". Năm 1952 tình hình chiến sự trên mặt trận Việt - Lào có những thay đổi lớn có lợi cho ta, trước sự lớn mạnh của kháng chiến, trên cơ sở thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ kháng chiến Lào quân tỉnh nguyện Việt Nam và Pa thét Lào phối hợp mở chiến dịch thượng Lào. Nghệ An và Thanh Hóa là những địa phương được giao nhiệm vụ này.

Ngày 21/2/1953 tỉnh mở hội nghị dân chính Đảng bàn về nhiệm vụ và các giải pháp về tổ chức vận tải chiến dịch thượng Lào

Bốn tháng trước khi mở màn chiến dịch Thượng Lào, Nghệ An tích cực chuẩn bị tốt công tác giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu chi viện cho chiến

tuyến giao thông được củng cố, sửa chữa đường ôtô Đô Lương - Diễn Châu 34km, đường Phủ Quỳ - Yên Lý dài 38km, đường 38 cầu Bùng - Yên Thành, đường Bảo Nham, Phương Tích và đường Sen - Yên Thành dài 30km nối liền miền ngược với miền xuôi, nạo vét 35.656m khối đất cát kênh nhà Lê. Hệ thống giao thông phục vụ cho chiến dịch gồm 270km đường ôtô chạy, 280km đường xe bò, 480 km đường xe thồ, ba gác. Kênh nhà Lê đảm bảo cho lưu thông từ 20 - 25 ngày trong tháng. Tính chung năm 1953 Nghệ An đã huy động 40.620 lượt dân công phục vụ tiền tuyến với 3.856.470 ngày công, số dân công đường bộ 36.790 lượt người cùng 2.120 xe đạp, đường thuỷ 2000 lượt thuyền có 2110 thuỷ thủ. Cũng trong năm 1953 huy động được 56.720 lượt người làm đường chiến lược với 2.597.937 ngày công. Năm 1953 giao thông vận tải tỉnh nhà đã tạo nên một mạng lưới giao thông thuỷ bộ dày đặc, cơ động cho các loại phương tiện vận tải - liên lạc thông suốt giữa Nghệ An với các tỉnh liên khu IV, khu V và phía Nam, khu III và phía Bắc. Đặc biệt đoạn đường 7 nối liền Việt - Lào thông suốt.

Đe vận chuyển lương thực phục vụ cho chiến dịch, Nghệ An huy động toàn bộ đoàn thuyền, tổ chức thành các đơn vị vận tải với 180 chiếc từ 3 - 6 tấn, đội tàu thuyền được biên chế thành tìmg tổ, mỗi tố 3 thuyền, 6 người chèo giỏi, thuyền 6 tấn chở 3 tấn, loại 3 tấn chở 1,5 tấn. Hơn 100 chiếc thuyền độc mộc của xã Luân Mai, Mỹ Lý chở từ 3 tới 8 tạ vượt thác lên Mường Xén với hình thức vượt thác ở mỗi thác có một trung đội chuẩn bị sẵn dây, sào kéo qua thuyền qua thác.

Theo đường số 7 và sông Lam, các đội dân công tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược phục vụ chiến dịch. Với 25.000 công dân loại A 363 xe đạp thồ đã vận chuyến 1.380 tấn gạo, 50 tấn muối, 3 tấn cá

Khe Tùng, Ta Đo. Để vận chuyển ra chiển trường Nghệ An huy động 72.940 dân công sửa chữa 170 km đường làm 100 cây cầu tạm, cầu phao trên tuyến đường 7 từ phủ Diễn đến Đô Lương lên Mường Xén tới Xiêng Khoảng dân công phải mở đường xuyên núi rừng Noọng Hét, Bản Ban, đường qua núi Qoặc cao chót vót, đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, nhiều đoạn đường chưa có người đi, đường mở tới đâu đặt trạm tới đó.

Chiến dịch thượng Lào kết thúc vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh nối liền với hậu phương kháng chiến Lào, với vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, chiến thắng Thượng Lào chọc thủng vành đai phong toả của địch ở phía Tây, bảo vệ hậu phương kháng chiến của ta, tạo điều kiện cách mạng hai nước ở khu vực biên giới.

Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược đông xuân 1953 - 1954, ta chủ trương phối hợp với Pa Thét Lào mở chiến dịch Trung Lào nhằm thu hút lực lượng cơ động của Pháp, phá thế tập trung của Na Va ở đồng bằng Bắc Bộ, phá âm mưu đánh vào hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh của Pháp. Trung Lào là vùng rừng núi rộng, lớn, khí hậu khắc nghiệt, phía Bắc giáp Xiêng Khoảng, phía Đông giáp Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam. Giao thông khó khăn, Trung Lào được xem là địa bàn chiến lược quan trọng đối với toàn bộ bán đảo Đông Dương, đặc biệt đường số 9, 12 và cao nguyên Bôlôven, Nghệ An một lần nữa đựoc giao nhiệm vụ chi viện cho chiến dịch. Với lực lượng dân công là công tác thường xuyên, TNXP được xây dựng thành đội ngũ vững chắc, công tác phòng gian bảo mật được chú ý. Trên các tuyến đường giao thông của tỉnh, đánh hơi được quân và dân ta ồ ạt ra tiền tuyến, địch cho bắn phá các trục đường kho bãi, các công trình thuỷ lợi như Vòm Cóc, cầu Mụ Bà, đập nước Nam Đàn, Bến Thuỷ, trên mặt biến chúng

các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương được phiên chế thành 10 đại đội với các nhiệm vụ như sửa đường, mở đường, vận chuyển súng đạn cứu thương đồng thời xây đựng đường dây vận tải gồm 21 trạm trên đường 9...

Xây dựng ĐBP thành tập đoàn chiến lược với hệ thông hầm hào kiên cố, vũ khí hoả lực mạnh Nava dự kiến từ ĐBP lấy toàn bộ tây bắc, cắt đứt đường viện trợ sang Lào của Việt Nam... Trước tình hình Đảng và nhà nước chủ trương làm những tuyến đường với phục vụ cho mặt trận.Hệ thống trục chính cho ĐBP tổng cộng dài 2.500km gồm 3 hướng triển khai lực lượng làm đường như sau:

- Hướng phía Bắc Biên Giới - Thái Nguyên - Yên Bái - đường 13 - khe Cò Nòi vận chuyển vũ khí.

- Hướng phía Nam từ Nghệ An - Thanh Hóa ra Hoà Bình dài trên 300 km [42, Tr 75].

- Hướng Đông tây từ Hoà Bình đi Tuần Giáo, ĐBP tập trung sửa chữa, nâng cấp đường, bến phà...

Đánh giá cao tầm quan trọng của công tác hậu cần chiến dịch, nhà nước

ta thành lập hội đồng cung cấp mặt trận TW. Là vùng hậu phương quan trọng được giao nhiệm vụ chi viện cho chiến dịch ĐBP, Nghệ An thành lập hội đồng cung cấp tiền phương của tỉnh nhằm huy động mọi tiềm lực để phục vụ

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải nghệ an trong cuộc kháng chiến chong mỹ cứu nước (1954 1975 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w