5. Kết cấu đề tài
2.2. Quan điểm biện chứng trong triết học V.Ph.Hêghen
- Nội dung quan điểm biện chứng của triết học V.Ph.Hêghen
V.Ph.Hêghen không phải là ngƣời đầu tiên xây dựng nên phép biện chứng , song qua tƣ tƣởng và quá trình hoạt động của mình thì ông đã khiến nó trở nên đƣợc hoàn thiện hơn và mang lại cho phép biện chứng một vị trí quan trọng trong triết học. V.Ph.Hêghen quan niệm rằng phép biện chứng nói chung là một nguyên tắc của mọi sự vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi thực hiện. ông xem biện chứng cũng là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính. Với tƣ tƣởng nhƣ vậy, ông đã xem xét mọi sự vật, hiện tƣợng, ý thức dƣới cái nhìn biện chứng.
Cốt lõi, phƣơng pháp biện chứng của ông bao gồm hai nội dung chính:
+ Nhận thức đối tƣợng trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hƣởng nhau và ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tƣợng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hƣớng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tƣợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp biện chứng của V.Ph.Hêghen cũng đã thể hiện tƣ duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trƣờng hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chính thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó; thừa nhận một cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó nhau.
Mặc dù chƣa đạt đƣợc tính triệt để trong phép biện chứng nhƣ chủ nghĩa C.Mác, chƣa trình bày phƣơng pháp biện chứng dƣới một hệ thống gồm hai nguyên lý (nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), ba quy luật cơ bản (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy đinh những thay đổi về lƣợng dẫn đến những thay đổi về chất và ngƣợc lại, quy luật phủ định của phủ định) và sáu cặp phạm trù với tính cách là những quy luật không cơ bản (cái chung và cái riêng; nội dung và hình thức; nguyên nhân và kết quả; bản chất và hiện tƣợng; tất nhiên và ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực). Song, phép biện chứng của V.Ph.Hêghen đã đạt những thành tựu cơ bản của nó và trở thành hạt nhân hợp lý cho phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa C.Mác-xít.
Tƣ tƣởng biện chứng của V.Ph.Hêghen là phƣơng pháp suy ngẫm về thế giới. Là nhà biện chứng, đồng thời là triết học duy tâm khách quan, triết học của V.Ph.Hêghen đầy mâu thuẫn giống nhƣ sự mâu thuẫn của xã hội Đức nói chung, của nền triết học Đức lúc bấy giờ nói riêng.Nếu phƣơng pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tƣ tƣởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong vốn có của sự phát triển tự nhiên và xã hội.
Về hệ thống các cặp phạm trù và quy luật thì trong khuôn khổ duy tâm của mình, V.Ph.Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù nhƣ: chất, lƣợng, phủ định, mâu thuẫn,… mà còn nói đến các quy luật “lƣợng biến đổi chất và ngƣợc lại”, “phủ định của phủ định” và “quy luật mâu thuẫn”. các cặp phạm trù này đƣợc V.Ph.Hêghen đặc biệt nhắc đến ở nội dung logic của ông. Trong logic học ở phần tồn tại, V.Ph.Hêghen đã diễn đạt các phạm trù vật chất, lƣợng, độ và tƣ tƣởng biện chứng về sự chuyển hóa từ lƣợng sang chất và ngƣợc lại.
Phần khái niệm của học thuyết logic, V.Ph.Hêghen đã diễn đạt phạm trù cái riêng và cái chung, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, diễn đạt các nguyên lý sự hoạt động có mục đích của con ngƣời, sự thống nhất của lý luận và thực tiễn, tổng hợp lại các quan niệm phát triển với tƣ cách là phủ định của phủ định . Đồng thời trong khoa học logic, phƣơng pháp biện chứng của V.Ph.Hêghen còn đƣợc thể hiện ở chỗ: Ông đặt ra vấn đề sự thống nhất quá trình logic với quá trình lịch sử; logic học; nhận
hình thức và đòi hỏi một logic có nội dung thực tế, sinh động. Ngoài ra ông còn nêu lên những tƣ tƣởng thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức.
V.Ph.Hêghen là ngƣời kế tục các truyền thống của chủ nghĩa duy lý Châu Âu. Tuy nhiên chủ nghĩa duy lý trong triết học V.Ph.Hêghen khác căn bản so với quan niệm về nó của các bậc tiền bối, bắt đầu từ Đêcáctơ và kết thúc ở Cantơ.
V.Ph.Hêghen tán thành niềm tin vào tính hợp lý, tính duy lý của mọi cái thực tồn. Nhƣng lý tính ở ông nó “tinh ranh” tới mức nó ẩn mình ở đằng sau tính không hợp lý, che đậy mình ở một bề sâu mà chỉ có thể đạt tới nhờ sử dụng mọi nổ lực của tâm hồn, trƣớc hết là nổ lực trí tuệ. V.Ph.Hêghen nhiều lần đã nói về sự tinh ranh của lý tính biện chứng , khi nhấn mạnh tính phức tạp và mâu thuẫn của cuộc sống. Chỉ có cơ sở sâu xa của cuộc sống là hợp lý. Nó có thể đƣợc tƣ duy hiểu và nắm bắt, nhƣng để làm đƣợc điều đó thì tƣ duy phải trải qua một con đƣờng lâu dài và quanh co. Chân lý đƣợc mở ra ở cuối con đƣờng này khi xem xét đến mọi giai đoạn nó đã trải qua: “Chân lý không phải là kết quả trần trụi, mà là kết quả cùng với con đƣờng dẫn đến nó”. Chân lý nhƣ kết quả đồng thời cũng là sự khắc phục sự đối lập giữa chủ thể và khách thể. Chính ở điểm này, V.Ph.Hêghen cố gắng giải quyết vấn đề Cantơ đã đặt ra, đó là vấn đề về tính không nhận thức đƣợc bằng khoa học của vật tự thân nó: Nhƣ đã biết, theo Cantơ, một số vật tự thân chúng, nhƣ Chúa, tự do, linh hồn, chỉnh thể thế giới, là không nhận thức đƣợc bằng các phƣơng tiện khoa học.
V.Ph.Hêghen ý thức đƣợc rằng luận điểm về tính không nhận thức đƣợc bằng khoa học của vật tự thân nó đã xuất hiện ở Cantơ không phải một cách ngẫu nhiên. Nó tất yếu đƣợc suy ra từ hai tiền đề mà Cantơ nhƣ là một điều hiển nhiên.
Thứ nhất, đó là sự không thể khắc phục đƣợc sự phân định giữa chủ thể và khách thể. Cantơ không cho phép có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng, không cho phép có khả năng hợp nhất giữa chúng, tức là loại bỏ sự đối lập giữa chúng. Do vậy, khách thể ở ông bao giờ cũng là cái không đạt tới đƣợc, không nhận thức đƣợc đối với chủ thể.
Thứ hai, Cantơ thừa nhận khoa học tự nhiên lý thuyết là mẫu mực của khoa
học. Đối với khoa học tự nhiên này thì sự đối lập giữa chủ thể và khách thể là thực sự không khắc phục đƣợc. Nhà khoa học tự nhiên trong tƣ duy buộc phải đƣa mình ra khỏi giới hạn của hiện thực đang nghiên cứu; ông ta phác họa bức tranh về thế giới khi
nằm ngoài khuôn khổ của bức tranh và dƣờng nhƣ quan sát nó từ bên ngoài. Tuy nhiên, vốn mang tính vô cùng đa dạng và biến đổi, bức tranh biến mất khỏi nhà khoa học. Từ đó suy ra rằng khoa học giống nhƣ khoa học tự nhiên dừng lại ở những tri thức mang tính hình thức - có điều kiện; nó không thể đạt tới tính toàn vẹn của thực tại, cuộc sống của đối tƣợng. Chủ thể và khách thể vẫn là xa lạ với nhau. V.Ph.Hêghen cố gắng khắc phục sự tha hóa, sự xa lạ của chủ thể khỏi khách thể và tƣơng ứng là của khách thể khỏi chủ thể.
Dễ nhận thấy ý định của V.Ph.Hêghen khi đi tìm sự đồng nhất chủ thể và khách thể là sự quan tâm của nhà triết học đến những hậu quả tiêu cực của chủ nghĩa duy lý đã tuyệt đối hóa sự đối lập giữa con ngƣời và thế giới trong khuôn khổ quan hệ khách – chủ thể. V.Ph.Hêghen ở một mức độ nào đó đã hƣớng sang phƣơng Đông khi nhận thấy sự phân đôi nội tại của tinh thần trong phƣơng pháp tƣ duy đã hình thành ở phƣơng Tây. Ông cố gắng xem những gì diễn ra trong thế giới nhƣ là những thứ diễn ra với bản thân con ngƣời. Song, ông hiểu rằng không thể làm đƣợc điều đó trong khuôn khổ của nhận thức khoa học. Có thể làm đƣợc điều đó sau khi đã xây dựng một loại hình tri thức đặc biệt, một khoa học đặc biệt, Khoa học viết hoa. Chính triết học V.Ph.Hêghen cần phải trở thành Khoa học nhƣ vậy.
Cantơ nói về sự hạn chế các khả năng của khoa học đƣợc xây dựng theo mô hình khoa học tự nhiên cổ điển. Vốn không nhận thức đƣợc đối với khoa học, những vật tự thân chúng cơ bản, nhƣ Chúa, linh hồn, vẫn đƣợc mở ra cho con ngƣời theo các con đƣờng khác. Các con đƣờng này mang tính siêu khoa học, siêu duy lý. Tuy nhiên, V.Ph.Hêghen không thoả mãn với cách lý giải nhƣ vậy, ông nhận thấy việc hạn chế các khả năng của khoa học là việc hạn chế các khả năng và năng lực nhận thức của con ngƣời. Chính vì vậy mà ông đã đi theo con đƣờng mở rộng quan niệm về khoa học. Khoa học trong quan niệm của V.Ph.Hêghen (triết học V.Ph.Hêghen) khác căn bản với quan niệm về nó vốn đặc trƣng cho Cantơ và các bậc tiền bối của ông. Cái duy nhất hợp nhất khoa học ở V.Ph.Hêghen với khoa học đƣợc xây dựng theo mô hình khoa học tự nhiên toán học là tính chất khách – chủ thể. Phƣơng thức quan hệ qua lại giữa khách thể với chủ thể trong triết học V.Ph.Hêghen là rất độc đáo.
là bản thân mình, tức vẫn là ý thức, nhƣng đã không còn là một ý thức của một cá nhân hữu hạn cùng với mọi sự không hoàn hảo của nó. Nó dƣờng nhƣ đã lãng quên bản thân mình và tính hữu hạn của mình. Sự giải phóng khỏi bản thân mình, khỏi cái mang tính cá nhân – ngẫu nhiên đã diễn ra ở cấp độ tƣ duy tƣ biện. Đối tƣợng dƣờng nhƣ thâm nhập vào lĩnh vực ý thức đƣợc giải phóng khỏi tính chủ quan xấu xa. Tuy nhiên, đây không phải là cái chết của ý thức mà chính là sự thâm nhập vào đối tƣợng của nó. Đây là một sự hóa thân đặc biệt của ý thức, giống nhƣ diễn viên vào vai nhân vật của mình. Cũng nhƣ vậy, một ngƣời đang nhận thức một cái gì đó cần phải tự do đặt mình vào vị trí của cái đang nhận thức, thâm nhập vào nó, sống cuộc sống của nó. Đây chính là sự đồng nhất giữa chủ thể và khách thể đƣợc xác lập trong quá trính nhận thức. Chủ thể và khách thể không còn là bên ngoài đối với nhau, mà thâm nhập lẫn nhau, sống cuộc sống của nhau. Từ thời điểm tiếp nhận vào mình cái trƣớc đó là cái ở bên ngoài, chủ thể có quan hệ với cái đó nhƣ là cái của mình, tức cái sống động, thực tại ở mức độ tối đa. Quan hệ nhƣ vậy giả định không phải không phải cái nhìn thờ ơ, xa lạ mà phải có cái nhìn ấm áp, quan tâm, đồng cảm. Tác động trong khuôn khổ của quan hệ này không hẳn là tƣ duy, mà chủ yếu là “tƣ duy – trực giác” đặc biệt. Nhƣng nó vẫn phải là tƣ duy chặt chẽ và nhất quán về mặt logic. Sống cuộc sống của đối tƣợng, tƣ duy vận động cùng đối tƣợng, chuyển từ phạm trù này sang phạm trù khác mà đồng thời cũng là các giai đoạn trong quá trình phát triển của đối tƣợng. Vậy với điều kiện nào thì có thể có sự trùng hợp giữa tƣ duy con ngƣời và cuộc sống, chủ thể và khách thể?
V.Ph.Hêghen suy ngẫm kỹ câu trả lời cho vấn đề này, ông vạch ra rằng tƣ duy khách quan hiện diện, lý tính hoạt động trong bản thân khách thể, trong cuộc sống ở bên ngoài con ngƣời. Lý tính cấu thành cơ sở của mọi thứ tồn tại: “Lý tính là thực thể, mà chính là cái mà nhờ đó và ở trong đó thỉ toàn bộ hiện thực có đƣợc tồn tại của mình” [28, tr 64].Tƣ duy là nguyên tắc và bản chất của thế giới. Trong nhận thức diễn ra cuộc “ hội ngộ” giữa hai thế giới, giữa hai tƣ duy – tƣ duy khách quan và vô thức với tƣ duy chủ quan và có ý thức của con ngƣời. Tƣ duy là nhịp điệu của quá trình sống, là tính có quy luật ẩn náo ở đằng sau sự hỗn loạn của những thứ chƣa đƣợc tƣ duy. Không có sự hỗn loạn tuyệt đối. Trong bất kỳ dòng chảy không có trật tự ở bên ngoài của các sự kiện và các hiện tƣợng cũng có thể nhận thấy tính có quy luật, phát hiện ra nghĩa bị che đậy.
Nhân đây V.Ph.Hêghen phân biệt bốn loại tồn tại. Có độ thực tại nhiều nhất là những gì đã đƣợc logic chiếu sáng hoàn toàn rõ ràng, tức đây là sự tƣ duy khách quan, hay logic tự thân nó, đây là loại tồn tại thứ nhất. Đứng ở vị trí thứ hai là những gì mà ở đó, với mọi nỗ lực nào đó thì có thể nhận thấy tính có quy luật, tức tính hợp lý, đây là hiện thực. Tiếp theo, có thể là những sự kiện và hiện tƣợng mà trong đó những tàn dƣ của sự hỗn loạn chiếm ƣu thế. Đây là loại tồn tại thứ ba hay đơn giản là sự thực tồn, là cái không có cơ sở, phi logic, cần phải tự phá hủy và tự hủy diệt. Cuối cùng là những gì hoàn toàn hỗn loạn, không có logic và nhịp điệu, nói chung không tồn tại trên thực tế và chỉ là ảo tƣởng, là vẻ bề ngoài.
Khi nói đến bốn loại tồn tại thì chúng ta có thể hiểu đƣợc câu châm ngôn nổi tiếng của V.Ph.Hêghen: “Cái gì hợp lý thì tồn tại, còn cái gì tồn tại thì hợp lý”. [6, tr63]. Khi lý giải luận điểm này ,vẫn phải tính tính tới đến nghĩa chính xác của thuật ngữ “hiện thực” ở V.Ph.Hêghen. Hiện thực không phải là tất cả những gì đang tồn tại mà chỉ là một bộ phận của nó. Đây là một bộ phận của cái thực tồn mà ở đó có thể nhận thấy sự biểu hiện của tính có quy luật, tính có trật tự. Ngoài ra thì còn có cái “đơn giản thực tồn”. Nó mang tính nhất thời , không có tính quy luật, chịu sự tự phá hủy và tự hủy diệt. Không thể nói về nó rằng rất hợp lý, cũng không thể nói nhƣ vậy về cái hoàn toàn hỗn loạn, do vậy nó chỉ là ảo tƣởng, là vẻ bề ngoài.
- Về bản thể luận :
Theo ông, mọi sự vật, hiện tƣợng của tự nhiên, xã hội, tinh thần đều là kết quả của sự “tha hóa” của “tinh thần thế giới” hay còn gọi là sự tồn tại khác của “tinh thần thế giới”. “Tinh thần thế giới” tồn tại, vận động, phát triển trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu tiên: Nó tồn tại ở chính bản thân nó. Khi ấy nó là đối tƣợng
nghiên cứu của Lôgic học. Đây là phần I trong hệ thống triết học của V.Ph.Hêghen. + Giai đoạn thứ hai: Sau khi tồn tại ở bản thân mình, “tinh thần thế giới” vận động tha hóa sang giới tự nhiên. Hay nói khác đi, giới tự nhiên là tồn tại khác của “tinh thần thế giới”. Ở đây nó là đối tƣợng nghiên cứu của Triết học tự nhiên – Phần II trong hệ thống triết học của V.Ph.Hêghen.
- Giai đoạn thứ ba: Sau khi tồn tại ở giới tự nhiên, “tinh thần tuyệt đối” lại tha hóa quay trở về bản thân mình dƣới dạng lịch sử, xã hội, tinh thần. Khi ấy nó là đối
tƣợng nghiên cứu của Triết học tinh thần và đây cũng là phần III trong hệ thống triết học của V.Ph.Hêghen.
Nhƣ vậy, hệ thống triết học của V.Ph.Hêghen là mộ hệ thống khép kín, nó xuất phát từ tinh thần lại tha hóa quay trở lại với tinh thần, đồng thời đây là một hệ thống triết học duy tâm khách quan, bởi lẽ, V.Ph.Hêghen cho “tinh thần thế giới” là nguyên