1. Vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới đẳng giới
Hầu hết hiến pháp của các quốc gia đều hứa hẹn sẽ mang lại những quyền cơ bàn và sự tự do cho tất cả công dân và hầu hết tuyên bố công khai sẽ bảo vệ quyền bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, chủng tộc hay giới tính. Khi bình đẳng giới được nâng cao thì cũng làm cho xã hội ổn định hơn, những lợi ích này là hàng hoá công cộng, là sự cải thiện hoạt động của xã hội và nền kinh tế . Bình đẳng giới có là sự ảnh hưởng lan toả và là ngoại ứng tích cực. Bình đẳng giới mang lại lợi ích cho những ai chịu tác động trực tiếp. Với vai trò khắc phục những thất bại của thị trường, về căn bản hành động của chính phủ chỉ có thể làm giảm các ngoại ứng tích cực của bất bình đẳng giới. Nhà nước có thể can thiệp theo nhiều cách : đánh thuế trợ cấp, thuyết phục và quy định, nghiêm cấm và trừng phạt hay cung cấp các dịch vụ. Trong hầu hết các trường hợp vai trò đầu tiên của nhà nước là tạo ra sân chơi bình đẳng cho cả nam và nữ. do đó vai trò của chính phủ đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới rất quan trọng
2. Vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng và cộng đồng quốc tế cộng đồng quốc tế
Ở bất cứ nước nào các tổ chức xã hội dân sự cũng là một tập hợp đa dạng các lợi ích. Có nhóm đang quyết tâm thúc đẩy bình đẳng giới cũng có nhóm khác lại có lợi từ bất bình đẳng giới. Tuy nhiên nhiều nhóm trong nước và quốc tế đã đưa được vấn đề giới vào chương trình chính sách …
- Công ước quốc tế trong đó tập trung vào các vấn đề giới – như tuyên bố bắc kinh và copenhagen năm 1995, newyork 2000
3. Chiến lược 3 phần để nâng cao sự bình đẳng giới
Do việc bất bình đẳng giới làm hạn chế triển vọng đất nước nên phải có các hoạt động của nhà nước cũng như cá nhân nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng giới. Với từng cá nhân riêng rẽ việc thay đổi các thể chế pháp lý xã hội đang duy trì là một việc khó khăn do đó vai trò của nhà nước rất quan trọng. Ngoài ra sự phát triển kinh tế cũng như tăng trưởng thu nhập cũng góp phần làm giảm bớt sự bất bình đẳng giới tuy nhiên những tác dụng tích cực đó không diễn ra nhanh chóng, cũng như đủ để xoá bỏ hoàn toàn bất bình đẳng giới. Do đó cần có sự kết hợp thống nhất giữa nhà nước và tổ chức phát triển. Nhà nước phải thiết lập được một môi trường thể chế dựa trên sự bình đẳng về quyền và cơ hội cho cả nam lẫn nữ.
Theo báo cáo "Đưa vấn đề giới vào phát triển" của Ngân hàng thế giới đã đưa ra chiến lược 3 phần để nâng cao bình đẳng giới:
3.1. Cải cách thể chế tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới nữ và nam giới
Để nâng cao sự bình đẳng giới điều cần thiết là tạo lập được một sân chơi thể chế bình đẳng, các thể chế pháp lý và kinh tế sẽ xác định khả năng tiếp cận nguồn lực của nam giới và phụ nữ. Do đó việc cải cách thể chế tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới là chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Việc cải thiện đó được thực hiện khi
- Đảm bảo được sự bình đẳng về những quyền cơ bản như các quyền pháp lý, xã hội và kinh tế… sẽ tạo ra được môi trường thuận lợi cho phép phụ nữ và nam giới tham gia hiệu quả vào đời sống xã hội, tận dụng những cơ hội mới
- Tạo ra các động cơ không khuyến kích sự phân biệt đối xử theo giới. Thị trường chứa đựng hàng loạt động cơ mạnh mẽ có tác động đến các quyết định và hoạt động như đi làm, tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Ví dụ : Ở Việt Nam việc hình thành và phát triển thị trường lao động nông thôn đã tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động nữ trong các doanh nghiệp phi nông nghiệp mở râ cơ hội việc làm và tìm kiếm thu nhập mới cho người phụ nữ
- Xây dựng các hình thức cung cấp dịch vụ để tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng như hệ thống trường học, trung tâm y tế, tổ chức tài chính hay các chương trình khuyến nông …
3.2. Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bổ nguồn lực bình đẳng hơn phân bổ nguồn lực bình đẳng hơn
Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới có lợi cho cả phụ nữ và nam giới nhờ có nhiều công ăn việc làm hơn, thu nhập cao hơn và mức sống cao. Khi các gia đình có thu nhập thấp thì chi tiêu cho giáo dục, y tế và dinh dưỡng sẽ phải dè sẻ thì phụ nữ và các bé gái thường phải chịu thiệt thòi, khi thu nhập tăng lên thì các khoản chi tiêu này sẽ tăng lên mang lợi ích nhiều hơn cho phụ nữ và bé gái.
3.3. Thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự bất bình đẳng giới dai dẳng trong việc làm chủ các nguồn lực và bình đẳng giới dai dẳng trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói
Phải cần đến thời gian thì tác động tích cực của sự kết hợp giữa thể chế và phát triển kinh tê mới có tác dụng thúc đẩy bình đẳng giới, do đó phải có những biện pháp cụ thể thiết thực nhằm khắc phục sự bất bình đẳng giới dai dẳng trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói. Có thể đề xuất những biện pháp như sau:
Nâng cao bình đẳng giới trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và năng lực tạo thu nhập.
- Giảm chi phí học đường giải quyết sự lo ngại của cha mẹ liên quan đến sự an toàn và tính e dè của con gái mình
- Xây dựng tổ chức tài chính theo những phương thức tính đến các trở ngại đặc thù về giới có thể giúp phụ nữ tiếp cận dễ dàng hơn đến các nguồn tiết kiệm và tín dụng
- Thực hiện các chương trình ưu đãi phụ nữ trong các thị trường lao động phát triển. ở những nơi có sự phân biệt đối xử thì việc có những hành động tích cực ưu đãi phụ nữ có thể làm tăng năng suất lao động
Giảm bớt các chi phí cá nhân cho người phụ nữ khi thực hiện nghĩa vụ gia đình họ
Hầu hết trong tất cả xã hội đều quan niệm rằng phụ nữ và bé gái chỉ có trách nhiệm chính là chăm sóc gia đình nhà cửa… điều này làm hạn chế khả năng đến trường của các bé gái và tham gia vào thị trường lao động của các bà mẹ. Một số các cách thực hiện để giảm bớt chi phí cá nhân là: tăng cường giáo dục, tăng lương và mở rộng khả năng tham gia thị trường lao động, hỗ trợ nhà nước cho dịch vụ trông trẻ có thể giảm bớt chi phí chăm sóc con cái, các quy định bảo hộ thị trường lao động thường là con dao 2 lưỡi vừa gây ra chi phí vừa mang lại lợi ích cho phụ nữ ví dụ chi phi nghỉ đẻ làm các doanh nghiệp ái ngại khi thuê phụ nữ, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm nhẹ khối lượng côn việc phải làm của người phụ nữ
Cung cấp bảo trợ xã hội phù hợp về giới:
Xét đến sự khác biệt giới về khía cạnh rủi ro và nguy cơ dễ tổn thương là điều quan trọng để thiết kế hệ thộng bảo đảm xã hội hữu hiệu
Tăng cường tiếng nói và sự tham gia hoạt động chính trị của phụ nữ:
Tượng tự như các chính sách và chương trình nhằm nâng cao sự bình đẳng về giáo dục và thông tin có thể củng cố các tổ chức đại diện phụ nữ và do đó tăng cường năng lực tham gia vào diễn đàn chính trị của phụ nữ.
Kết luận
Phân biệt về giới còn là tình trạng phổ biến trên nhiều lĩnh vực cuộc sống toàn thế giới. Điều này vẫn không thay đổi mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong sự bình đẳng về giới trong những thập kỉ gần đây. Không ở đâu trong thế giới đang phát triển mà phụ nữ được bình đẳng về quyền lợi với nam giới trong lĩnh vực pháp lí, xã hội và kinh tế. Phụ nữ và bé gái phải chịu đựng nhiều nhất và trực tiếp nhất hậu quả của những bất bình đẳng này – nhưng sự ảnh hưởng của vấn đề còn lan rộng ra toàn xã hội và cuối cùng gây hại đến tất cả mọi người.
Vì những lí do này, bình đẳng về giới là nội dung chính yếu trong phát triển – là một mục tiêu phát triển trong tầm quan trọng tự thân của nó. Bình đẳng về giới củng cố khả năng tăng trưởng của đất nước, khả năng giảm đói nghèo và khả năng lãnh đạo có hiệu quả. Do vậy, khuyến khích bình đẳng giới là một phần quan trọng của chiến lược phát triển nhằm vào việc khơi dậy tiềm lực của tất cả mọi người - cả phụ nữ và nam giới - để thoát khỏi nghèo đói và cải thiện mức sống của chính mình.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2001: Đưa vấn đề giới vào phát triển, bản dịch tiếng việt nxb Văn hoá, xã hội
Báo cáo phát triển con người 2008 (UNDP)
http://www.oecd.org/document/55/0,3343,en_2649_34487_42278391_1_1_1_ 1,00.html http://www.unfpa.org/swp/2005/presskit/factsheets/facts_gender.htm http://www.csaga.org www.vietbao.vn www.vnxpress.net