Tình hình mới, chủ trương mới của Đảng

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930 1945 (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1. Tình hình mới, chủ trương mới của Đảng

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nƣớc tƣ bản (1929 - 1933) đã gây ra những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn thế giới. Đời sống của nhân dân lao động ở các nƣớc tƣ bản cũng nhƣ các nƣớc thuộc địa vô cùng điêu đứng. Ngƣời lao động, từ công nhân, nông dân đến mọi tầng lớp khác đều mong muốn thay đổi cuộc sống tối tăm ngột ngạt đó. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nƣớc tƣ bản và phong trào đòi giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc

kết thành phe trục chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới chuẩn bị gây chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tháng 7 năm 1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã chỉ rõ: “Kẻ thù của nhân dân thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, giành dân chủ và hoà bình, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm các đảng phái yêu nƣớc, dân chủ tiến bộ, các tầng lớp nhân dân nhằm tập hợp lực lƣợng đông đảo chống kẻ thù chung”[78, tr 178]. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản đã kịp thời giúp các Đảng cộng sản đề ra chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh từng nƣớc, đã thống nhất hành động cách mạng của nhân dân thế giới trong một mục tiêu chung.

Tháng 5 năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra lập nội các mới do lãnh tụ Đảng Xã hội Lêông Bơlom làm Thủ tƣớng. Chính phủ này vẫn nằm trong khuôn khổ của chính quyền tƣ sản. Nó vẫn duy trì hệ thống thuộc địa nhƣ cũ. Tuy nhiên trƣớc sự đấu tranh của Đảng Cộng sản Pháp và cao trào chống phát xít của nhân dân Pháp, chính phủ Bơlum buộc phải thi hành một số điểm mà Cƣơng lĩnh của Mặt trận nhân dân đã nêu ra. Đối với thuộc địa, Chính phủ có ba quyết định quan trọng: Thả những tù chính trị; thành lập Uỷ ban điều tra tình hình thuộc địa, đặc biệt ở Bắc Phi và Đông Dƣơng; thi hành một số cải cách cho ngƣời lao động. Đây là một thuận lợi lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân các nƣớc thuộc địa.

Cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống của giai cấp công nhân Pháp lên cao. Ở Châu Phi cuộc đấu tranh của nhân dân các nƣớc thuộc địa Pháp có những dấu hiệu mới.

Trƣớc tình hình mới, tháng 7 năm 1936, Trung ƣơng Đảng họp, quyết định tạm gác khẩu hiệu: “Đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày” nêu mục tiêu trƣớc mắt: “Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và

hoà bình”. Kẻ thù chủ yếu trƣớc mắt của nhân dân Đông Dƣơng là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Hội nghị chủ trƣơng thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dƣơng và phát động phong trào quần chúng rộng rãi nhằm tập hợp, rèn luyện và tổ chức quần chúng đấu tranh trong tình hình mới [21, tr 72].

Ngày 26 tháng 3 năm 1937, Trung ƣơng Đảng họp và đƣa nhận định chung về tình hình chung của phụ nữ Đông Dƣơng. Đảng cũng chỉ ra những thiếu sót của phong trào cách mạng thời kỳ mới thành lập Đảng. Trung ƣơng Đảng đã kịp thời ra chủ trƣơng mới về công tác tổ chức vận động phụ nữ tham gia cách mạng. Nghị quyết của Đảng nhắc nhở các cấp uỷ chú trọng tập hợp phụ nữ vào các tổ chức nhƣ: Phụ nữ Giải phóng, Phụ nữ Tân tiến, Tổ học chữ, Tổ tƣơng tế. Nếu địa phƣơng nào có nhiều tổ chức hội khác nhau thì chúng ta lấy danh nghĩa là “Phụ nữ Liên hiệp Hội” mà thống nhất lại để thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ vào Mặt trận nhân dân Phản đế Đông Dƣơng [27, tr 22]. Đảng cũng đề ra những nhiệm vụ cần kíp trƣớc mắt: Mỗi cấp đảng bộ phải lập một ban uỷ viên phụ nữ, ngƣời phụ trách ban ấy đƣợc quyền tham dự các hội nghị của Đảng uỷ trong Đảng, đƣợc biểu quyết về các vấn đề phụ nữ; Mỗi đảng bộ thiết pháp tổ chức cho đƣợc phụ nữ vào Đảng, vào Thanh niên Cộng sản đoàn và các đoàn thể cách mạng; mỗi Đảng bộ thƣợng cấp thƣờng phải có sáng kiến: Triệu tập các cuộc đại biểu hội nghị của phụ nữ lao động trong địa phƣơng mình chỉ huy; Phải có tài liệu tuyên truyền riêng cho phụ nữ, các cấp uỷ viên phụ nữ của Đảng nên thiết pháp ra báo riêng cho quần chúng phụ nữ đọc các báo của Đảng, của Đoàn và của các đoàn thể cách mạng khác mỗi lần cần bàn đến vấn đề phụ nữ vận động; Chống các xu hƣớng đầu cơ, miệt thị phụ nữ vận động… Đảng cũng khẳng định lại một lần nữa: “Phụ nữ là một lực lƣợng cách mạng rất lớn, Đảng phải hết sức chú ý đem phụ nữ vào trƣờng tranh đấu, phải kéo họ tham gia các hình thức công tác cách mạng tranh đấu”[27, tr 23].

Trong giai đoạn này do nhiệm vụ trƣớc mắt của cách mạng có thay đổi nên trong Nghị quyết của toàn thể hội nghị Ban Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (ngày 29 đến ngày 30.3.1938) Đảng cũng phải lãnh đạo quần chúng tranh đấu đòi thực hiện những điều cải cách cần kíp:

Cho phụ nữ đòi:

a, Tài lực ngang nhau cũng đƣợc làm các công việc nhƣ đàn ông. b, Công ngang nhau tiền lƣơng ngang nhau.

c, Bảo hiểm khi chửa đẻ...

Thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ, luật xã hội bảo hiểm hoàn toàn, tiền hƣu trí cho thợ thất ngiệp, trợ cấp thất nghiệp, công việc ngang nhau, đồng lƣơng ngang nhau, không biệt già trẻ, đàn ông, đàn bà...

Ban hành các quyền tự do dân chủ, có quyền nghiệp đoàn, bãi công, phổ thông đầu phiếu, những ngƣời công dân từ 18 tuổi trở lên bất cứ đàn ông, đàn bà, nòi giống nào đều đƣợc quyền bầu cử, ứng cử.

Nam nữ bình quyền về mọi phƣơng diện xã hội, kinh tế và chính trị. Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao...

Đảng cũng chỉ rõ: “Những khẩu hiệu tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, lập Đảng, phổ thông đầu phiếu... là những khẩu hiệu cho toàn thể các giai cấp, bất cứ một phong trào riêng lẻ nào đều phải đƣa các khẩu hiệu chung ấy vào để cho thành một phong trào chung rộng rãi’’[32, tr 32]. Bất kỳ hình thức nào có thể bao quát đƣợc các lớp phụ nữ nhƣ: đám giỗ, đám cƣới, học chữ, học nghề, từ thiện... ta cứ tuỳ theo hoàn cảnh mà tổ chức. Trên hết mọi việc ấy phải chú ý đào tạo ra cán bộ phụ nữ và tổ chức các ban chuyên môn vận động phụ nữ....

Với sự chuyển hƣớng kịp thời trong chủ trƣơng và đƣờng lối cuộc vận động phụ nữ những năm 1936 – 1939 của Đảng đã có bƣớc phát triển và thu đƣợc nhiều thắng lợi mới.

Cuối năm 1935, nhiều đảng bộ đƣợc khôi phục và thêm các đồng chí ở tù mới ra nên phong trào phát triển rất nhanh và rộng. Từ đây phong trào đấu tranh của phụ nữ đã chuyển sang một thời kỳ mới.

Khắp Nam Trung Bộ, các tỉnh uỷ (có nơi là chi bộ) chuyển hƣớng tổ chức và hình thức đấu tranh mới, triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, tích cực sử dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn và sôi nổi nhất là hƣởng ứng phong trào Đông Dƣơng Đại hội, đón phải đoàn của chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp do Giuyt-tanh Gô-đa dẫn đầu; lấy chữ ký đƣa dân nguyện, vận động bầu cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ, tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đòi dân sinh, dân chủ và hoà bình.

Về phong trào phụ nữ, ngoài việc duy trì và phát triển các tổ chức đã đƣợc chuyển hƣớng từ năm 1935 nhƣ hội cấy, hội gặt, hội đồng canh, nhóm đọc sách báo, học chữ quốc ngữ… các tỉnh, một mặt phát triển các tổ chức Phụ nữ Giải phóng, Phụ nữ Dân chủ, Phụ nữ Tân tiến, Đoàn thanh Niên Dân chủ, Nông dân Tƣơng tế ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phụ nữ Giải phóng, Phụ nữ Cứu tế ở Phú Yên để làm nòng cốt cho phong trào, mặt khác rất quan tâm tổ chức rộng rãi các hội ái hữu theo nghề nghiệp nhƣ: Ái hữu Thợ may, thợ dệt, thợ giày, thợ làm mắm, làm muối, ái hữu tiểu thƣơng, các nhóm nuôi heo, nuôi tằm, nhóm cấy, nhóm gặt… Đồng thời phát triển các tổ chức mang tính chất xã hội nhƣ: Nhóm ca hát, nhóm dạy nữ công, các hội Tƣơng tế, tƣơng trợ, cứu tế, từ thiện, trợ táng… Đặc biệt các tổ chức đọc sách báo và các lớp truyền bá Quốc ngữ phát triển rất nhanh cả nông thôn và thành thị, thu hút nhiều nữ thanh niên tham gia có cả giáo giới, công tƣ chức. Qua đó, chị em đƣợc tuyên truyền phổ biến đƣờng lối chính sách của Đảng, các sách báo cách mạng, nâng cao trình độ, chống các hủ tục bất công, thách cƣới, ma chay… Các hiệu sách do các Đảng bộ tổ chức nhƣ: Việt Quảng (Đà Nẵng), Tín Thành Thƣ Quán, Tín Thành thƣ xã (Quảng Ngãi),

Mỹ Liên, Hồ Văn Bá (Bình Định) và các đại lý sách báo ở các địa phƣơng khác đã cung cấp cho chị em, ngoài các sách báo chung còn có các tác phẩm giành cho phụ nữ nhƣ: “Chị em phải làm gì?”, “Phụ nữ Xô viết”, “Đời chị em”, “Ngƣời mẹ”… Có thể nói, báo chí cách mạng giai đoạn 1936 – 1939 phát triển rất mạnh mẽ. Nhiều tờ báo của Đảng đã đƣợc phát hành công khai dƣới danh nghĩa cơ quan của Mặt trận Dân chủ, cơ quan của lao động Đông Dƣơng.. Việc phát hành công khai báo chí cách mạng cũng là một thuận lợi cho Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đấu tranh với những tƣ tƣởng sai lầm trong nhận thức về vấn đề vận động phụ nữ, tuyên truyền tƣ tƣởng cách mạng, tổ chức và hƣớng dẫn phong trào đấu tranh của phụ nữ... Nhiều nữ trí thức đã tham gia vào mặt trận báo chí, viết bài tuyên truyền quan điểm của Đảng về công cuộc vận động phụ nữ, đấu tranh với những quan điểm sai lầm trong phong trào phụ nữ tham gia cách mạng nhƣ Nguyễn Thị Lựu, Mai Huỳnh Hoa, Nguyễn Thị Thu v.v.., đặc biệt các bài viết của chị Nguyễn Thị Minh Khai dƣới bút danh Nguyễn Thị Kim Anh, Kim Anh... đã góp phần giác ngộ phụ nữ và thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển.

Nhân các ngày lễ lớn: ngày 1 tháng 5, ngày 1 tháng 8, ngày 8 tháng 3, kỷ niệm Lê nin, Li nich, Rô-da Luyt-dăm-bua… nhiều nơi các chi bộ tổ chức nói chuyện và ca hát có tác dụng nâng cao tinh thần cách mạng và trình độ hiểu biết cho chị em về phong trào phụ nữ thế giới.

Tháng 8 năm 1936, các tỉnh hƣởng ứng phong trào Đông Dƣơng Đại hội, đón phái đoàn Chính phủ Pháp do thƣợng nghị sĩ Guýt tanh Gôđa dẫn đầu với các khẩu hiệu: Ủng hộ chính phủ Mặt trận bình dân Pháp, chống bọn phát xít và phản động thuộc địa; cải thiện đời sống nhân dân; tự do đi lại, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn…

Lo sợ trƣớc tình hình đấu tranh sôi nổi rầm rộ của quần chúng khắp Bắc – Trung – Nam, ngày 1 tháng 9 năm 1936, thực dân Pháp ra lệnh giải tán các uỷ

ban hành động chuẩn bị Đại hội, cấm hội họp, mít tinh, giăng lƣới mật thám, khủng bố khắp nơi để phá cuộc đón tiếp Gôđa.

Phụ nữ Huế nhân dịp đón tiếp Gôđa đã ra Lời hiệu triệu kêu gọi chị em phụ nữ lao động và trí thức liên hiệp lại để bênh vực quyền lợi thiết thân của phụ nữ với các yêu cầu:

1. Thi hành luật xã hội. Bênh vực quyền lợi cho đàn bà và trẻ em. 2. Thợ đàn bà làm việc nhƣ đàn ông thì cũng ăn lƣơng nhƣ đàn ông. 3. Khi thai sản đƣợc quyền nghỉ và ăn toàn lƣơng.

4. Con cái đẻ ra chủ phải cho thêm tiền trợ cấp, lúc ốm đau chủ phải cho thuốc men.

5. Thi hành luật cải cách sự sống của đàn bà trong chốn thôn quê, bỏ chế độ tì thiếp.

6. Bỏ thuế môn bài cho ngƣời buôn thúng bán bƣng, bớt thuế cho các hàng vặt, hàng xén, nghiêm trị hà khắc, bóc lột của bọn thâu thuế và lính cảnh sát.

7. Cho đàn bà đƣợc bổ dụng trong các công sở nhƣ đàn ông.

8. Mở thêm các trƣờng công – nghệ, hộ sinh, trƣờng học cho phụ nữ.

9. Cho đàn bà đƣợc quyền bầu cử, ứng cử trong các hội đồng công cử, Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt, Hội đồng thành phố.

10. Bài trừ nạn mãi dâm.” [38, tr 57]

Ở Hải Phòng, thực hiện chủ trƣơng chuyển hƣớng về tổ chức và phƣơng hƣớng của Đảng, Đảng bộ Hải Phòng tập trung củng cố và xây dựng lực lƣợng cách mạng, lợi dụng mọi khả năng hợp pháp để tranh thủ quần chúng. Cũng trong thời gian này, những cán bộ, đảng viên, trong đó có nhiều phụ nữ đã thoát khỏi ngục tù của thực dân, trở về tiếp tục hoạt động. Cơ sở Đảng và quần chúng dần dần đƣợc khôi phục ở nhà máy Xi măng, máy Tơ, chợ Sắt, khu lao động và vùng nông thôn An Dƣơng, Hải An, Thuỷ Nguyên, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng…

Từ tháng 9 năm 1936, Đảng bộ đƣợc khôi phục. Tháng 4 năm 1937, Thành uỷ Hải Phòng đƣợc thành lập. Các hội phản đế đƣợc chuyển thành hội dân chủ. Hội phụ nữ dân chủ, Thanh niên dân chủ, Hội những ngƣời trí thức, Hội truyền bá quốc ngữ, Hội ánh sáng, Hội tƣơng tế, Hội từ thiện… đã thu hút hàng vạn quần chúng tham gia. Phong trào đấu tranh đƣợc đẩy lên mạnh mẽ: Ngày 3 tháng 10 năm 1936, dân làng Lạc Viên (đa số là nữ) bao vây tên giám binh Pháp và lính khi chúng kéo đến Vạn Mỹ bắt các đồng chí Lê Văn Hiền, Bùi Lâm, Phùng Bá Thanh.

Phong trào đấu tranh của công nhân, tiểu thƣơng và các tầng lớp nhân dân Hải Phòng tiếp tục dâng lên mạnh mẽ, nhất là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đòi thành lập Hội ái hữu, đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ. Mục tiêu đấu tranh cho từng ngành, từng giới rất cụ thể, rõ ràng:

Công nhân: tự do Nghiệp đoàn, Ái hữu, thi hành luật lao động, tăng lƣơng, bớt giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt, đuổi thợ.

Phụ nữ: nam nữ bình quyền, nghỉ đẻ đƣợc hƣởng lƣơng, cấm bắt bớ, bỏ tù đàn bà sắp đẻ.

Nông dân: tự do lập hội, chia lại công điền, chống sƣu cao thuế nặng, phụ thu lạm bổ.

Khẩu hiệu chung: tự do hội họp, đi lại, xuất bản báo chí, bỏ thuế, sửa đổi ngạch thuế, thả tù chính trị… [6, tr 27].

Trong thời kỳ này có nhiều cuộc mít tinh biểu tình ở An Dƣơng, Lạc Viên… có đông đảo phụ nữ tham dự. Trong một buổi diễn thuyết ở Lạc Viên, một đại biểu nữ lên tiếng nói về cuộc sống khổ cực của nữ công nhân, nông dân, chế độ làm việc hà khắc trong các nhà máy. Sau đó chị em hô vang khẩu hiệu:

- Giảm thuế cho dân nghèo.

- Chống khủng bố, chống phát xít và thuộc địa. - Tự do lập hội, tự do tranh đấu.

Những tiểu thƣơng chợ Sắt, dƣới sự lãnh đạo của chị Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) làm đơn, lấy chữ ký và kéo lên Toà Đốc Lý đề nghị thành lập Ái hữu tiểu thƣơng chợ Sắt. Sau nhiều lần chất vấn, chính quyền thực dân phải đồng ý. Tại trƣờng học Trí Tri ( Phố Cát Dài) tổ chức thành công đại hội thành lập Hội ái hữu tiểu thƣơng chợ Sắt, bầu ban chủ tịch Hội: chị Yểng chủ tịch, chị Phạm Thi Chính phó chủ tịch, chị Nguyễn Thị Đƣợc uỷ viên. Hội có khoảng 400 hội viên. Nhiều chị em sống trên thuyền đánh cá trên sông cũng tham gia. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các hội Ái hữu có quan hệ chặt chẽ, phối hợp hành động.

Đêm 29 tháng 5 năm 1937, cuộc họp giữa đại biểu các Hội ái hữu, tại nhà một cơ sở ở chợ Con (chị Yểng, đại biểu tiểu thƣơng dự họp).Các đại biểu nhất

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930 1945 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)