−Các biện pháp giảm thiểu nguyên nhân, ngăn ngừa vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh.
1.10. Phương pháp thu thập số liệu
1.10.1.Thu thập thông tin định lượng
∗ Đối tượng học sinh
− Tất cả các cuộc điều tra học sinh được tiến hành tại lớp học của các em.
− Học sinh được điều tra viên phổ biến mục đích, yêu cầu của cuộc khảo sát
− Học sinh tự trả lời theo bộ câu hỏi tự điền về thông tin chung (Phụ luc 1) gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân, các câu hỏi về yếu tố gia đình và yếu tố nhà trường.
− Các điều tra viên giám sát chặt chẽ quá trình học sinh điền phiếu trung thực, chính xác, không để học sinh hỏi nhau và chép của nhau.
− Kiểm tra lại phiếu phỏng vấn của từng học sinh sau mỗi lần, ĐTV đảm bảo các thông tin trong bộ câu hỏi được điền đầy đủ.
∗ Đối tượng giáo viên
- Tất cả giáo viên được điều tra viên phổ biến mục đích, yêu cầu của cuộc khảo sát
− Giáo viên chủ nhiệm sử dụng bộ câu hỏi SDQ – 25 đánh giá từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm (Phụ lục 2) đánh giá thực trạng SKTT của học sinh lớp mình (yêu cầu giáo viên chủ nhiệm đã phụ trách lớp ít nhất một học kì trước đó).
− Sau khi thu phiếu tự điền lại, các ĐTV sẽ kiểm tra lại đảm bảo các thông tin được cung cấp đầy đủ, nếu có thiếu sót thông tin, xin gặp lại các GVCN đó đề nghị bổ sung cho đầy đủ.
1.10.2.Thu thập thông tin định tính
1.10.2.1. Thảo luận nhóm
− Thời gian cho mỗi cuộc thảo luận nhóm khoảng 60 phút.
− Số lượng cuộc thảo luận nhóm: có 3 cuộc thảo luận nhóm mỗi trường, 2 trường là 6 cuộc thảo luận nhóm
+ Thảo luận nhóm giáo viên hỗn hợp: giáo viên chủ nhiệm của các lớp được chọn, giáo viên dạy GDCD và giáo viên dạy môn sinh học. (Theo hướng dẫn thảo luận nhóm phụ lục 3)
+ Thảo luận nhóm PHHS: nhóm 1 là nhóm phụ huynh có con học lớp đầu khối; nhóm 2 là nhóm phụ huynh có con học lớp cuối khối (Theo hướng dẫn thảo luận nhóm phụ lục 4).
Cách thức
− Nội dung cuộc thảo luận nhóm được ghi chép và ghi âm lại. Sau đó, ĐTV sẽ tiến hành gỡ băng, những thông tin mới sẽ được bổ sung
− Mục tiêu của thảo luận nhóm là tập trung vào các vấn đề sau
Mục tiêu:
1. Nhận thức của các đối tượng về vấn đề sức khỏe tâm thần, sức khỏe của học sinh, các biểu hiện, thái độ và cách ứng xử, ước lượng mức độ và xu thế mắc SKTT ở học sinh hiện nay
2. Các yếu tố liên quan/ nguyên nhân (tập trung theo nhóm: do bản thân học sinh, điều kiện gia đình và môi trường giáo dục nhà trường, công tác y tế trường học và môi trường xã hội)
3. Các ý kiến đề xuất của đối tượng về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ giảm thiểu tình trạng mắc SKTT học sinh
1.10.2.2. Phỏng vấn sâu:
− Đối tượng phỏng vấn sâu: Đại diện ban giám hiệu 2 trường (hướng dẫn phỏng vấn sâu phụ lục 5), trung tâm y tế huyện và phòng giáo dục huyện (hướng dẫn phỏng vấn sâu phụ lục 6)
−Nội dung của phỏng vấn sâu là tập trung vào câc vấn đề sau
Mục tiêu:
1. Tình hình sức khỏe nói chung của học sinh tại địa bàn huyện và tại 2 trường THCS được chọn vào nghiên cứu
2. Điều kiện chăm sóc sức khỏe nói chung của học sinh trên địa bàn huyện và trong trường học, hoạt động của y tế trường học trong chăm sóc sức khỏe học sinh 3. Nhận thức của các đối tượng về vấn đề sức khỏe tâm thần, sức khỏe của học sinh, các biểu hiện, thái độ và cách ứng xử, ước lượng mức độ và xu thế mắc SKTT ở học sinh hiện nay.
4. Các ý kiến đề xuất của đối tượng về các biện pháp phát hiện, theo dõi, ngăn ngừa nguy cơ giảm thiểu tình trạng mắc SKTT học sinh
1.11. Xử lý và phân tích số liệu
1.11.1.Số liệu định lượng
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data và phân tích bằng phần mềm STATA 11. Các kết quả được trình bày dưới dạng tỷ lệ.
Hệ thống điểm trong bộ cậu hỏi SDQ được xác định cho từng câu hỏi ở 3 trạng thái trả lời chính: Không đúng, Đúng một phần và Chắc chắn đúng. Bộ câu hỏi bao gồm các thước đo để đo lường tình trạng SKTT của trẻ về 5 khía cạnh:
− Biểu hiện cảm xúc: buồn rầu, thất vọng, cáu gắt, tức giận, suy nhược, sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn bè.
− Biểu hiện hành vi: mất tự chủ, mất trật tự, vi phạm nội quy, bỏ học, gây hấn.
− Sự hiếu động của trẻ: căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ nguậy, hấp tấp, không thể tập trung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến chốn.
− Quan hệ bạn bè: cách biệt, thích một mình, ít giao tiếp, thiếu hòa hợp, không được các bạn yêu mến.
− Quan hệ xã hội: không thân ái thân thiện, không tình nguyện, không chia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàng quan vô cảm với xung quuanh.
Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kết quả theo thang điểm SDQ có 3 cách lựa chọn: Không đúng = 0 điểm; Đúng một phần = 1 điểm; Chắc chắn đúng = 2 điểm Đánh giá sức khỏe tâm thần: tính tổng điểm 20 câu, không tính điểm giao tiếp xã hội. Tổng điểm được chia làm 3 mức (Phụ lục 7):
− Bình thường: không gặp khó khăn về SKTT.
− Nghi ngờ: nghi ngờ, chưa chắc chắn.
− Có vấn đề SKTT: có khó khăn về SKTT.
Xác định các yếu tố liên quan đến thực trạng SKTT được phân tích theo đơn/ đa biến logistic theo nhóm yếu tố liên quan: Cá nhân học sinh, điều kiện gia đình, môi trường học tập và các yếu tố khác bằng tỷ suất chênh OR 95% CI (Confident Interval: khoảng tin cậy) dùng để đo lường sự khác biệt ở 2 nhóm so sánh
1.11.2.Số liệu định tính
- Tiến hành gỡ băng ghi âm, ghi chép lại bằng văn bản Word một cách trung thực và được mã hóa theo các chủ đề: tình trạng mắc, xu thế, các biểu hiện thường gặp, quyết định xử trí của gia đình, học sinh và trường học với trường hợp học sinh có vấn đề về SKTT và các đề xuất can thiệp thực trạng SKTT ở học sinh
- Trích dẫn những thông tin, kiến nghị, đề xuất của các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
1.12. Sai số và không chế sai số
Sai số trong quá trình thu thập thông tin: Công cụ nghiên cứu chỉ dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn phát cho đối tượng nghiên cứu mà không được trực tiếp khai thác, nên các thông tin thu được phụ thuộc nhiều vào sự trả lời tích cực của đối tượng được nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có thể trả lời không đúng như các hành vi hoạt động, ứng xử hoặc suy nghĩ thực tế. Điều đó có thể dẫn đến đánh giá không chính xác mức độ của vấn đề, có thể dẫn đến sai số.
Đối tượng nghiên cứu có thể hiểu vấn đề không chính xác, dẫn đến đưa ra các câu trả lời không đúng.
− Bộ phiếu được thiết kế dễ hiểu, rõ ràng để đạt được tối đa thông tin trung thực nhất.
− Đã tiến hành điều tra thử một lần để chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.
− Trước khi phát bộ phiếu, điều tra viên phổ biến, giải thích cho học sinh về mục đích của nghiên cứu và nội dung của phiếu tự điền, giải thích một số cụm từ mà học sinh chưa rõ, đồng thời hướng dẫn cách điền bộ câu hỏi rõ ràng để tránh nhầm lẫn của học sinh.
− Kiểm tra phiếu trước khi nhập, những phiếu thiếu sót nhiều thông tin thì loại bỏ.
1.13. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích thu thập thông tin về tình hình SKTT của học sinh từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao sức khoẻ và cải thiện thực trạng SKTT ở học sinh.
Thông tin thu được được bảo mật, đảm tính riêng tư và không định danh đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được sự đồng ý của các trường tham gia nghiên cứu cũng như phụ huynh học sinh tham gia vào nghiên cứu.
Học sinh và các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia vào nghiên cứu bất cứ khi nào mà không phải chịu bất cứ chi phí nhằm phục vụ nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống các vấn đề về SKTT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.14. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số đặc điểm học sinh Đặc điểm n Tỷ lệ % Giới Nam Nữ 284272 51,148,9 Học lực Giỏi/ khá 379 68,2 Trung bình/ yếu 177 31,8 Hạnh kiểm Tốt/ khá 515 92,6 Trung bình/ yếu 41 7,4 Dân tộc Kinh Khác 5497 98,71,3 Nghề nghiệp của bố Cán bộ 34 6,1 Công nhân 65 11,7 Nông dân 127 22,8 Thợ 194 34,9 Khác 136 24,5 Nghề nghiệp của mẹ Cán bộ 61 11,0 Công nhân 149 26,8 Nông dân 224 40,3 Thợ 20 3,6 Khác 102 18,3 Tổng 556 100
Nhận xét: Trong tổng số 556 học sinh, có 51,1% học sinh nam và 48,9% học sinh nữ; có 68,2% học sinh có học lực giỏi và khá và 31,8% học lực trung bình và yếu; có 92,6% hạnh kiểm tốt/ khá và 7,4% hạnh kiểm trung bình/ yếu; có 98,7% dân tộc kinh và 1,3% là dân tộc khác. Trong đó có 6,1% các em có nghề nghiệp bố là cán bộ; 22,8% là nông dân; 11,7% là công nhân, 34,9% là thợ thủ công và 24,5% là nghề nghiệp khác như lá xe, buôn bán, …. Nghề nghiệp của mẹ có 11% là cán bộ; 40,3% là nông dân; 26,8% là công nhân; 3,6% là thơ may, thợ thủ công… 18,3% là có nghề nghiệp khác.
Biểu đồ 3.1. Điều kiện sinh hoạt, học tập ở nhà của học sinh.
Nhận xét: Trong số 556 học sinh có 50,2% học sinh thường xuyên sử dụng máy tính; có 85,1% học sinh thường xuyên chơi thể thao; 39,7% học sinh học thêm và 95,9% học sinh có góc học tập riêng
Bảng 3.2. Điều kiện hoàn cảnh gia đình của học sinh
Các yếu tố n %
Có người say rượu bia đến nỗi đánh em Có 68 12.3
Không 488 87,7
Có người bị bệnh, tàn tật Có 36 6,5
Không 520 93,5
Bố/mẹ, người lớn trong nhà cãi nhau Có 361 64,9
Không 195 35,1
Bố/ mẹ, người lớn trong nhà đánh nhau Có 70 12,6
Không 486 87,4 Bố/ mẹ phạt khi bị điểm kém Có 430 77,3 Không 126 22,7 Sống cùng với bố Có 473 85,1 Không 83 14,9 Sống cùng với mẹ Có 537 96,6 Không 19 3,4 Tổng 556 100
Nhận xét: Trong 556 học sinh có 12,3% học sinh có người nhà say rượu đến nỗi đánh em; có 6,5% có người nhà bị bệnh , tàn tật; 64,9% học sinh đã từng nhìn thấy bố mẹ hoặc người nhà cãi nhau; 12,6% học sinh nhìn thấy bố mẹ người lớn trong nhà đánh nhau và 77,3% học sinh bị bố mẹ phạt khi bị điểm kém. Có 85,1% các em thường xuyên sống cùng với bố; 96,6% các em thường xuyên sống cùng với mẹ
Bảng 3.3. Tự nhận xét của học sinh về nhà trường
Các yếu tố n %
Thích đi học Không 21 3,8
Có 535 96,2
Thấy trường đẹp Không 175 31,5
Có 381 68,5 Bị bạn bè bắt nạt Có 164 29,5 Không 392 70,5 Bị thầy cô mắng/ phạt Có 382 68,7 Không 174 31,3 Bị thầy cô đánh Có 253 45,5 Không 303 54,5
Bị thầy cô phạt làm việc quá sức Có 57 10,3
Không 499 89,7
Thích hoạt động ngoại khóa Không 48 8,6
Có 508 91,4
Tổng 556 100
Nhận xét: Trong tổng só 556 học sinh có 96,2% học sinh thích đi học; 68,5% học sinh thấy trường đẹp; 29,5% học sinh bị bạn bè bắt nạt; 68,7% học sinh bị thầy cô mắng/ phạt; 45,5% học sinh bị thầy cô đánh; 10,3% học sinh bị thầy cô phạt làm việc quá sức và có 91,4% học sinh thích hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
1.15. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh
1.15.1.Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ chung học sinh có vấn đề về SKTT
Nhận xét: Tỷ lệ chung học sinh có vấn đề về SKTT là 15,65%; nghi ngờ là 26,08% và không có vấn đề về SKTT là 58,27%.
Nhận xét: Tại trường THCS Thanh Lãng, có 19,9% học sinh có vấn đề về SKTT; có 31,2% học sinh nghi ngờ và 48,9% học sinh không có vấn đề SKTT. Trong khi đó, tại trường THCS Hương Canh có 11,3% học sinh có vấn đề về SKTT; có 20,8% học sinh nghi ngờ và 67,9% học sinh không có vấn đề SKTT.
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT theo giới
Nhận xét: Trong số học sinh nam có 22,5% học sinh có vấn đề về SKTT; 27,1% học sinh nghi ngờ có vấn đề và 50,4% học sinh không có vấn đề. Trong số học sinh nữ có 8,5% học sinh có vấn đề về SKTT; 25,0% học sinh nghi ngờ có vấn đề và 66,5% học sinh không có vấn đề
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT theo khối lớp
Nhận xét: Trong khối 6, có 13,2% học sinh có vấn đề về SKTT; 31,1% nghi ngờ có vấn đề về SKTT và 55,7% không có vấn đề về SKTT. Trong khối 7, có 23,8% học sinh có vấn đề về SKTT; 19,0% nghi ngờ có vấn đề về SKTT và 57,2% không có vấn đề về SKTT. Trong khối 8, có 16,3% học sinh có vấn đề về SKTT; 31,0% nghi ngờ có vấn đề về SKTT và 52,7% không có vấn đề về SKTT. Trong khối 9, có 8,5% học sinh có vấn đề về SKTT; 23,3% nghi ngờ có vấn đề về SKTT và 68,2% không có vấn đề về SKTT.
1.15.2.Các biểu hiện thường gặp của vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh
Biểu đồ 3.5. Các biểu hiện của vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh
Nhận xét: Theo giáo viên chủ nhiệm đánh giá, có 5,4% có vấn đề về cảm xúc; 16,5% có vấn đề về hành vi; 5,6% có biểu hiện tăng động; có 16,4% có vấn đề về quan hệ bạn bè; có 14,9% có vấn đề về quan hệ xã hội.
Nhận xét: Trong tổng số học sinh trường THCS Thanh Lãng có 9,2% học