II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN b)Tiến hành
10. Có nhiều nhà, cây che khuất Có Không
Nhận xét:………
Sau đó dựa vào kết quả khảo sát tôi hướng dẫn, nhắc nhở học sinh cần đi như thế nào trên từng tuyến đường cụ thể.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Ví dụ: Đoạn đường từ Khu dân cư số 5 đến trường các em theo đường khu dân cư ra đường Nguyễn Thái Học và rẽ phải sang đường Điện Biên đến trường và nhớ đi sát lề đường vì đoạn đường này không có vỉa hè. Hoặc đối với những em ở khối phố 10, khi đi học cũng như đi về các em phải qua đường lớn đó là đường Hùng Vương thì các em cần nhớ khi qua đường phải: Dừng lại trước mép đường, lắng nghe tiếng động cơ của phương tiện giao thông, quan sát xe cộ đến từ phía bên trái sau đó là bên phải:
+ Suy nghĩ lúc nào qua đường là an toàn + Đi theo đường thẳng, bước đi dứt khoát
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Và cuối cùng là tôi hình thành công thức và yêu cầu các em phải nhớ kĩ: Dừng lại – quan sát - lắng nghe – suy nghĩ – đi thẳng
Đây là việc làm mang lại hiệu quả vì bên cạnh việc giáo viên hướng dẫn các em đi trên từng tuyến đường cụ thể thì lúc đi đường có các bạn nhắc nhở có nhóm trưởng theo dõi kết hợp với những kiến thức các em học thì các em sẽ chấp hành tốt luật đi đường.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp thứ ba: Giáo dục cho học sinh có thói
quen chấp hành đúng luật giao thông đường bộ qua các môn học khác.
Song song với việc giảng dạy tốt môn an toàn giao thông thì việc giáo dục cho học sinh có thói quen chấp hành luật giao thông đường bộ thông qua các môn học khác là việc làm mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ các em sẽ được cũng cố kiến thức, được nhắc nhở thường xuyên.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: “Trận bóng dưới lòng đường”,
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một. Ở phần củng cố, dặn dò tôi liên hệ nhắc nhở học sinh mình không nên đá bóng dưới lòng đường vì dễ gây ra tai nạn. Hoặc khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội có bài “An toàn khi đi xe đạp”, tôi kết hợp kiến thức học sinh đã học trong chương trình an toàn giao thông để học sinh nắm lại các quy định khi tham gia giao thông hoặc giáo dục cho học sinh thông qua các môn học như đạo đức, âm nhạc… Cụ thể như thông qua các bài hát về an toàn giao thông hoặc ngay cả trong giờ học thể dục thỉnh thoảng cũng có những trò chơi vận động với nội dung giáo dục an toàn giao thông như trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
* Cách tiến hành trò chơi như sau: