Cơ cấu nén viên

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP TẠICÔNG TY cổ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG mại QUẢNG TRỊ (Trang 36)

3.4.1. Điều kiện làm việc:

- Chịu tác dụng mài mòn:

Trong nguyên liệu tạo viên gồm nhiều thành phần và các tạp vật như cát và các dị vật khác là các nhân tố gây ra ma sát làm mòn cho khuôn ép, lô ép cũng như các bộ phận khác của máy

- Chịu áp lực lớn:

Để ép ra viên có hình dạng và độ chắc bền nhất định thì khuôn và lô ép buộc phải chịu một áp lực rất lớn để tạo sức ép làm cho vật liệu thoát ra khỏi lỗ khuôn .

- Chịu nhiệt độ cao (nhiệt độ viên nén ở đầu ra máy ép viên cao và độ ẩm 9-11%)

Trong quá trình tạo viên, khuôn chịu sức ép co dãn của vật liệu ép và quả lô ép miết bột vào lỗ khuôn cũng gây ra ma sát phát sinh nhiệt.

3.4.2. Thông số kỹ thuật của khuôn vành:

ID: đường kính trong khuôn. O: tổng chiều rộng khuôn. W: bề rộng hữu hiệu. d: đường kính lỗ.

Hình. Kích thước lỗ và khuôn nén viên 1). Sai số cho phép khi không ghi chú thích ± 0.1 2). Góc vát khi không ghi chú thích 1.5×450

3). Nhiệt luyện HRC 52-55 - Tổng số lỗ khoan là 1300 lỗ.

CHƯƠNG 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY

.

MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ PCCC, QUI ĐỊNH AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY TRONG PHÂN

XƯỞNG 4.1 Qui trình chữa cháy tại chỗ :

Qui trình này đề cập đến những vấn đề chính phải làm từ khi mới bén cháy.

a. Nguyên tắc cứu chữa một số chất cháy thông dụng.

Tùy theo tính chất của từng đám cháy mà người chỉ huy quyết định phương pháp chữa cháy cho thích hợp.

 Chữa cháy ở nơi có nguồn điện và các thiết bị đang hoạt động :

- Dùng khí CO2 chữa cháy. - Bột chữa cháy.

 Chữa cháy xăng – dầu :

- Chữa bằng bình bọt hóa học A + B, bột chữa cháy, cát, chăn ướt.

- Không nên dùng CO2 chữa cháy vì không kinh tế, ít tác dụng.

 Chữa cháy hóa chất : - Dùng CO2 để chữa.

- Dùng bọt hóa chất A + B, cát, chăn ướt.  Chữa cháy Ôxy và Axê :

- Dùng cát, chăn nhúng nước.

b. Qui trình chữa cháy tại chỗ.

1 – Báo động. 2 – Cắt điện.

3 – Gọi điện thoại cho đội chữa cháy chuyên nghiệp.Số điện thoại : 114.

4 – Tổ chức cứu người bị nạn, phân tán hàng hóa. 5 – Tổ chức lực lượng tại chỗ để kịp thời dập tắt đám cháy.

6 – Cử người ra cổng nhà máy đón xe chữa cháy & hướng dẫn nguồn nước.

7 –Tổ chức lực lượng ngăn chặn không cho cháy lan, vận chuyển thiết bị, máy móc, hàng hóa ra nơi an toàn. 8 – Phối hợp chặt chẽ và phục vụ kịp thời cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để dập tắt đám cháy.

9 – Triển khai lực lượng bảo vệ nhà máy và hiện trường nơi cháy.

4.2 Nội qui an toàn khi sử dụng máy ép viên :

1 – Trước khi sử dụng máy cần vệ sinh sạch sẽ máy, kiểm tra làm sạch mùn cưa xung quanh máy. Tra dầu mỡ, đóng điện và mở máy chạy không tải trong vòng 15 phút, nếu không có sự cố thì mới đưa máy vào sử dụng. 2 – Vật liệu phải được chứa đủ trong buồng chứa, đảm bảm cung cấp đủ cho khuôn ép làm việc

3 – Kiểm tra cân điện tử, bao chứa liệu có bị rách không 4 – Kiểm tra từng khuôn ép, bộ phận ép xem hoạt động ban đầu như thế nào, ổn định cho chạy

5 – Các công nhân đứng máy phải qua đào tạo, phải được học về an toàn lao động và đạt loại đạt trở lên 6 – Máy đang hoạt động cấm sờ tay vào các chi tiết quay, kéo băng tải đang chạy.

7 – Phần điện của máy bị sự cố, phải dừng máy ngay báo thợ điện đến sửa chữa.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI NHÀ MÁY * Tổng thế nhà máy và công đoạn sản xuất viên nén

- Tổng quan bên ngoài nhà máy viên năng lượng

Nguyên liệu ban đầu là gỗ phế phẩm, thải ra từ các xưởng cưa

Qua máy nghiền mùn cưa được đưa vào kho chứa để chuẩn bị vào trống sấy

Mùn cưa sau khi sấy được hút dẫn qua siclon đến máy nén viên. Siclon :

Máy nén viên

Sau khi thành phẩm, viên nén sẽ được băng tải vận chuyển đến kho chứa. Băng tải :

KẾT LUẬN

Đây là đợt thực tập cuối cùng của sinh viên trước khi bước vào làm đồ án tốt nghiệp. Khác với thực tập nhận thức và thực tập công nhân, sinh viên chỉ được tìm hiểu, thao tác vận hành máy, đợt thực tập tốt nghiệp này sinh viên còn được trang bị các năng lực cần thiết về cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát nhất các quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung và hệ thống tổ chức, trình độ kỹ thuật thực tế trong một dây chuyền thiết bị công nghệ. Ngoài ra, sinh viên còn được tập làm quen với các công việc thực tế của một cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp, nhà máy. Sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các công nhân trong doanh nghiệp.

Trong quá trình thực tập tại nhà máy, em đã nghiên cứu tìm hiểu về cách tổ chức, quản lý và vận hành một doanh nghiệp sản xuất. Được tiếp xúc, làm quen với tác phong làm việc công nghiệp, thái độ cũng như ý thức trách nhiệm trong công việc.

Việc được quan sát và trực tiếp tìm hiểu các quá trình sản xuất, các thiết bị cần thiết cho một quy trình công nghệ thực tế giúp em có được những kinh nghiệm đầu tiên về thực tiễn sản xuất, hình dung rõ hơn về công việc của người kỹ sư trong tương lại. Nhưng trên hết, qua đây em có thể củng cố được kiến thức chuyên ngành, hiểu được các môn học mà khi học lý thuyết ở trường thực sự rất khó hình dung ra được. Ngoài ra chúng em được quan sát thực tế cũng như có cơ hội tìm hiểu về các máy móc, thiết bị mà tại phân xưởng cơ khí của nhà trường không có.

Quá trình thực tập tại nhà máy cũng là cơ hội để bản thân em có thể biết được bản thân mình còn thiếu những kiến thức gì, cần bổ xung những kiến thức gì để hoàn thiện bản thân hơn, để khi rời ghế nhà trường có thể tự tin vững bước trên con đường sự nghiệp của mình.

Sau thời gian được học tập và làm việc tại đây em nhận thấy nhà máy ta là một trong những nhà máy mà đất nước đang cần trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hiện đại hóa đất nước

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP...3

1.1. Tổng công ty thương mại Quảng Trị...3

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...3

1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh...4

1.1.3. Sản phẩm, dịch vụ...4

1.1.4. Cơ câú tổ chức...5

1.1.5. Tên và điạ chỉ...

1.2 Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ...7

1.2.1. Sơ đồ tổng thể dây chuyền sản xuất nhà máy...7

1.2.2. Cơ cấu tổ chức...7

1.2.3. Sản phẩm nhà máy...7

Chương 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY...9

2.1. Tổ chức sản xuất...9

2.2. Quy trình sản xuất viên nén...11

2.2.1. Tổng quan quy trình...11

2.2.2. Thuyết minh quy trình...13

2.2.2.1. Cụm băm nghiền...13

2.2.2.2. Cụm sấy liệu...18

2.2.2.3. Cụm nén viên, làm nguội, đóng bao...21

2.3. Quy trình sản xuất xẻ gỗ chi tiết...24

2.4. Quy trình sấy...28

Chương 3: TÌM HIỂU MÁY NÉN VIÊN...34

3.1. Đặc điểm máy nén viên...34

3.2. Nguyên lý làm việc...35

3.3. Thông số kỹ thuật động cơ...37

3.4. Cơ cấu nén viên...37

Chương 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY...38

4.1 Quy trình chữa cháy tại chỗ...38

4.2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy ép viên...39

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP TẠICÔNG TY cổ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG mại QUẢNG TRỊ (Trang 36)