Phong trào thanh niên trước yêu cầu mới

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác thanh niên 1986 den nam 2006 (Trang 47)

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thanh niên và phong trào thanh niên Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức mới.

* Những cơ hội

Đường lối đổi mới và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng đã mở ra cơ hội phát huy tính chủ động sáng tạo của thanh niên trong “lập thân”, “lập nghiệp”, xây dựng quê hương đất nước. Sự đầu tư mở rộng và phát triển về khoa học - kỹ

Đảng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá đã tạo cơ hội để thanh niên phát triển toàn diện, trongđó có vấn đề học tập, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển tài năng sáng tạo của thế hệ trẻ nước ta.

Các chính sách phát triển giáo dục, dạy nghề đã tạo nhiều điều kiện cho thanh niên nâng cao học vấn và tay nghề. Các chính sách khuyến khích đầu tư, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là cơ hội cho thanh niên phát triển sản xuất, dịch vụ, làm giàu cho bản thân, gia đình và cho đất nước. Nhiều ngành nghề mới ra đời đã tạo cho nhiều chuyên gia, tri thức trẻ thể hiện tài năng. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng theo hướng hiện đại là môi trường thuận lợi để lực lượng thanh niên phấn đấu trở thành người lao động có chuyên môn thích ứng với nền kinh tế tri thức.

Bên cạnh đó, kết quả của việc thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau 10 năm đổi mới đã đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của thanh niên về việc làm, thu nhập, về học tập, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần. Điều đó tạo ra trong thanh niên tâm lý phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục xung kích đi đầu, tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh.

Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, việc mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế đang tạo điều kiện cho thanh niên nước ta tiếp xúc ngày càng rộng rãi và trực tiếp với bên ngoài, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm trí tuệ Việt Nam. Sự giao lưu, hội nhập giữa thanh niên nước ta với thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới tăng lên, do đó thanh niên Việt Nam sẽ có cơ hội để tiếp thu những cái hay, cái tốt từ thanh niên các nước. Đồng thời, phát huy ảnh hưởng của thanh niên Việt Nam trong phong trào thanh niên thế giới.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với thanh niên trong sự nghiệp đổi mới là động lực tinh thần giúp thanh niên tự tin hơn trong học tập, lao động và tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự giác của thanh niên được nâng cao; nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Hội đã được đổi mới, uy tín xã hội đối với thanh niên đã được củng cố vững chắc hơn; khả năng thu hút, tập hợp đoàn kết thanh niên vào các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội ngày càng lớn. Những yếu tố trên vừa là động lực, vừa là thời cơ để Đoàn, Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên hoạt động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trước những thời cơ mới, thanh niên nước ta sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn về thể chất, sức khoẻ, khả năng trí tuệ và nhận thức chính trị, giúp họ chủ động và tự tin hơn trong học tập, lao động và cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, phong trào thanh niên sẽ có thêm những động lực mới để phát triển ngày càng vững mạnh.

* Những thách thức

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thanh niên Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn.

Trước hết là, trong thời kỳ mới, bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra (nguy cơ tụt hậu; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hoà bình”) vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Đây là những thách thức chung đối với dân tộc đồng thời cũng là những thách thức đối với thanh niên trong thời kỳ mới.

Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực được đặt ra rất bức bách, nhất là với thanh niên, đòi hỏi họ phải tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ

thuật, đòi hỏi thanh niên phải vượt qua những hạn chế về trình độ để vươn lên tiếp thu tri thức và công nghệ tiên tiến.

Nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra trong một bộ phận lớp trẻ tâm lý thờ ơ, coi nhẹ giá trị tinh thần... Bạo lực, tội phạm, tệ nạn xã hội là những vấn đề đang có chiều hướng gia tăng, nhất là nạn nghiện hút, mại dâm, băng nhóm và tội phạm có tổ chức… Quá trình đô thị hoá cùng với nhu cầu việc làm đã nảy sinh vấn đề về nhà ở và các vấn đề xã hội khác đối với thanh niên và gia đình trẻ, nhất là ở các thành phố và trung tâm công nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi thanh niên không chỉ phải “luyện tài” mà còn phải “rèn đức”, không ngừng tu dưỡng đaọ đức cách mạng; phải vượt qua những cám dỗ đời thường và những tác động tiêu cực của cuộc sống.

Ngoài ra, những hoạt động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo, chia rẽ thế hệ trẻ, phá hoại phong trào thanh niên nước ta, có biểu hiện gia tăng với những hành vi, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đó cũng là một thách thức lớn đối với bản lĩnh chính trị, lý tưởng và hệ thống giá trị của thanh niên. Vì vậy, thế hệ trẻ cần được quan tâm bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng nhằm nâng cao cảnh giác trước âm mưu phá hoại và hành động xuyên tạc của kẻ thù, để có đủ bản lĩnh đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng.

Trong những năm qua, mặc dù phong trào Đoàn thanh niên đã có sự phát triển mới, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến những hạn chế về sự thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách có liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên; sự khác nhau về nhận thức giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa các thế hệ đối với thanh niên và phong trào thanh niên, sự không tương xứng giữa phát triển tổ chức và yêu cầu ngày càng cao của công tác thanh niên; sự thiếu thốn, khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên ở một số nơi. Đó cũng là những thách thức đặt ra đòi

hỏi Đoàn thanh niên phải nỗ lực vượt qua để đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào trong thời kỳ mới.

Như vậy, thời kỳ mới đang mở ra cho thế hệ trẻ Việt Nam cơ hội mới, thời cơ mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mà thanh niên Việt Nam phải nỗ lực vượt bậc, nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém để trở thành lớp người mới “vừa hồng, vừa chuyên”, thực hiện thắng lợi những trọng trách mà đất nước và dân tộc đã giao phó.

2.2. Chủ trƣơng của Đảng về công tác thanh niên trong giai đoạn 1996 - 2006

2.2.1. Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên từ năm 1996 đến năm 2001 năm 2001

Bước vào thời kỳ mới, để nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 1/03/1996, Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 8B- TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra bản “Báo cáo sơ kết việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới”. Trong đó, đưa ra dự báo về tình hình

thanh niên đến năm 2000 và chỉ rõ nhiệm vụ về công tác thanh niên trong thời gian tới là “tăng cường công tác đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu, trưởng thành, để hình thành một thế hệ con người mới có tri thức, có sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế nhân chính, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, có khả năng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 57, tr.83. Đồng thời, Đảng chỉ rõ phải: xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh về mọi mặt, thật sự là đội dự bị tin cậy

của Đảng, là nòng cốt trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên và tổ chức phong trào thanh niên…

Tiếp đó, ngày 20/03/1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam ra Chỉ thị 66- CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về “Công tác thanh niên trong thời kỳ mới” với những chủ trương và giải pháp cụ thể.

Đối với Đoàn thanh niên, Đảng chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của

các cấp uỷ Đảng đối với Đoàn thanh niên và công tác thanh niên ở từng cấp, ở mọi địa bàn, đối tượng, thực sự coi xây dựng Đoàn là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Chủ trương này của Đảng cho thấy một nguyên tắc là để nắm được thanh niên thì trước hết và chủ yếu phải nắm chắc lực lượng tiên tiến giác ngộ trong thanh niên, cụ thể là tổ chức Đoàn. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn là điều kiện để Đoàn tồn tại, phát triển và phát huy ảnh hưởng của mình trong thanh niên và trong xã hội. Đó cũng là cách để tăng cường thêm sức mạnh của Đảng, phát huy ảnh hưởng của Đảng trong Đoàn viên thanh niên và quần chúng thanh niên, tạo dựng lực lượng dự trữ cho Đảng. Bởi vì, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, Đảng chủ trương chỉ đạo hệ

thống thông tin đại chúng, nhà trường gia đình và các đoàn thể coi trọng giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng và bản sắc dân tộc cho thanh niên, làm cho thanh niên hiểu rõ tình hình đất nước để nâng cao trách nhiệm đối với đất nước, với cộng đồng xã hội và với gia đình; giáo dục thanh niên hướng tới chân, thiện, mỹ… Đảng yêu cầu các trường Đại học, cần coi trọng việc giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, thế giới quan Mác- Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên.

Đặc biệt, Đảng rất quan tâm đến các đối tượng thanh niên vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Chủ trương của Đảng là Nhà nước phải “có chính sách phù hợp (như chính sách học bổng, chỗ ở cho sinh viên, phát triển các trường dân tộc nội trú, dự bị, bổ túc văn hoá…) nhằm tạo điều kiện cho thanh niên, nhất là thanh niên công nhân, con em gia đình có công với nước, thanh niên nghèo, thanh niên dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa… được học tập để nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp và tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các ngành, các cấp” 57, tr.61].

Chỉ thị 66-CT/TW đề cập đến việc quan tâm đào tạo các tài năng trẻ, coi đây là vốn quý, là “nguyên khí” của đất nước, do đó phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cho các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm phát triển năng khiếu. Chủ trương của Đảng là “phát triển các quỹ khuyến học, khuyến tài, sớm phát hiện và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng các tài năng trẻ trên các lĩnh vực, có kế hoạch để sử dụng và phát huy tài năng trẻ, nhất là các tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ” 57, tr.54].

Đề cập tới vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, Đảng chỉ đạo Nhà nước tiếp tục huy động các nguồn lực cho các chương trình giải quyết việc làm, trongđó có việc mở rộng mạng lưới dạy nghề, hướng nghiệp và dịch vụ việc làm cho thanh niên. Tập trung đầu tư phát triển các ngành sản xuất có khả năng thu hút lao động, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới.

Chủ trương của Đảng là cần có một chương trình tổng thể về giải quyết việc làm cho thanh niên ở cấp quốc gia. Đồng thời tiếp tục động viên, tạo điều kiện và có cơ chế thích hợp cho thanh niên thực hiện các chương trình làm giao thông, trồng rừng lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới, các dự án nhỏ giải quyết việc làm, phát triển

Về nhu cầu tinh thần của thanh niên, Chỉ thị 66 - CT/TW chỉ rõ phải “hình thành hệ thống các trung tâm văn hoá - thể thao, vui chơi - giải trí ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp tập trung… Các phường xã dành quỹ đất để từng bước xây dựng được điểm vui chơi cho thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, tạo môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên. Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách như lập lại trật tự kỷ cương xã hội, nhất là trên lĩnh vực văn hoá, phòng chống có kết quả các tiêu cực và tệ nạn xã hội…” [57, tr.62].

Trên cơ sở xác định thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, Đảng yêu cầu Nhà nước cần xây dựng Luật thanh niên và có chính sách khuyến khích thanh niên, tri thức trẻ đi đến mọi miền đất nước, đến những nơi còn nhiều khó khăn để làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những nội dung cơ bản của Chỉ thị 66 CT/TW trên đây đã thể hiện sự quan tâm của Đảng đến những vấn đề thiết thực, cơ bản của thanh niên và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới. Những vấn đề đó tiếp tục được khẳng định một cách cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh “coi trọng hơn nữa việc giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh niên, thiếu niên. Tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên thực hiện tốt trách nhiệm với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo môi trường xã hội lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Nghiên cứu ban hành Luật thanh niên” 22, tr.124].

Trong thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nước, Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong đó Đoàn thanh niên cần tập hợp rộng rãi các hội viên, đoàn viên dưới nhiều hình thức đa dạng để

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác thanh niên 1986 den nam 2006 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)