17H35CONH(CH2)2 NHCOC17H35 + H2O t0C

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hóa hữu cơ NGHIÊN cứu TỔNG hợp AMIT từ AXIT béo và ỨNG DỤNG làm CHẤT ức CHẾ ăn mòn KIM LOẠI (Trang 29 - 34)

2

3.2.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khảo sát yếu tố ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tổng hợp amit được thực hiện với thời gian đun hồi lưu trong 3h và tỉ lệ mol giữa axit Stearic và Ethylendiamin lần lượt là 0.1:0.2 nhưng yếu tố nhiệt độ được thay đổi để khảo sát với lần lượt các mức như sau: 1200C, 1300C, 1400C, 1500C, 1600C, 1700C, 1800C. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.18.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khối lượng và hiệu suất tổng hợp amit

Nhiệt độ

(0 C) 120 130 140 150 160 170 180m (g) 8.347 20.039 22.212 23.739 24.953 24.929 24.861 m (g) 8.347 20.039 22.212 23.739 24.953 24.929 24.861

Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tổng hợp amit

Từ kết quả ở hình 3.18, có thể thấy rằng: hiệu suất thu hồi amit tăng đồng biến với khoảng nhiệt độ từ 1200C-1600C. Sau khoảng nhiệt độ này thì hiệu suất tổng hợp amit dao động trong khoảng 84%. Vì vậy, nhiệt độ 1600C được lựa chọn để khảo sát yếu tố tiếp theo.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của thời gian đun

Khảo sát thời gian tổng hợp được tiến hành với tỉ lệ mol giữa axit Stearic và Ethylendiamin lần lượt là 0.1:0.2 và nhiệt độ 1600C nhưng yếu tố thời gian được thay đổi lần lượt là 2h, 3h ,4h, 5h, 6h. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.19.

Bảng 3.8 :Ảnh hưởng của thời gian đến khối lượng và hiệu suất tổng hợp amit

Thời gian (h) 2 3 4 5 6

m (g) 19.091 24.686 25.190 25.042 24.713

H (%) 64.5 83.4 85.1 84.6 83.5

Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất tổng hợp amit

Từ kết quả ở hình 3.19 nhận thấy: Khi thời gian đun ít hay nhiều quá thì hiệu suất thu hồi amit không cao so với trường hợp đun trong thời gian 4h. Vì thế, thời gian đun trong 4h được lựa chọn để đến nghiên cứu tiếp theo.

Qua những nghiên cứu ở trên đã xác định được các điều kiện tối ưu tổng hợp amit từ axit stearic với Ethylenđiamin để thu được hiệu suất cao nhất là : tỉ lệ mol giữa axit stearic với Ethylenđiamin là 0.1/0.2, nhiệt độ tổng hợp 1600C và thời gian đun 4h thì hiệu suất tổng hợp amit đạt 85.1%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hóa hữu cơ NGHIÊN cứu TỔNG hợp AMIT từ AXIT béo và ỨNG DỤNG làm CHẤT ức CHẾ ăn mòn KIM LOẠI (Trang 29 - 34)