Xác định và nhận dạng cấu trúc các hợp chất đã phân lập đƣợc

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cặn chiết ethyl acetat vỏ quả cây bảy lá một hoa (paris polyphylla var chinensis (franch ) h hara) trồng ở lào cai (Trang 40)

3.4.1. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập đƣợc Hợp chất 1 (PE30): dạng tinh thể hình kim màu trắng, có nhiệt nóng chảy 168- 170oC.

Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 1,01 (s, H-18), 0,70 (s, H-19), 1,02 (d, J=6,5 Hz, H-21), 0,85 (d, J=6,5 Hz, H-29), 0,82 (d, J=7,5 Hz, H-27) và 0,80 (d, J=7,5 Hz, H-26), 3,52 (m, H-3), 5,35 (d, J=5,0 Hz, H-6), 5,16 (dd, J=9,0, 15,5 Hz, H-22) và 5,02 (dd, J=8,5, 15,0 Hz, H-23).

Hợp chất 2 (PE33): bột màu vàng, điểm nóng chảy 181-183 oC

1H-NMR (500 MHz, actone-d6) δH (ppm): 7,82 (1H, d, J=2,0 Hz, H-2΄), 7,69 (1H, dd, J=8,5, 2,0 Hz, H-6΄), 6,99 (1H, d, J=8,5 Hz, H-5΄), 6,51 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8), 6,26 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6).

13

C-NMR (125MHz, actone-d6) δC (ppm): 176,5 (C-4), 164,9 (C-7), 162,3 (C-5), 157,7 (C-9), 148,3 (C-4΄), 146,9 (C-2), 145,8 (C-3΄), 136,7 (C-3), 123,7 (C- 1΄), 121,4 (C-6΄), 116,2 (C-5΄), 115,7 (C-2΄), 104,1 (C-10), 99,1 (C-8), 94,4 (C-6).

Hợp chất 3 (PE31):bột màu nâu xám, điểm nóng chảy: 150-152 oC

1H-NMR (500 MHz-MeOD) δH (ppm): 7,17 (2H, d, J=9,0 Hz, H-2, H-6), 7,06 (2H, d, J=8,5 Hz, H-3ʹ, H-5ʹ), 6,84 (1H, d, J=16,0 Hz, H-7ʹ), 6,79 (2H, d, J=8,5 Hz, H3, H-5), 6,67 (2H, d, J=8,5 Hz, H-3ʹ, H-5ʹ), 6,65 (1H, d J=2,0 Hz, H- 14ʹ), 6,59 (1H, d, J=16,0 Hz, H-8ʹ), 6,27 (1H, d, J=1,5 Hz, H-12ʹ), 6,21 (1H, t, J=2,0 Hz, H-12), 6,19 (2H, d, J=2,0 Hz, H-10,H-14), 5,39 (1H, d, J=6,5 Hz, H-7), 4,37 (1H, d, J=6,5 Hz, H-8). 13C-NMR (125 MHz-MeOD) δC (ppm): 162,8 (C-11ʹ), 160,1 (C-11), 160,1 (C-13), 159,8 (C-13ʹ), 158,5 (C-4ʹ), 158,4 (C-4), 147,4 (C-9), 137,0 (C-9ʹ), 131,1 (C-1), 131,1 (C-1ʹ), 130,4 (C-7ʹ), 128,8 (C-2ʹ&C6ʹ), 128,2 (C-2&C-6), 123,8 (C-8ʹ), 120,1 (C-10ʹ), 116,4 (C-3΄&C-5΄), 116,3 (C-3&C-5), 107,5 (C-10), 107,5 (C-14), 104,4 (C-14ʹ), 102,3 (C-12), 96,9 (C-12ʹ), 94,8 (C-7), 58,3 (C-8). 3.4.2. Xác định và nhận dạng cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc

Hình 3.5. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-3 3.4.2.1. Biện giải cấu trúc hợp chất 1 (PE30)

Hợp chất 1 phân lập đƣợc có dạng tinh thể hình kim màu trắng, có nhiệt nóng chảy 168-170oC.

Hình 3.6. Phổ 1H-NMR của hợp chất 1

Phổ 1H- NMR của hợp chất 1 cho các tín hiệu đặc trƣng của một steroid với 6 tín hiệu metyl tại δH: 1,01 (s, H-18), 0,70 (s, H-19), 1,02 (d, J=6,5 Hz, H-21), 0,85 (d, J=6,5 Hz, H-29), 0,82 (d, J=7,5 Hz, H-27) và 0,80 (d, J=7,5 Hz, H-26). Sự có mặt của nhóm -OH tại vị trí C-3 đƣợc khẳng định bởi tín hiệu của nhóm metin với

δH 3,52 (m, H-3) và một nối đôi nội vòng H 5,35 (d, J=5,0 Hz, H-6), một nối đôi ngoại vòng tại H 5,16 (dd, J=9,0, 15,5 Hz, H-22) và 5,02 (dd, J=8,5, 15,0 Hz, H- 23) tín hiệu nối đôi này cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 1 không phải là

β-sitosterol. Trong đó: 1: Hợp chất 1 2: Chất chuẩn stigmasterol Hệ dung môi: A. DCM – MeOH (10:1) B. n-hexan –EtOAc (10:1)

Hình 3.7. Sắc ký đồ TLC trên silica gel 60 F254 (Merck, 20x10 cm) của hợp chất 1 và chất chuẩn stigmasterol

Mặt khác khi chấm sắc ký đối chiếu hợp chất 1 với chất chuẩn stigmasterol trên bản mỏng silica gel 60 F254 (Merck) với hệ dung môi là n-hexan –EtOAc (10:1) hiện vệt chất màu hồng trên sắc ký đồ và có Rf bằng nhau (hình 3.7). Kết quả TLC và phổ 1H-NMR cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 1 là stigmasterol.

3.4.2.2. Biện giải cấu trúc hợp chất 2 (PE33)

Hợp chất 2 có dạng tinh thể màu vàng, có nhiệt nóng chảy: 313-314 ºC.

Phân tích phổ 1H-NMR của hợp chất 2 (hình 3.8) cho các tín hiệu đặc trƣng của một flavonol. Phổ 1H-NMR cho tín hiệu của 5 proton, gồm hai proton ghép cặp

meta tại δH 6,51 (1H, d, J=2,0 Hz, H-8) và 6,26 (1H, d, J=2,0 Hz, H-6) ứng với cấu trúc 5,7-dihydroxy của vòng A; 3 tín hiệu proton còn lại kiểu ABX tại δ 7,82 (1H, d,

J=2,0 Hz, H-2′), 6,99 (1H, d, J=8,5 Hz, H-5′), 7,69 (1H, dd, J=8,5 Hz, 2,0 Hz, H-6′) gợi ý vòng B có các vị trí thế tại C1′, C3′ và C4′. Sự vắng mặt tín hiệu đơn ứng với proton H-3 thuộc nhân thơm còn lại cho dự đoán có nhóm thế gắn vào vị trí C3. Mặt khác trên phổ 13C-NMR cho tín hiệu cacbon tại δC 136,7 đặc trƣng cho cấu trúc flavonol có vị trí C3 liên kết với nhóm OH.

Hình 3.8. Phổ 1H-NMR của hợp chất 2

Phổ 13C-NMR (phụ lục 3.2) và phổ DEPT (hình 3.9) cho thấy hợp chất 2

gồm 15 C thuộc nhân thơm trong đó có 10 cacbon bậc 4 và 5 nhóm metin. Tín hiệu cacbon tại δC 176,5 ppm đặc trƣng cho nhóm chức carbonyl tại C-4, 6 tín hiệu cacbon tại δC145,8, 148,3, 162,3, 164,9, 157,7 và 146,9 ppm đặc trƣng cho cacbon thuộc vòng benzen liên kết với oxy tƣơng ứng tại các vị trí C-3′, C-4′, C-5, C-7, C-9

và C-2. 5 nhóm CH đặc trƣng cho nhân thơm tại δC 94,2 (C-6), 99,1 (C-8), 115,7 (C-2′), 116,2 (C-5′) và 121,4 (C-6′) ppm.

Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 2 trùng hợp với dữ liệu phổ của quercetin [38].

Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất 2 3.4.2.3. Biện giải cấu trúc hợp chất 3 (PE31)

Hợp chất 3 có dạng bột màu nâu xám, điểm nóng chảy: 150-152 oC, có tính quang hoạt với độ quay cực [α]25D +39o (c = 0,40, MeOH).

Phổ ESI-MS của hợp chất 3 (hình 3.10) cho píc ion giả phân tử tại m/z 488,9 [M+Cl]- gợi ý công thức phân tử là C28H22O6 (M=454,1).

Hình 3.10. Phổ ESI-MS của hợp chất 3

Phổ 1H-NMR (hình 3.11) cho tín hiệu đặc trƣng của một dimer stilbenoid với các tín hiệu proton của monomer thứ nhất tại δH 7,06 (d, J=8,5 Hz, H-2ʹ & H-6ʹ),

8ʹ), 6,27 (d, 1,5 Hz, H-12ʹ), 6,19 (d, 2,0 Hz, H-14ʹ); và tín hiệu các proton của monomer còn lại tại δH 7,17 (d, J=9,0 Hz, H-2 & H-6), 6,79 (d, J=8,5 Hz, H-3 & H-5), 5,39 (d, J=6,5 Hz, H-7), 4,37 (d, J=6,5 Hz, H-8), 6,21 (t, J=2,0 Hz, H-12), 6,19 (d, J=2,0 Hz, H-10 & H-14). Hằng số tƣơng tác J=16,0 Hz giữa H-7ʹ và H-8ʹ chứng minh cấu dạng trans của nối đôi trong cấu trúc hợp chất 3.

Hình 3.11. Phổ 1H-NMR của hợp chất 3

Các phổ 13C-NMR (phụ lục 4.2) và DEPT (phụ lục 4.3) của hợp chất 3 cho tín hiệu của 28 cacbon đặc trƣng của dimer stilbenoid (gồm 2 hợp phần monomer dạng C6-C2-C6) với 11 cacbon bậc 4 (6 cacbon nhân thơm liên kết với OH có δC

158-163 ppm), 17 nhóm CH (13 nhóm CH thuộc nhân thơm; 2 nhóm CH của nối đôi ngoại vòng), một nhóm oxymetin tại δC 94,8; và một nhóm CH no thế 3 lần tại

δC 58,3).

Trên cơ sở phân tích các phổ 1

H NMR, 13C NMR (hình 3.12 A), HSQC (hình 3.12 B), ESI-MS, và so sánh chúng với các dữ liệu đã đƣợc công bố, hợp chất 3

đƣợc nhận dạng là (+)-trans-ε-viniferin. Các đặc trƣng hóa lý khác của hợp chất 3

nhƣ độ quay cực và điểm nóng chảy cũng hoàn toàn phù hợp [25]. Vị trí của carbon đƣợc xác định bằng các tƣơng tác H-C trực tiếp trên phổ HSQC hoặc gán các vị trí khi so sánh số liệu phổ ở các vị trí tƣơng ứng của hợp chất viniferin tại δC 162,8 (C- 11ʹ), 160,0 (C-11&C-13), 159,6 (C-13ʹ), 158,4 (C-4ʹ), 158,3 (C-4), 147,3 (C-9), 137,0 (C-9ʹ), 133,9 (C-1), 130,4 (C-7ʹ), 129,9 (C-1ʹ), 128,8 (C-2ʹ&C-6ʹ), 128,2 (C-

2&C-6), 123,7 (C-8ʹ), 120,1 (C-10ʹ), 116,4 (C-3ʹ&C-5ʹ), 116,3 (C-3&C-5), 107,5 (C-10&C-14), 104,4 (C-14ʹ), 102,3 (C-12), 96,9 (C-12ʹ), 94,8 (C-7), 58,3 (C-8).

Hình 3.12. Phổ 13C-NMR (A) và HSQC (B) của hợp chất 3

Bảng 3.3. Dữ liệu phổ của hợp chất 3 (500MHz-MeOD) và viniferin

C Viniferin [25] Hợp chất 13 δC* (ppm) δH (ppm) δC (ppm) HMBC (H→C) COSY 1 131,6 - 131,1 2(6) 127,9 7,17 d (9,0) 128,2 C-4 H-3(H-5) 3(5) 116,0 6,79 d (8,5) 116,3 C-4, C-7 H-2(H-6) 4 157,9 - 158,4 7 93,6 5,39 d (6,5) 94,8 C-2, C-6, C-9, C-11 8 57,0 4,37 d (6,5) 58,3 C-7, C-10, C-10 ʹ , C-9ʹ, C-9, C-11ʹ 9 147,1 - 147,4 10 106,8 6,19 d (2,0) 107,5 11 159,5 - 160,1 B C8 C7

6 C nhân thơm liên kết với OH

Tín hiệu 28xC

12 101,9 6,21 t (2,0) 102,3 13 159,5 - 160,1 14 106,8 6,19 d (2,0) 107,5 129,9 - 131,1 2ʹ (6ʹ) 128,4 7,06 d (8,5) 128,8 C-4ʹ H-3ʹ (H-5ʹ) 3ʹ(5ʹ) 116,1 6,67 d (8,5) 116,4 C-4ʹ H-5ʹ (H-3ʹ) 157,9 - 158,5 129,9 6,84 d (16,0) 130,4 C-2ʹ (C-6ʹ) H-8ʹ 123,2 6,59 d (16,0) 123,8 H-7ʹ 136,1 - 137,0 10ʹ 119,5 - 120,1 11 ʹ 162,2 - 162,8 12ʹ 96,6 6,27 d (1,5) 96,9 13ʹ 159,2 - 159,8 14ʹ 104,0 6,65 d (2,0) 104,4

*đo trong aceton

3.5. Bàn luận

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara) thuộc họ Trọng lâu (Trilliaceae). Bảy lá một hoa là một loài cây thảo nhiều năm, tàn lụi vào mùa đông và để lại những vết lõm trên thân rễ [20]. Ở Việt Nam, cây này tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình [6]. Một số nghiên cứu về thành phần hóa học loài Paris polyphylla chỉ ra thành phần chủ yếu là các saponin steroid, ngoài ra có các hợp chất favonol, phenolic, đƣờng, acid amin [1,28,54]. Hoạt tính sinh học của loài Bảy lá một hoa đƣợc chỉ ra nhƣ tác dụng chống ung thƣ, điều hòa miễn dịch, cầm máu, chống oxy hóa và giảm đau [32]. Trong dân gian, thân rễ đƣợc dùng chữa rắn độc cắn và sâu bọ đốt, viêm não truyền nhiễm, viêm mủ đặc, lao màng não, hen suyễn, trị yết hầu, bạch hầu, trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom [6]. Qua tổng quan tài liệu hiện tại trên thế giới và trong nƣớc chƣa có công bố nào về nghiên cứu

phần vỏ quả của Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara, đề tài của chúng tôi về “Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cặn ethyl acetat vỏ quả cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara) trồng ở Lào Cai” là nghiên cứu đầu tiên tiến hành định tính, chiết xuất, phân lập, tinh chế, xác định và nhận dạng cấu trúc hóa học một số hợp chất tinh khiết từ cao phân đoạn ethyl acetat của vỏ quả cây Bảy lá một hoa thu hái tại Lào Cai.

3.5.1. Về định tính

Kết quả định tính bằng các phản ứng hóa học cho thấy trong phần vỏ quả cây Bảy lá một hoa có chứa các nhóm hợp chất: saponin, flavonid, tanin, glycosid, coumarin, chất béo, caroten, sterol, đƣờng khử. Kết quả này là cơ sở cho việc chiết xuất và phân lập các hợp chất trong phần vỏ quả của cây Bảy lá một hoa.

3.5.2. Về chiết xuất

Dƣợc liệu đƣợc chiết xuất bằng phƣơng pháp chiết rắn lỏng, sử dụng dung môi ethanol 70%nhƣ đã trình bày ở trên. Phƣơng pháp này đƣợc lựa chọn vì đây là phƣơng pháp đơn giản, dễ thực hiện, dung môi ethanol dễ kiếm, rẻ tiền, ít độc, chiết đƣợc hầu hết các chất trong dƣợc liệu. Tuy nhiên dung môi này không chọn lọc nên dịch chiết ethanol chứa nhiều nhóm chất khác nhau. Vì vậy, để thuận lợi cho quá trình phân lập các hợp chất, dịch chiết ethanol từ dƣợc liệu tiếp tục đƣợc chiết lỏng lỏng thành các phân đoạn n – hexan, phân đoạn ethyl acetat, phân đoạn nƣớc.

3.5.3. Về phân lập, tinh chế và nhận dạng cấu trúc các hợp chất

Sau khi tiến hành sắc ký cột pha thƣờng và pha đảo thu đƣợc 3 hợp chất, đƣợc nhận dạng cấu trúc là: stigmasterol (1), quercetin (2), (+)-trans-ε-viniferin (3). Việc phân lập đƣợc stigmasterol, quercetin, (+)-trans-ε-viniferin phù hợp với kết quả phân tích hóa học sơ bộ bằng các phản ứng định tính trƣớc đó.

Dự tính hoạt tính sinh học 3 hợp chất đã phân lập đƣợc:

Stigmasterol là một phytosterol, có nguồn gốc chủ yếu từ dầu đậu nành, có đặc tính làm giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột, làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh và lypoprotein tỷ trọng thấp (LDL) ở ngƣời mà lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và triglycerid không bị ảnh hƣởng [46]. Stigmasterol có khả năng ức chế triiodothyronin huyết thanh (T3) và throxin (T4) tuyến giáp và tăng insulin làm hạ đƣờng huyết, giảm lipid peroxid trong gan và tăng hoạt tính của catalase, superoxid dismutase và glutathione (GSH) thấy tác dụng chống oxy hóa của stigmasterol [34].

Quercetin là một flavonol, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thƣ, chống loãng xƣơng, chống viêm, chống dị ứng, chống độc và là chất chống oxy hóa tự nhiên có nguồn gốc thực vật và thƣờng thấy trong thực phẩm và có khả năng hấp thụ các gốc tự do [13].

(+)-trans-ε-viniferin một dimer của resveratrol chủ yếu trong nho, có nhiều tác dụng có lợi, chống oxy hóa, chống viêm, phòng ngừa ung thƣ, tăng cƣờng trí nhớ và cải thiện nhận thức [23].

Mặc dù hợp chất chính đã đƣợc các nghiên cứu chỉ ra trong Bảy lá một hoa là các hợp chất saponin, tuy nhiên qua nghiên cứu này việc phân lập đƣợc 3 hợp chất stigmasterol, quercetin, (+)-trans-ε-viniferin góp phần khẳng định thêm những tác dụng dân gian đã đƣợc sử dụng từ lâu của Bảy lá một hoa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Lần đầu tiên phân lập và xác định cấu trúc 3 hợp chất là stigmasterol (1), quercetin (2), (+)-trans-ε-viniferin (3) từ vỏ quả cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara). Trong đó hợp chất 3 công bố lần đầu trong chi Paris.

2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa học và nghiên cứu các tác dụng sinh học vỏ quả cây Bảy lá một hoa trồng ở Lào Cai góp phần làm giàu thêm cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của nguồn gen quý này định hƣớng sử dụng trong tƣơng lai của cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Pham Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), Cây Thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật, 182 - 184.

2. Bộ môn dƣợc liệu (2004), Bài giảng dược liệu, Tập 1, trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

3. Bộ môn dƣợc liệu (2004), Bài giảng dược liệu, Tập 2, trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

4. Bộ môn dƣợc liệu (2006), Thực tập dược liệu - Phần Hóa học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, 19.

5. Bộ y tế (2007), Thực vật học, NXB Y học, 342, 402.

6. Võ Văn Chi (bộ mới), Từ điển cây thuốc Việt Nam Tập I, NXB y học, 134- 135.

7. Nguyễn Thị Đỏ (2007), Thực vật chí Việt Nam 8, NXB Khoa học và kỹ thuật, 311 - 321.

8. Nguyễn Duy Thuần (2006), Chiết xuất dược liệu - Nghiên cứu thuốc từ thảo dược (Giáo trình sau Đại học), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 199- 222.

9. Ngô Vân Thu và Trần Hùng (2011), Dược liệu học, Tập I, NXB Y học. 10. Châu Thị Nhã Trúc, Lâm Bích Thảo, Trần Lê Quan và Trần Công Luận

(2015), "Phân lập một số steroid từ loài bảy lá một hoa thu hái tại KonTum",

Tạp chí dược liệu. tập 20, số 2/2015, 82-86.

11. Viện Dƣợc liệu (2015), "Nghiên cứu phân loại một số loài thuộc chi Paris

(Họ Trilliaceae) ở Việt Nam sử dụng đặc điểm hình thái và chỉ thị PCR- RELP", Báo cáo tổng kết đề tài cơ sở, 41-43.

Tài liệu Tiếng Anh

13. Bentz, A. B. (2009), "A review of quercetin: Chemistry, antioxidant properties, and bioavailability", Journal of young investigators. 19(10). 14. Chen, C. X., Lian, H. B., Li, Y. C. and Zhou, J. (1990a), "Steroid saponins

of the seed from Paris polyphylla var. yunnanensis", Acta. Bot. Yunnan. 12, 452.

15. Chen, C. X., Zhang, Y. T. and Zhou, J. (1983a), "Studies on the saponin components of plants in Yunnan. VI. Steroid glycosides of Paris polyphylla

SM. var. yunnanenis (FR.) HM. (2)", Acta Bot. Yunnan. 5, 91-97.

16. Chen, C. X.and Zhou, J. (1987), "The steroidal saponins of Paris axialis (2)",

Acta Bot. Yunnan. 9, 239-245.

17. Chen, C. X., Zhou, J., Nagasawa, H. and Suzuki, A. (1995b), "Two minor steroidal saponins from the aerial parts of Paris polyphylla var.

yunnanensis", Acta Bot. Yunnan. 17, 215-220.

18. Chen, C. X., Zhou, J., Zhang, Y. T. and Zhao, Y. Y. (1990b), "Steroid saponins of aerial parts of Paris polyphylla var. yunnanesis", Acta. Bot. Yunnan. 12, 323-329.

19. Dutt, A. T., Chatterjee, N. R., Ghpsh, S. and Chopra, R. N. (1938), "Chemische Untersuchung der Wurzeln von Paris polyphylla", I. Teil. Arch. Pharm. 276, 343-345.

20. Flora of China (2000), " Paris Linnaeus", Sp. 24, 89-90.

21. Gao, L. L., Li, F. R., Jiao, P., Yang, M. F., Zhou, X. J., Si, Y. H., Jiang, W. J. and Zheng, T. T. (2011), "Paris chinensis dioscin induces G2/M cell cycle arrest and apoptosis in human gastric cancer SGC-7901 cells", World J Gastroenterol. 17(39), 4389-4395.

22. Gao, L.L., Li, F. R., Jiao, P., Yao, S. T., Sang, H. and Si, Y. H. (2011), "Apoptosis of human ovarian cancer cells induced by Paris chinensis dioscin via a Ca (2+)-mediated mitochondrion pathway", Asian Pac J Cancer Prev. 12(5), 1361.

23. Groundwater, P. W., Hamid, K., Ng, I., Tallapragada, V. J., Hibbs, D. E. and Hanrahan, J. (2015), "The Differential Effects of Resveratrol and trans-ε-

Expressed in Xenopus Laevis Oocytes", Journal of Pharmacy & Pharmaceutical Sciences. 18(4), 328-338.

24. Jiang, H., Zhao, P., Feng, J., Su, D. and Ma, S. (2014), "Effect of Paris saponin I on radiosensitivity in a gefitinib‑resistant lung adenocarcinoma cell line", Oncology letters. 7(6), 2059-2064.

25. Li, W. W., Ding, L. S., Li, B. G. and Chen, Y. Z. (1996), "Oligostilbenes from Vitis heyneana", Phytochemistry. 42(4), 1163-1165.

26. Liang Songyunand Soukuppp, V. G. (2000), "Paris Linnaeus", Flora of China 24, 88-95.

27. Liang Songyunand Victor G.Soukup (2013), Flora of China, 1753.

28. Manoheiran K. P., Beving T. K. H. and Yang D. N. (2003), Phytochemitry 66, 2304-2308.

29. Matsuda, H., Pongpiriyadacha, Y., Morikawa, T., Kishi, A., Kataoka, S. and Yoshikawa, M. (2003), "Protective effects of steroid saponins from Paris polyphylla var. yunnanensis on ethanol-or indomethacin-induced gastric mucosal lesions in rats: structural requirement for activity and mode of action", Bioorganic & medicinal chemistry letters. 13(6), 1101-1106.

30. Mimaki, Y., Kuroda, M., Obata, Y., Sashida, Y., Kitahara, M., Yasuda, A., Naoi, N., Xu, Z. W., Li, M. R. and Lao, A. N. (2000), "Steroidal saponins from the rhizomes of Paris polyphylla var. chinensis and their cytotoxic activity on HL-60 cells", Natural Product Letters. 14(5), 357-364.

Một phần của tài liệu Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cặn chiết ethyl acetat vỏ quả cây bảy lá một hoa (paris polyphylla var chinensis (franch ) h hara) trồng ở lào cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)