Một là, từ truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Có đƣợc thành quả cách mạng vĩ đại ấy, hàng triệu ngƣời đã hy sinh, hàng chục vạn ngƣời suốt đời mang trên mình thƣơng tật, bệnh tật. Cho nên, các thế hệ ngƣời Việt Nam cần phải biết ơn, phải đền đáp công lao những ngƣời đã đóng góp, cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc. Do đó cần phải nhận thức, ƣu đãi xã hội đối với thƣơng, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng là nghĩa vụ với lịch sử, đền ơn những ngƣời đã đem lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.
Quán triệt sâu sắc luận điểm này, trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc giải phóng dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc (1991-2010), Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách đúng đắn đối với TB,LS&NCCVCM và đã đem lại nhiều kết quả tích cực mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn cao cả; đã làm lành mạnh bầu không khí chính trị, tinh thần của xã hội và có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với công dân, nhất là thế hệ trẻ - lớp ngƣời sẽ kế tục truyền thống cách mạng quang vinh của lớp ngƣời đi trƣớc.
Tuy nhiên, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với TB,LS&NCCVCM không chỉ xuất phát từ tinh thần trách nhiệm của những ngƣời đang sống với lịch sử mà còn xuất phát từ truyền thống, đạo lý "Uống nƣớc nhớ nguồn" - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ðạo lý và truyền thống đó góp phần tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng đất nƣớc bền vững, trƣờng tồn. Ðền ơn đáp nghĩa những ngƣời có công với cách mạng, những ngƣời đã từng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do cho Tổ quốc là chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Xa hơn thế, nó còn mang tính văn hoá, xã hội và tinh thần. Điều 6, khoản 3- Nghị định 28/CP ngày 29-4- 1995 hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng quy định chế độ ƣu đãi đối với cán bộ lão thành cách mạng phải “đƣợc tổ chức sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp”. Đây chính là sự nêu cao tấm gƣơng sáng, khẳng định vai trò của ngƣời có công trong xã hội, để họ tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp cách mạng, giữ gìn và xây dựng đất nƣớc. Do vậy, bài học quan trọng nhất cần rút ra ở đây, là ở giai đoạn lịch sử nào, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM cũng phải xuất phát từ truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Xa rời bài học có tính nguyên tắc này, chủ trƣơng, chính sách sẽ không những mang lại những kết quả tốt đẹp cho ngƣời có công mà còn dẫn đến hệ quả xã hội khó lƣờng.
Ngoài việc lấy truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam làm cơ sở để ban hành các chủ trƣơng, chính sách, thì việc lấy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và thực tiễn để ban hành các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM là một nội dung quan trọng.
TB,LS&NCCVCM là những ngƣời luôn in đậm trong tâm trí và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về TB,LS&NCCVCM và
công tác quan trọng này thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm của Ngƣời và qua nhiều tác phẩm viết về Ngƣời. Với phƣơng pháp giáo dục đạo đức cách mạng khoa học, với tấm lòng chân thành, độ lƣợng, nhân từ đối với con ngƣời, với sự mẫu mực trong đời sống thƣờng nhật của bản thân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gƣơng sáng và hành vi, cách ứng xử, thể hiện tầm cao của một nhân cách lớn đối với TB,LS&NCCVCM.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao sự đóng góp của những ngƣời có công với cách mạng; kính trọng và tôn vinh những anh hùng liệt sĩ. Ngƣời phân tích, lý giải về đạo lý, về bổn phận, trách nhiệm của đất nƣớc, của nhân dân, của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác TB,LS&NCCVCM. Ngƣời coi trọng việc biểu dƣơng kịp thời những tấm gƣơng sáng, những việc làm tốt của thƣơng binh, bệnh binh, những tập thể, cá nhân làm tốt công tác thƣơng binh, liệt sĩ. Đó là bài học về phƣơng thức tiến hành công tác thi đua, khen thƣởng, là phƣơng pháp làm cách mạng mà Ngƣời là kiểu mẫu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu lộ sự tin tƣởng thƣơng binh, bệnh binh, khích lệ tinh thần lạc quan, cổ vũ ý chí chiến thắng bệnh tật, vƣợt khó vƣơn lên cống hiến sức lực còn lại cho Tổ quốc. Ngƣời vừa nghiêm khắc phê bình những khuyết điểm sai lầm, vừa khoan dung, nhân ái, tất cả vì tình yêu thƣơng con ngƣời. Chính điều đó đã cảm hoá đƣợc lòng ngƣời, làm tăng nghị lực sống cho thƣơng binh, bệnh binh và ngƣời vó công với cách mạng và thân nhân của họ.
Tình cảm thân thƣơng, niềm tin và sự quan tâm của Ngƣời là định hƣớng, là chỗ dựa về mặt tinh thần to lớn đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng. Đặc biệt, nó đã đƣợc cụ thể hoá trong chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM, trở thành nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam ở cả quá khứ, hiện tại và tƣơng lai.
Hai là, luôn bám sát thực tiễn; tiến hành sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp
Xuyên suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn coi trọng công tác TB,LS&NCCVCM, đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã, phƣờng
đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch hành động từng bƣớc đƣa công tác này vào hoạt động có nề nếp, giải quyết kịp thời những khó khăn trong cuộc sống đặt ra, tạo sự phát triển hài hòa cho xã hội.
Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, những yêu cầu, đòi hỏi của công tác TB,LS&NCCVCM cũng có nhiều thay đổi so với trƣớc. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn bám sát thực tiễn; tiếp tục sơ kết, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với ngƣời có công, trong đó xem xét hƣớng dẫn cụ thể hơn một số điểm trong các văn bản hƣớng dẫn về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận để giải quyết chính sách cho ngƣời có công hiện còn tồn đọng; bổ sung và hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn việc quy tập, tìm kiếm mộ liệt sĩ, thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ, xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; thƣờng xuyên xem xét điều chỉnh, bổ sung các chế độ trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi đối với ngƣời có công phù hợp với thực tế và tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Cùng với đó, phải tiến hành biểu dƣơng, khen thƣởng các tập thể, cá nhân làm tốt phong trào "đền ơn đáp nghĩa", thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công có nhiều cố gắng trong học tập, công tác, phát triển kinh tế và tham gia hoạt động xã hội, chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, từ đó xây dựng điển hình, mô hình tiêu biểu trong thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công.
Sau khi Tổ quốc thống nhất, Hội nghị biểu dƣơng thƣơng binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14 đến 17-12-1977. Từ đó đến nay, hàng năm, Bộ LĐ,TB&XH thƣờng xuyên phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức các Hội nghị biểu dƣơng nhằm nhân rộng điển hình tiên tiến tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Từ năm 1991 đến 2010, có các Hội nghị tiêu biểu nhƣ: Hội nghị đại biểu thƣơng binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc lần thứ hai từ ngày 27 đến 29.7.1992 tại Hà Nội; Hội nghị đại biểu thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công tiêu biểu toàn quốc lần thứ 3 từ ngày 14 đến 15.7.1999 tại thành phố Hồ Chí Minh,v.v...
Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị thƣơng binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc, từ năm 1998 đến 2010, Bộ LĐ,TB&XH đã phối hợp với Báo Nhân Dân tổ
chức các hội nghị biểu dƣơng thƣơng binh, gia đình liệt sĩ làm kinh tế giỏi; Hội nghị đại biểu con thƣơng binh, con liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc nhằm biểu dƣơng những tấm gƣơng tiêu biểu, nuôi dƣỡng và nhân rộng những điển hình hay, những kinh nghiệm tốt trên từng lĩnh vực mà thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công đã nỗ lực phấn đấu giành đƣợc.
Đặc biệt, hội nghị đại biểu xã, phƣờng làm tốt công tác thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng ở các vùng trong cả nƣớc đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của xã, phƣờng đối với kết quả công tác thƣơng binh, liệt sĩ đã trở thành động lực, góp phần ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống ngƣời có công với mục tiêu đảm bảo cho các gia đình chính sách có mức sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cƣ trú.
Việc tổng kết các phong trào, biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” là nguồn cổ vũ động viên lớn lao cho hàng vạn thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, điều quan trọng, nó thể hiện một chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nƣớc. Qua đó cho thấy, chỉ có bám sát thực tiễn, tiến hành sơ kết, tổng kết để đúc rút những kinh nghiệm từ đó đề ra những chủ trƣơng, chính sách mới phù hợp mới đƣa công tác TB,LS&NCCVCM ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Ba là, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; thường xuyên kiểm tra giám sát các cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhanh chóng, giảm phiền hà cho đối tƣợng chính sách nhƣng vẫn bảo đảm chính xác, đầy đủ và minh bạch về chế độ thụ hƣởng của ngƣời có công là một trong những nhân tố then chốt góp phần thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM.
Ý thức ƣu đãi ngƣời có công là một hệ thống chính sách quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn, những năm qua, Bộ LĐ,TB&XH cơ quan đƣợc Đảng, Nhà nƣớc giao trọng trách nghiên cứu chính sách và quản lý đã bám sát thực tiễn, đổi mới tƣ duy trong tổng kết và nghiên cứu khoa học, tham mƣu giúp Chính phủ cải
cách sửa đổi chính sách trong lĩnh vực TB,LS&NCCVCM theo hƣớng tiếp cận với những tiêu chí mới về nội dung, cải cách triệt để những thủ tục gây phiền hà cho đối tƣợng, gây tiêu cực trong quản lý. Theo đó, Bộ LĐ,TB&XH phân cấp triệt để đến địa phƣơng công tác xác nhận ngƣời có công, công tác giới thiệu giám định bổ sung thƣơng tật; công tác cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công. Quy định rõ mức trợ cấp ứng với từng đối tƣợng trong các văn bản hƣớng dẫn nhằm tránh nhầm lẫn và tiêu cực trong việc chi trả chế độ cho đối tƣợng.
Bộ cũng tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong quá trình xem xét, xác nhận ngƣời có công theo hƣớng phân cấp, quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm trong từng khâu, nhằm bảo đảm việc thực hiện chính xác chế độ ƣu đãi, xử lý nghiêm những vi phạm và khắc phục những sai xót tồn tại. Đồng thời nghiên cứu tiến tới cấp giấy chứng nhận hƣởng chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công và thân nhân của họ đƣợc thuận tiện, đơn giản. Từng bƣớc tiền tệ hóa trong việc cung cấp trang thiết bị trợ giúp, chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với ngƣời có công để ngƣời có công đƣợc tự lựa chọn các dịch vụ phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
Thành tựu của việc cải cách hành chính đã giúp các đối tƣợng chính sách đƣợc giải quyết một cách nhanh chóng và thuận lợi, qua đó giảm dần những tiêu cực, nhũng nhiễu phiền hà trong quá trình giải quyết chế độ cho thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng, góp phần tạo sự ổn định xã hội. Kết quả cải cách hành chính trong lĩnh vực ngƣời có công giai đoạn 1991- 2010 là một bài học quan trọng cần tiếp tục phát huy trong những giai đoạn tiếp theo.
Đi đôi với quá trình cải cách thủ tục hành chính cần phải tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với TB,LS&NCCVCM. Đây là một bài học quan trọng, bởi vì do không kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nên ở một số địa phƣơng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, chế độ với ngƣời có công với cách mạng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, còn để xảy ra sai sót, tiêu cực, gây ảnh hƣởng xấu trong xã hội.
Có thể khẳng định, thành công của công tác TB,LS&NCCVCM gắn liền với sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự chỉ đạo của chính quyền, sự tham gia của các tổ chức xã
hội. Vì công tác TB,LS&NCCVCM là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp uỷ và chính quyền các cấp. Tại đây, cấp uỷ và chính quyền thay mặt cho Đảng, Nhà nƣớc trực tiếp chăm sóc các gia đình chính sách, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nƣớc, của cộng đồng, của thế hệ hôm nay với thế hệ cha anh đã có nhiều hy sinh cống hiến.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền cơ sở đƣợc thể hiện bằng những biện pháp cụ thể nhằm khai thác mọi tiềm năng của cộng đồng vào việc chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo này đƣợc chủ thể hoá bằng những chỉ thị, nghị quyết (chung hoặc chuyên đề) về công tác thƣơng binh liệt sĩ, ở việc bố trí những cán bộ có đủ phẩm chất, khả năng làm công tác thƣơng binh liệt sĩ và ở việc thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ cũng nhƣ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc về TB,LS&NCCVCM.
Bài học quan trọng và xuyên suốt là, ở nơi nào có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp cấp ủy, chính quyền; sự tham gia phối hợp tốt của các ban ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; sự hƣởng ứng tích cực của nhân dân, thì nơi đó luôn phát huy cao sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động đƣợc mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa” và giải quyết dứt điểm những tồn đọng trong công tác này.
Trên thực tế, thời gian qua vấn đề này chúng ta thực hiện khá tốt, nhƣng do đối tƣợng hƣởng chính sách rộng, các cơ quan thực thi pháp luật có lúc, có nơi chƣa nắm bắt và vận dụng đúng tƣ tƣởng chỉ đạo của trên, ở một số địa phƣơng vẫn còn để xảy ra tình trạng tham ô, tham nhũng, gây phiền cho các đối tƣợng chính sách trong quá trình thụ hƣởng các chế độ ƣu đãi do Đảng và Nhà nƣớc ban hành. Bởi